Vi Tiểu Bảo ở kỹ viện từ thũa nhỏ bị người ta khinh khi kêu bằng “quân chó đẻ”, “phường khốn kiếp” và ai cũng thóa mạ không ngớt miệng. Từ khi gã được nhà vua quyến cố thì bất luận là ai ở trong hoàng cung cũng ra chiều kính cẩn đối với gã. Gã là một đứa nhỏ 14,15 tuổi có bao giờ được người ta tôn kính như vậy? Bây giờ gã thấy Sách Ngạch Ðồ vào phủ Ngao Bái, bốn mặt tám phương đều kính nể lão, văn võ quan viên đối với lão cực kỳ khép nép. Thế mà lão đối với gã lịch sự vô cùng, gã không khỏi khoan khoái trong lòng và sinh ra mối hão cảm đối với lão. Gã liền hỏi:
-Sách Ðại nhân có điều chi cứ dạy bảo? Xin cứ nói rõ cho tại hạ nghe. Sách Ngạch Ðồ cười đáp:
-Dạy bảo thì không dám. Có điều lão phu nhiều tuổi hơn chút chợt nghĩ ra một điều…Quế công công! Hai pho kinh này chính đức Hoàng thái hậu và Hoàng thượng đã phán bảo phải lấy đưa về nội cung. Ðồng thời Ngao Bái lại dấu ở trong kho báu vật thì chắc không phải chuyện tầm thường. Chúng ta đều không hiễu nên muốn mở coi, cả lão phu cũng vậy, nhưng e rằng trong sách có ghi chép những văn tư quan hệ. Hoàng thái hậu không ưa bọn ta là kẽ vi thần mà lại dòm dỏ vào. Vụ này…vụ này… Vi Tiểu Bảo là người thông minh lanh lợi. Gã thấy Sách Ngạch Ðồ nhắc tới chuyện quan hệ của nó không phải tầm thường lền tĩnh ngộ ngay. Gã giật mình kinh hãi vội đút sách vào túi đặt lên bàn đáp:
-Phải lắm! Phải lắm! Sách Ðại nhân! Tại hạ không hiễu đạo lý xuýt nữa tự gây vạ lớn. Xin đa tạ đại nhân có lòng chỉ giáo. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Quế công công dạy quá lời. Hoàng thượng sai anh em ta làm việc với nhau thì việc của công công cũng là việc của lão phu. Sao còn có chuyện riêng tây? Nếu Quế công công không coi lão phu như người nhà hoặc ngược lại thì lão phu đã chẳng dám nói thật tình như vậy. Vi Tiểu Bảo nói:
-Ðại nhân là một vị quan lớn tại triều. Còn tại hạ…bất quá là…một tên tiểu thái giám thì nào tại hạ dám coi Sách đại nhân như người nhà? Sách Ngạch Ðồ giơ tay vẫy bọn quan quân rồi hô to:
-Các ngươi hãy ra cả ngoài kia để chờ bọn ta. Nếu ta không gọi thì đừng vào. Các quan viên khom lưng nói:
-Dạ dạ! Xin tuân lịnh lão gia. Rồi rút lui ra ngoài. Sách Ngạch Ðồ nắm tay Vi Tiểu Bảo nói:
-Quế công công! Công công đừng nói thế. Nếu Quế công công mà hợp ý cùng Sách mỗ thì chúng ta kết làm anh em được chăng? Vi Tiểu Bảo giật mình, ấp úng hỏi lại:
-Tại…hạ,,,kết bái…với Sách đại gia?….Tại hạ đâu có xứng đáng? Sách Ngạch Ðồ đáp:
-Quế huynh đệ! Nếu huynh đệ còn nói vậy là tổn thọ cho Sách mỗ lắm đấy. Không hiễu tại sao Sách mỗ vừa thấy Quế huynh đệ là sinh lòng yêu mến ngay. Anh em mình vào phật đường làm lễ kết bái huynh đệ. Từ nay trở đi bất cứ việc gì cũng lấy tình thân như anh em một nhà mà đối đãi với nhau. Có điều đừng để cho Hoàng thượng biết và cũng dừng lộ chuyện với ai thì chẳng sợ chi hết. Lão nắm chặc tay Vi Tiểu Bảo ra vẽ rất ân cần và nói bằng một giọng nói rất thành thật. Nguyên Sách Ngạch Ðồ thấy Ngao Bái bị hạ rồi, tất hoàng thượng sẽ trọng dụng mấy người thân tín làm đại thần để giao phó công việc. Ðây là lần đầu vua Khang Hy ra chiều thân thiện với lão. Lão đoán chừng nay mai sẽ được thăng lên chức quan cao. Nhưng làm quan tại triều muốn được nhà vua sũng ái thì phải hiễu rõ tâm tính của ngài. Lão nhận thấy mấy câu binh vực vào tai nhà vua sẽ được lợi vô cùng. Mà cũng không cần gã phải nói tốt cho mình, chỉ cốt sao gã tiết lộ những thị hiếu của nhà vua cùng những điều ngài không ưa cho lão biết là lão sẽ lựa chiều làm vừa dạ được ngay. Sách Ngạch Ðồ sinh trưởng trong nhà quan lớn, phụ thân lão là Sách Ni đã làm người đứng đầu trong bốn vị Cố mệnh đại thần nên biết rõ cách thăm dò ý tứ nhà vua. Ðó là yếu quyết duy nhất để làm quan to. Hiện giờ lão gặp cơ hội hiếm có cho lão. Lão chỉ cần lung lạc được tên tiểu thái giám này là ngày sau bước hiển đạt không biết đến đâu mà nói. Cả đến việc bới tường phong hầu cũng không khó khăn gì. Sách Ngạch Ðồ chợt động tâm linh liền đề nghị kết nghĩa chi lan với Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo tuy là người minh mẫn, nhưng chưa hiễu chút gì trong bước đường quan lại và việc triều chính. Gã cho là ông quan lớn này thực tình yêu mến gã thì trong lòng ngấm ngầm đắc ý. Gã ngập ngừng đáp:
-Cái đó…cái đó thật tình tại hạ không nghĩ tới. Sách Ngạch Ðồ kéo tay gã thân mật nói:
-Ði đi! Chúng ta vào trước phật đường. Người Mãn Châu rất sùng tín đạo Phật nên trong các phủ văn võ đại thần đều có thiết lập bàn thờ Phật. Hai người đến trước phật đường, Sách Ngạch Ðồ thắp hương rồi kéo Vi Tiểu Bảo quì xuống trước bàn thờ Phật, lão lạy mấy lạy rồi khấn:
-Ðệ tử là Sách Ngạch Ðồ, bửa nay cùng…cùng… Lão quay lại hỏi:
-Quế huynh đệ! Danh hiệu của Quế huynh đệ là gì? Ðến bây giờ Sách mỗ vẫn chưa hay, mà cũng không thĩnh giáo, mới thật là hồ đồ. Vi Tiểu Bảo ấp úng đáp:
-Tại hạ…tại hạ…là Quế Tiểu Bảo. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Tên hay quá, Quế huynh đệ đúng là vật báu trong loài người. Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
-Ngày mình còn ở Dương Châu mọi người đều kêu bằng “Thằng chó đẻ Vi Tiểu Bảo kia” thì hai chữ Tiểu Bảo có tốt đẹp gì đâu? Lại nghe Sách Ngạch Ðồ nói tiếp:
-Ðệ tử là Sách Ngạch Ðồ bửa nay cùng Quế Tiểu Bảo kết nghĩa đệ huynh. Từ đây hai người cùng hưởng phước lành cùng chia hoạn nạn. Tuy không sinh cùng năm, cùng tháng, cùng ngày, nhưng thề chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Nếu ai quên điều nghĩa khí thì trời tru đất diệt, vỉnh viển không có ngày ngóc đầu lên được. Lão thề rồi lại dập đầu lạy mấy lạy. Ðoạn quay sang bảo Vi Tiểu Bảo:
-Quế huynh đệ! Huynh đệ cũng tuyên thệ đi! Vi Tiểu Bảo nghĩ bụng:
-Tuổi lão lớn hơn mình nhiều, nếu chết cùng ngày với lão thì mình thua thiệt to. Nhưng sau hắn lại tự nhủ:
-Mình có phải là Quế Tiểu Bảo cóc đâu mà ngại, cứ thề trăng thề cuội thì có chết ai? Gã nghĩ vậy liền dập đầu trước tượng Phật hô lớn:
-Ðệ tử là Quế Tiểu Bảo, trước nay vốn làm tiểu thái giám trong hoàng cung. Ai nấy kêu bằng Tiểu Quế Tử. Nay đệ tử cùng Sách Ngạch Ðồ đại nhân, Sách lão ca kết thành huynh đệ, cùng hưởng phúc lành cùng chi chia hoạn nạn. Tuy không sanh cùng năm cùng tháng cùng ngày, nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Nếu Tiếu Quế Tử không nghĩ đến nghĩa anh em thì sẽ bị trời tru đất diệt. Tiểu Quế Tử vỉnh viển không còn ngày nào ngóc đầu lên được. Vi Tiểu Bảo trút bao nhiêu tai họa lên đầu Tiểu Quế Tử. Miệng gã nói liếng thoắng khiến Sách Ngạch Ðồ không biết đâu mà nghe cho hết và không thể hiễu chổ dụng ý của Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo nghĩ bụng:
-Vừa rồi ta không thề chết cùng năm cùng tháng cùng ngày mà chỉ khấn chết cùng ngày cùng tháng thì chẳng lo gì. Tỹ như gã chết mồng 3 tháng 3 thì mình có về chầu trời cùng ngày mồng 3 tháng 3 như hàng mấy chục năm hay trăm năm sau thì cũng chẳng tua thiệt gì. Sách Ngạch Ðồ nghe Vi Tiểu Bảo tuyên thệ xong, hai người quay vào nhau lạy tám lạy rồi đứng lên cười ha hả. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Huynh đệ! Chúng ta đã làm lễ kết nghĩa đệ huynh thì tình thân mật còn thắm thiết gấp mười anh em ruột, từ nay hiền đệ muốn ca ca giúp đở việc gì thì cứ nói ra, đừng có ngại chi hết. Vi Tiểu Bảo cười đáp:
-Cái đó Sách đại ca bất tất phải nhắc tiểu đệ. Từ ngày lọt lòng mẹ, tiểu đệ đã không hiểu hai chữ e ngại là gì. Sách Ngạch Ðồ cười khanh khách nói:
-Và anh em ta kết nghĩa chi lan bửa nay, hiền đệ không nên tiết lộ với người ngoài để họ khỏi phòng ngừa chúng ta. Vả lại theo qui cũ qui định thì chúng ta làm ngoại thần không thể thân thiết với hiền đệ trong nội quan được. Ðây là mối tình phát ra tự đáy lòng xui khiến chúng ta kết nghĩa chi lan. Vi Tiểu Bảo nói:
-Phải rồi! Phải rồi! Ðây là phát ra tự đáy lòng. Sách Ngạch Ðồ lại cười nói:
-Khi ở trước mặt người ngoài, tiểu huynh vẫn kêu hiền đệ bằng Quế công công và hiền đệ vẫn kêu tiểu huynh bằng Sách đại nhân. Mai mốt hiền đệ đến nhà ca ca, ca ca sẽ mời hiền đệ xơi rượu coi hát, để anh em vui chơi một bửa. Vi Tiểu Bảo cả mừng, rượu thì gã không uống được mấy, nhưng coi hát thì gã ưa lắm, ưa hơn cả những thứ khác. Bất giác gã vỗ tay reo:
-Hay lắm! Hay lắm! Cái gì chứ coi hát thì tiểu đệ chịu lắm. Ðại ca định hôm nào cho coi hát? Sách Ngạch Ðồ đáp;
-Hiền đệ đã ưa môn đó thì thường tới nhà ca ca. chỉ cần hiền đệ được rãnh bửa nào cho ca ca biết là ca ca chuẩn bị ngay. Vi Tiểu Bảo hỏi:
-Vậy ngày mai được không? Sách Ngạch Ðồ đáp:
-Tuyệt diệu! Ngày mai vào khoảng giờ dậu tiểu huynh chờ hiền đệ ở cửa cung? Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Tiểu đệ ra khỏi cung có sao không? Sách Ngạch Ðồ đáp:
-Dĩ nhiên không sao cả. Ban ngày hiền đệ chầu hầu hoàng thượng nhưng đến tối thì còn ai dám hỏi gì tới hiền đệ nữa? Nhất là hiền đệ đã thăng lên thủ lãnh thái giám, là một nhân vật rất được hoàng thượng chú ý thì còn ai mà dại gì gây chuyện với hiền đệ? Vi Tiểu Bảo hớn hở tươi cười. Gã đã định ngày mai chuồn khỏi hoàng cung không bao giờ trở lại. Nhưng gã nghe Sách Ngạch Ðồ nói địa vị gã không phải tầm thường, có thể tự do xuất nhập cung, thì gã không vội tính nước bỏ đi nữa, liền cười nói:
-Hay lắm! Vậy chúng ta cứ thế. Từ nay anh em chúng ta cùng hưởng hạnh phúc cùng chia hoạn nạn. Sách Ngạch Ðồ dắt tay Tiểu Bảo nói:
-Bây giờ chúng ta lại vào phòng Ngao Bái, Sách Ngạch Ðồ coi kỹ lại những đồ vật mới lấy ở dưới hầm lên rồi hỏi:
-Hiền đệ! Hiền đệ! Thích thứ gì? Vi Tiểu Bảo đáp:
-Tiểu đệ chả hiễu thứ gì quí trọng hết. Xin Sách đại ca lựa dùm. Sách Ngạch Ðồ nói:
-Ðược rồi! Ðoạn lão lấy hai xâu châu báu, một đai ngọc phỉ thúy nói;
-Hai thứ châu báu này đáng tiền lắm đây, Hiền đệ lấy đi! Vi Tiểu Bảo đáp:
-Ðược lắm! Rồi gã đút xâu minh châu và đai ngọc phỉ thúy vào bọc. Tiện tay gã cầm lấy thanh trủy thủ. Gã thấy lưởi trủy thủ này rất trầm trọng. Cả lưởi lẫn chuôi dài một thước năm tất, xỏ vào trong một cái túi da cá, về phân lạng và kiểu cách không khác gì một thanh trường đao hay trường kiếm thông thưòng. Vi Tiểu Bảo cầm chuôi kiếm rút ra khỏi vỏ thì một luồng hàn khí xông lên làm cho lổ mũi cay, khiến gã phải hắt hơi. gã coi lại thấy lưởi trủy thủ này đen như mực không có ánh sáng chi hết thì nghĩ bụng:
-Ngao Bái đã coi lưởi trủy thủ này là báu vật, dấu vào kho tàng bảo thì hẳn là một thanh bảo đao, ngờ đâu nó cũ kỹ khó coi thế này, chẳng khác gì một thanh gươm gỗ. Gã lấy làm thất vọng liền bỏ xuống một bên. Bỗng nghe đánh “sột” một tiếng. Lưởi trủy thủ đã cắm ngập vào trong sàn gỗ ngập tận chuôi. Vi Tiểu Bảo cùng Sách Ngạch Ðồ đều la lên một tiếng “ái chà” ra chiều kinh ngạc. Ðây là Vi Tiểu Bảo tiện tay liệng xuống chứ không vận kình lực chút nào mà và cầm chuôi dao liệng ra chứ không đâm bằng mủi đao xuống. không ngờ đàng mũi nặng hơn đàng chuôi, nên rớt xuống trước đâm ngập vào sàn gỗ. Như vậy thì nó phải sắc bén đến trình độ không thể tưởng tượng được, có thể nói lưởi trủy thủ này chặt sắc như chặc bùn. Vi Tiểu Bảo cúi xuống lượm thanh trủy thủ lên nói:
-Thanh đoản đao này có chổ kỳ lạ! Sách Ngạch Ðồ thấy Vi Tiểu Bảo biết nhiều hiễu rộng liền đáp;
-Xem chừng đây là một thanh bảo kiếm. Chúng ta hãy thử coi. Lão nói rồi rút trên tường một thanh mã đao. Thanh mã đao vừa kéo ra khỏi võ đã thấy bạch quang sáng lóe mắt. Ðúng là một thứ binh khí rất sắc bén. Lão cầm ngang thanh đao nói:
-Hiền đệ! Hiền đệ hãy cầm thanh đoản kiếm kia mà chém xuống thanh mã đao này. Vi Tiểu Bảo liền dơ lưởi trủy thủ lên chém xuống mã đao đánh bực một tiếng. Thanh mã đao lập tức gãy thành hai đoạn. Cả hai người cùng reo lên:
-Hay quá! Lưởi trủy thủ này là một thanh kiếm báu hiếm có không còn nghi ngờ gì nữa. Lạ ở chổ nó chém gãy thanh mã đao nghe như chém gỗ mục, chứ không phải là tiếng kim thiết đụng nhau. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Kính mừng hiền đệ! Hiền đệ được thanh bảo kiếm này ở trong nhà Ngao Bái. Nó có thể là bảo vật đứng đầu. Vi Tiểu Bảo vui mừng khôn xiết đáp:
-Sách đại ca! Nếu đại ca muốn lấy, tiểu đệ xin nhường lại. Sách Ngạch Ðồ xua tay nói:
-Tiểu huynh xuất thân làm võ quan, từ nay chỉ muốn làm quan văn không thích làm quan võ nữa. Thanh bảo kiếm đó để hiền đệ lấy mà chơi hay hơn. Vi Tiểu Bảo xỏ thanh trủy thủ vào bao kiếm buộc lên đai áo. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Quế hiền đệ! Thanh kiếm này ngắn, hiền đệ bỏ vào ống giày hay hơn. Ðồng thời để người ta khỏi dòm thấy lúc vào cung. Nên biết theo luật lệ Thanh cung ai không phải là nhất đẳng thị vệ thì khi vào cung không được đeo võ khí. Vi Tiểu Bảo đáp:
-Phải rồi! Ðoạn gã xỏ thanh trủy thủ vào ống giày. Gã lấy được thanh bảo kiếm này rồi không để ý đến báu vật nào khác nữa. Sau một lúc gã không nhịn được lại rút lưởi trủy thủ ra và lấy một cây thiết mâu trên tường xuống.
“Chát” một tiếng! Gã đã chặt thanh thiết mâu đứt làm hai đoạn. Vi tiểu bảo vẫn còn tánh trẻ nít, gã đã lấy được bảo kiếm rồi, nhìn thấy mọi vật trong nhà Ngao Bái tiện tay chém lia chém lịa. Gã lại dùng mũi trủy thủ vẽ hình một con rùa đen lên trên mặt bàn. Gã vừa vẽ xong đập đánh “chát” một tiếng. Hình con rùa rớt xuống. Chính giữa mặt bàn lộ ra chổ thủng hình con rùa. Sách Ngạch Ðồ chăm chú đi điều tra và kiểm điểm mọi vật khác trong kho tàng bảo của Ngao Bái. Lão thấy trong đống châu báu có bộ y phục lấp loáng ánh ngân quang liền cầm lên thì thấy nhẹ hổng. Tấm áo này mềm nhủn không phải chế bằng tơ hay bằng lông và chẳng hiểu làm bằng chất gì. Lão có ý vành cạnh Vi Tiểu Bảo liền nói:
-Hiền đệ! Bộ áo này mặc nhẹ mà rất ấm. Hiền đệ bỏ áo ngoài ra mặc vào trong đi! Vi Tiểu Bảo hỏi:
-Phải chăng đay cũng là một thứ bảo bối? Sách Ngạch Ðồ nói:
-Áo này mềm nhủn, rộng một tí có ăn thua gì? Vi Tiểu Bảo đón lấy áo thấy nó nhẹ và mềm lại nhớ đến năm trước gã xin mẫu thân may cho một tấm áo bông, nhưng mẫu thân gã xoay sở mấy ngày không được tiền rồi không may nữa. Bây giờ gã thấy tấm áo này hay hơn áo bông nhiều, định bụng:
-Hay lắm! Ta mặc áo này về Dương Châu để cho má má coi. Gã liền bỏ áo ngoài mặc tấm áo nhẹ vào trong rồi mới mặc áo ngoài phủ lên. Kể ra tấm áo này kích thước hơi rộng may ở chổ nó vừa mỏng vừa mềm mại, muốn xắn tay lên cũng không gặp điều chi trở ngại. Sách Ngạch Ðồ điều tra xong kho tàng bảo của Ngao Bái, liền kêu thủ hạ vào để xem gia tài của Ngao Bái. Mới coi thanh đơn bất giác lão lắc đầu le lưởi nói:
-Thằng cha Ngao Bái thật khéo vơ vét, tài sản của hắn nhiều quá gấp đôi sự tiên liệu của ta. Lão lại xua tay cho bọn thuộc hạ lui ra rồi nhìn Vi tiểu bảo nói:
-Này hiền đệ! Ngươì Hán chúng ta thường nói “Nghìn dặm làm quan chỉ vì tiền”. Phen này nhờ ơn Chúa bao la phái anh em chúng ta đến đây là có ý để chúng ta được dịp phát tài. Bản thanh đơn này ta sửa lại. Trên hai trăm vạn lượng bạc, hiền đệ tưởng bảo bao nhiêu cho phải? Vi Tiểu Bảo đáp;
-Tiểu đệ không hiễu. Nhất thiết do đại ca chủ trương. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Trong thanh đơn kê tất cả hai trăm ba mươi lăm vạn, ba ngàn bốn trăm mười tám lạng. Bao nhiêu số dưới chúng ta để nguyên như cũ. Chỉ có chữ nhị ở đầu xóa đi một nét và còn lại một trăm ba mươi lăm vạn, ba ngàn bốn trăm mười tám lạng. Một nét xóa đi đó anh em ta chia đôi được chăng? Vi Tiểu Bảo kinh hãi ấp úng đáp:
-Cái đó…đại ca… Sách Ngạch Ðồ cười hỏi:
-Phải chăng hiền đệ chê ít? Vi Tiểu Bảo đáp:
-Không phải!…Tiểu đệ không hiễu gì đâu. Sách Ngạch Ðồ nói: Tiểu huynh bảo một trăm vạn lạng bạc đó anh em mình chia đôi, mỗi người năm chục vạn lượng bạc. Nếu hiền đệ chê ít thì chúng ta thương nghị lại. Vi Tiểu Bảo biến sắc. Khi gã còn ở kỹ viện tại thành Dương Châu thì trong tay chỉ có được năm sáu lạng đã là đại phát tài. Khi ở hoàng cung cùng người đánh bạc đã tiến bộ rất nhiều nhưng cũng chỉ đến vài trăm lạng bạc là cùng. Nay gã đột nhiên nghe thấy được chia phần năm chục vạn lạng bạc thì cơ hồ không tin ở tai mình. Sách Ngạch Ðồ không ngớt lấy châu ngọc nhét vào tay gã và cũng là để bịt miệng gã, cốt sao ở trước mặt hoàng đế gã đừng nói rõ bộ mặt thật về tài sản nhà Ngao Bái là đũ. Nên biết hoàng thượng rất tín nhiệm Vi Tiểu Bảo. Gã mà lộ ra một chút thì chẳng những bao nhiêu tiền của lão nuốt không trôi phải nhả ra hết, mà còn nguy hại đến bước tiền trình, mắc vào vòng tội lổi. Sách Ngạch Ðồ thấy Vi Tiểu Bảo vẽ mặt ra chiều khác lạ, vội nói:
-Hiền đệ định làm thế nào, tiểu huynh cũng nghe theo như vậy. Vi Tiểu Bảo thở phào một cái đáp:
-Tiểu đệ đã nói nhất thiết mọi việc đều do đại ca chủ trương, tiểu đệ chỉ biết tuân theo. Có điều đại ca chia cho năm chục vạn lạng bạc thì tiểu đệ thấy…nhiều quá! Sách Ngạch Ðồ khác nào trút bỏ gánh nặng, lão cười khanh khách nói:
-Không nhiều. Không nhiều đâu. Có gì mà nhiều. Bây giờ tiểu huynh dề nghị chia cho bọn thuộc hạ mỗi tên một ít cho chúng cũng được hưởng mới vui vẻ cả làng. Tiểu huynh lấy năm vạn lạng bạc trong phần của tiểu huynh cho bọn chúng chia nhau. Còn huynh đệ cũng lấy ra năm vạn lạng bạc chia cho cung phi thái giám. Họ được chấm mút mỗi người được một ít là không nói chuyện lôi thôi gì nữa. Vi Tiểu Bảo buồn rầu đáp:
-Thế thì hay thật nhưng tiểu đệ không biết phân chia như thế nào? Sách Ngạch Ðồ lại nói:
-Những chuyện đó để tiểu huynh làm hết cho xong. Có thế thì hiền đệ đi đâu chúng cũng kính sợ không dám đắc tội. Chúng bảo nhau Quế công công tuy còn nhỏ tuổi nhưng xử sự đáng mặt bạn hữu. Cứ có tiền là xong hết. Phần của hiền đệ đem về mà xài. Từ nay anh em mình sẽ thuận bườm xuôi gió, còn có phần nương tựa vào những người chung quanh mình. Vi Tiểu Bảo nói:
-Dạ dạ! Ðúng thế! Sách Ngạch Ðồ lại nói:
-Số tiền năm mươi vạn lạng bạc này, nhà Ngao Bái cũng không có bằng tiền mặt. Vậy chúng ta phải bán một phần sản nghiệp của hắn để làm cho gọn và khiến cho người ngoài không nắm được dấu vết gì nữa. Hiền đệ ở trong cung thì những vàng thoi bạc nén cũng không có chổ cất phải không? Vi Tiểu Bảo đột nhiên vớ được một món hoành tài kết xù năm chục vạn lạng khiến đầu óc gã hoang mang không biết làm thế nào. Bất luận Sách Ngạch Ðồ bảo sao gã cũng vâng vâng dạ dạ. Sách Ngạch Ðồ cười nói:
-Mấy hôm nữa, tiểu huynh kêu mấy tiệm kim hoàn đánh vàng thoi bạc nén, cứ một trăm lạng hay năm chục lạng là một thoi. hiền đệ để ở bên mình, khi nào cần xài sẽ đem đến tiệm kim hoàn đổi thành tiền bạc. Như thế vừa tiện vừa ổn. Trừ phi có người đến sờ túi đệ, còn thì chẳng ai biết được là hiền đệ nhỏ tuổi như vậy mà đã thành một tay đại hào phú ở Bắc Kinh chúng ta rồi. Ha ha! Dứt lời lão nổi lên tràng cười ha hả. Vi Tiểu Bảo cũng cười theo, nhưng trong bụng gã vẫn còn có chút nghi ngờ, tự hỏi:
-Ta có bốn mươi lăm vạn lạng bạc ư? Phải chăng đây là chuyện thật hay là ta đang ngủ mơ? Rồi gã lại nghĩ tiếp:
-Với món tiền lớn lao bốn mươi lăm vạn bạc ta sẽ tiêu xài bằng cách nào? Dù ăn nhiều uống lắm cũng không hết được bấy nhiêu vàng. Mẹ kiếp! Hàng ngày ta có ăn gan thiên lôi thì suốt đời cũng chẳng hết bốn mươi lạng bạc. Con mẹ nó! Phen này lão gia về Dương Châu mở mươi nhà kỹ viện sang trọng gấp mười lệ Xuân viện cũng được.