Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lộc Đỉnh Ký

Chương 83 – Ủy Tôn giả chiếm đoạt chương kinh

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Ðầu đà nhả kình lực rất nhẹ vì hắn sợ Vi Tiểu Bảo chịu không nổi. Tay hắn vừa chạm vào vai gã thì thấy gã tiện đà phóng chưởng đánh ra. Kình lực của Vi Tiểu Bảo tuy yếu ớt nhưng hắn đã sử dụng chiêu “Phong hành thảo yến”. Lúc gã nghiêng vai xoay mình tay trái che mặt, tay phải ra chiêu. Công thủ cực kỳ nghiêm cẩn. Ðầu đà thấy vậy cả kinh thò tay phải ra nắm lấy trước ngực Vi Tiểu Bảo. Phản ứng tự nhiên khiến hắn phóng tay phải đâm ra thành chiêu ” Linh xà xuất động” không sai chút nào. Kịch một tiếng? Tay Vi tiểu Bảo phóng trúng cổ Ðầu đà nhưng chẳng khác gì đâm vào thanh sắt. Gã rú lên một tiếng “ôi chao? Song Nhi thấy Vi Tiểu Bảo động thủm thị cũng vung múa hai tay tấn công Ðầu đà Ðầu đà nhả kình lực ở lòng bàn tay ra phong toả huyệt đạo ở trước ngực Vi Tiểu Bảo. Hắn không dám coi thường Song Nhi, liền quay lại chiến đấu. Song Nhi chợt vọt lên cao chợt hụp xuống thấp. Thân pháp thị cực kỳ linh mẫn. Nhưng toàn thân Ðầu đà đã luyện “kim chung tráo thiết bố sam tựa hồ đao thương chém không vào nên hắn không cần để ý phòng vệ những chiêu quyền cước của Song Nhi tấn công. Sau khi qua lại bảy tám chiêu hai tay Ðầu đà đã kẹp cổ đối phương. Hắn xoay tay trái phong toả huyệt đạo của thị rồi quay lại hỏi Vi Tiểu Bảo:

– Người bảo là công tử nhà giàu mà sao lại hiểu công phu cầm nã của Thần Long đảo ở Liêu Ðông? Vi Tiểu Bảo hỏi lại:

– Tại hạ là công tử nhà giàu sao lại không thể hiểu biết công phu của Thần Long đảo ở Liêu Ðông? Chăng lẽ chỉ những gã tiểu tử con nhà bần cùng mới sử được môn này? Gã cố ý dằng dai câu chuyện để có thì giờ suy nghĩ, Gã tự hỏi:

– Công phu ở Thần Long đảo tỉnh Liêu Ðông là công phu gì? Phải rồi? Lão con rùa Hải Ðại Phú đã bảo mụ điếm già giả mạo phái Võ Ðương mà thực ra là công phu ở đảo Rắn ngoài Liêu Ðông. Vậy Thần Long đảo tức là đảo Rắn rồi. Ðúng rồi! Mụ điếm già đã cấu kết với Thần Long giáo. Bọn họ không nói là đảo Rắn cho khó nghe mới kêu là Thần Long đảo. Công phu của Tiểu Huyền Tử do mụ điếm già truyền thụ. Ta hàng ngày đã chiết chiêu tỷ võ với y rồi vô tình học được mấy chiêu cầm nã này. Ðầu đà nghe Vi tiểu Bảo hỏi vặn có ý hỗn xược bất giác nổi giận, lớn tiếng:

– Người đừng nói nhăng, nói càn. Sư phụ ngươi là ai? Vi Tiểu Bảo bụng bảo dạ:

– Nếu bây giờ mình nói công phu này được mụ điếm truyền thụ cho tức là mình thú nhận hiện làm tiểu thái giám ở trong cung. Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ rất nhanh, miệng gã đáp:

– Tại hạ được một người bạn thân của thúc thúc truyền thụ võ công. Nhân vật đó là một vị cô nương béo mập tên gọi là Liễu Yến. Ðầu đà lấy làm kỳ hỏi:

– Liễu Yến cô nương là bạn thân với thúc thúc ngươi ư? Thúc thúc ngươi là ai? Vi Tiểu Bảo đáp:

– Tệ thúc thúc là Vi Ðại Bảo, một vị công tử nổi tiếng ăn chơi tại thành Bắc Kinh, vung tiền như rác, xài từ ngàn lượng trở lên… Gã ngừng lại một chút rồi tiếp:

– Tướng mạo tệ thúc thúc bảnh trai như một nghệ sĩ trên sân khấu. Cô nương béo mập khi mới ngó thấy lần đầu đã phải mê tơi. Thường thường cứ nửa đêm là cô lại lén đến nhà tại hạ. Lúc vào cũng như lúc ra, cô đều nhảy qua bức tường vây ở hậu hoa viên. Tại hạ quấn quít với cô cô và đòi cô dạy võ công. Cô liền truyền thụ cho tại hạ mấy chiêu. Ðầu đà nghe Vi Tiểu Bảo nói nửa tin nửa ngờ liền hỏi lại:

– Thúc thúc ngươi có hiểu võ công không? Vi Tiểu Bảo cười ha hả đáp:

– Y chẳng hiểu đếch gì hết, nên thường thường bị Liễu Yến cô cô tóm cổ xách đi xách lại không nhúc nhích được. Gã thấy Ðầu đà chú ý lắng tai nghe, liền kể tiếp:

– Tệ thúc thúc bực mình thoá mạ:

– Thế này là con túm cổ cha. Liễu Yến cô cô cười đáp:

– Con túm cổ cha hay cháu túm cổ ông thì đã sao? Gã nói vòng vo tam quốc để chửi cạnh Ðầu đà. Ðầu đà chẳng hiểu gì hết liền hỏi vặn hắn về tướng mạo Liễu Yến, cố ý điều tra xem hư thực thế nào. Vi Tiểu Bảo dĩ nhiên tả hình dạng Liễu Yến không sai một chút. Rồi gã hỏi:

– Vị cô cô béo mập đó thích đi đôi giày thêu màu hồng. Ðại sư phụ? Tại hạ cả gan đoán là sư phụ đem lòng thương yêu Liễu Yến cô cô có đúng thế không? Ðầu đà không trả lời, Vi Tiểu Bảo lại hỏi tiếp:

– Bao giờ đại sư tái ngộ Liễu Yến cô cô nằm ngủ với nhau, ngủ vĩnh viễn một giấc dài không trở dậy nữa. Ðầu đà có biết đâu chuyện Liễu Yến đã chết rồi. Những câu này có vẻ khôi hài mà thực ra là Vi Tiểu Bảo rủa ngầm Ðầu đà Ðầu đà nổi giận đáp:

– Thằng lỏi con này? sao người dám nói càn? Bây giờ hắn đã tin là Vi Tiểu Bảo nói thực liền giơ tay khẽ vỗ vào ngực để giải khai huyệt đạo cho gã. Không ngờ đã vỗ trúng vào cái bọc đựng Tứ thập nhị chương kinh nên huyệt đạo chưa được giải khai. Ðầu đà hỏi:

– Cái gì thế này? Vi Tiểu Bảo liền đáp:

– Tại hạ lấy cắp của nhà một tập ngân phiếu. Ðầu đà trợn mắt lên hỏi:

– Nói láo? Ngân phiếu gì mà dầy cộm thế? Hắn thò tay vào bọc Vi Tiểu Bảo lôi cái bao nhỏ ra giở coi thì hiển là một bộ kinh sách. Ðầu đà thấy vậy không khỏi sửng sốt. Ðoạn mắt hắn sáng rực lên ra chiều hoan hỷ nói:

– Tứ thập nhị chương kinh đây mà. Ðúng là Tứ thập nhị chương kinh? Hắn gói cẩn thận lại đút ngay vào bọc mình rồi túm lấy ngực Vi Tiểu Bảo giơ cao lên quát hỏi:

– Người ở đâu đến đây? Pho kinh này người lấy được của ai? Vi Tiểu Bảo bị câu hỏi này thật khó trả lời. Gã cười hề hề hỏi lại:

– Ðại sư hỏi điều đó ư? Câu chuyện khá dài, e rằng trong lúc nhất thời không thể nói hết được. Gã cố ý nhùng nhằng để đủ thì giờ nghĩ cách lừa gạt Ðầu đà cho thật kín đáo Về câu hỏi lấy được kinh sách ở đâu thì còn dễ bịa. nhưng sách đã vào tay đối phương phải lừa gạt cách nào để lấy lại mới là việc khó. Ðầu đà lớn tiếng hỏi:

– Ai đưa kinh sách cho ngươi? Giữa lúc đó Vi Tiểu Bảo chợt nhìn thấy bảy, tám nhà sư áo xám đang vượt sườn núi đi lên. Gã nhận ra là những nhân vật trong Thập bát la hán của chùa Thiếu Lâm vừa ở toà miếu phía sau chùa Thanh Lương. Gã quay đầu nhìn sang phía bên lại thấy mấy vị nữa. Kể cả những vị từ mé Tây sườn núi đi lên có đến mười bảy, mười tám vị. Gã mừng thầm nghĩ bụng:

– Tên tặc Ðầu đà nay bản lãnh có cao cường đến đâu cũng chẳng thể địch nổi Thập bát la hán của chùa Thiếu Lâm. Ðầu đà thấy Vi Tiểu Bảo không đáp lại giục:

– Nói mau? nói mau!… Ðột nhiên hắn nhìn ra ba mặt Ðông, Bắc, Tây, thấy mười mấy vị hoà thượng đang từ từ trèo lên, nhưng vẫn chẳng để tâm, lạnh lùng hỏi Vi Tiểu Bảo:

– Những nhà sư kia lên đây làm chi? Vi Tiểu Bảo đáp:

– Họ nghe tiếng đại sư võ công cao cường đem lòng kính phục lên bái đại sư để xin thọ giáo. Ðầu đà lắc đầu nói:

– Trước nay ta vẫn không thu đồ đệ. Rồi hắn cất cao giọng:

– Này này! Các người đi đi thôi, đừng đến lăng líu nữa? Tiếng quát của Ðầu đà vang dội trong vùng núi non bốn mặt khiến người nghe cơ hồ thủng cả màng tai. Mười tám nhà sư lờ đi như không nghe tiếng, tiếp tục trèo núi. Một vị lão tăng lông mày dài, chắp tay cất tiếng hỏi:

– Phải chăng đại sư là Ðầu đà mập ú. Tôn giả lùn tịt ở Liêu Ðông? Người Vi Tiểu Bảo vẫn bị Ðầu đà xách lên lơ lửng trong không gian mà nghe câu hỏi này cũng không nhịn được nổi lên tràng cười khánh khạch, miệng lẩm bẩm:

– Tên Ðầu đà này người cao nghễu cao nghêu mà gầy khẳng gầy kheo tưởng trên thế gian hiếm có người vừa cao vừa gầy như hắn. Thế mà lão hoà thượng kia cặp mắt chửa đui mù lại hỏi lão có phải là Ðầu đà mập ú, Tôn giả lùn tịt mới thật tức cười, chắc là lão muốn giở giọng trào phúng. Không ngờ Ðầu đà lớn tiếng đáp:

– Bần tăng chính là Ðầu đà mập ú, Tôn giả lùn tịt. Các vị đã biết danh hiệu cùng lai lịch của bần tăng quyết không phải hạng tầm thường. Vậy đại sư là ai? Vị lão tăng kia đáp:

– Bần tăng là Trừng Tâm ở viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm. Mười bảy vị sư đệ đây cũng đều là tăng lữ viện Ðạt Ma. Tôn giả lùn tịt (tức Ðầu đà) ” ủa” lên một tiếng không dám khệnh khạng nữa, từ từ đặt Vi Tiểu Bảo xuống chậm rãi nói:

– Té ra Thập bát la hán ở viện Ðạt Ma chùa Thiếu Lâm đều tới đây. Một mình bần tăng đánh không lại các vị. Trừng Tâm chắp tay đáp:

– Chúng ta vốn không thù oán lại cùng là đệ tử nhà phật. Sao Tôn giả lại nói tới chuyện đánh đấm? Hai vị Tôn giả một cao, một lùn ở Liêu Ðông thần công thiên hạ vô song bọn bần tăng vẫn đem lòng ngưỡng mộ. Bữa nay có duyên gặp gỡ, thật là đại hạnh. Mười bảy nhà sư kia đều chắp tay thi lễ. Tôn giả khom lưng đáp lễ, chưa đứng ngay người lên đã hỏi:

– Các vị lên Ngũ Ðài Sơn có việc gì? Trừng Tâm trỏ tay vào Vi Tiểu Bảo đáp:

– Tiểu thí chủ đây vốn có quan hệ sâu xa với chùa Thiếu Lâm, bọn tại hạ thỉnh cầu đại sư tha cho y xuống núi. Tôn giả ngần ngừ một chút thấy đối phương người nhiều thế lớn, lại hiểu Thập bát la hán của chùa Thiếu Lâm võ công cực kỳ lợi hại. Nếu lấy một chọi một thì hắn chả sợ gì nhưng cả mười tám người nhất tề xông vào thì hắn không thể nào địch nổi. Hắn ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Ðược rồi! Ban Tôn giả nể mặt đại sư buông tha cho gã. Hắn nói song, ngửng lên khẽ vỗ vào bụng Vi Tiểu Bảo để giải khai huyệt đạo cho gã. Vi Tiểu Bảo đứng dậy xoè tay mặt ra nói:

– Bộ kinh sách đó là của ông bạn với Thập bát la hán đây giao cho tại hạ đưa đến… chùa Thiếu Lâm để chuyển tới tay phương trượng trụ trì tại chùa đó Xin đại sư trả lại cho. Tôn giả tức giận hỏi:

– Sao? Pho kinh sách này liên can gì tới chùa Thiếu Lâm? Vi Tiểu Bảo lớn tiếng đáp:

– Ðại sư đoạt kinh của tại hạ. Ðây là của lão hoà thượng giao tại hạ đem đến cho người ta chứ không phải chuyện tầm thường. Xin đại sư mau mau trả lại đi. Tôn giả xẵng giọng:

– Ngươi đừng nói nhăng nói càn. Hắn xoay mình nhằm sườn núi phía Bắc chạy đi. Ba nhà sư chùa Thiếu Lâm vọt mình lại toan nắm lấy cánh tay Tôn giả. Tôn giả không dám ham chiến với mọi người. Hắn né mình tránh chiêu cầm nã của ba nhà sư. Ai ngờ thân hình Tôn giả cao nghêu mà hành động cực kỳ linh xào không thể tưởng tượng được. Ba nhà sư chùa Thiếu Lâm ra chiêu trảo đó là một môn võ tuyệt đỉnh của phái Thiếu Lâm mà không đụng được tới áo đối phương. Nhưng Tôn giả vì phải tránh đòn thành ra chậm lại trong nháy mắt. Lại thêm bốn nhà sư chùa Thiếu Lâm ở phía sau đứng ra chẹn đường. Tám bàn tay giao nhau ngăn chặn lối đi khiến cho Tôn giả phải dừng lại. Uỷ Tôn giả (Tôn giả thấp lùn) đề khí quát lên một tiếng thật to. Song chương phóng chiêu Ngũ đỉnh khai sơn. Ðồng thời hắn thừa cơ luồng lực đạo uy mãnh đẩy ra lao mình chạy xuống núi. Bốn nhà sư Thiếu Lâm nhất tề phóng chưởng giáp kích hai bên tả hữu. Chưởng lực của Uỷ Tôn giả đụng vào chưởng lực của bốn nhà sư. Hắn cảm thấy chưởng lực của hai nhà sư mé tả cực kỳ cương mãnh còn chưởng phong của hai nhà sư mé hữu lại có cả kình lực âm nhu. Hắn không khỏi kinh hãi nghĩ thầm:

– Ta thường nghe nói ngoại công phu của Thiếu Lâm là thiên hạ vô song nhưng chưởng lực của hai vị hoà thượng mé hữu vừa cương, vừa nhu. Vậy nội ngoại công phu của họ đều rất tinh thâm, không thể khinh địch được. Song chưởng của Uỷ Tôn giả chia ra đẩy chưởng lực hai bên. Giữa lúc ấy lai có ba bàn tay từ phía sau chụp tới. Uỷ Tôn giả còn thấy mé tả có hai nhà sư vung quyền đánh tới, hắn liền điểm hai chân xuống nhảy vọt lên cao. Mục quang Uỷ Tôn giả loé ra như ánh chớp ngó ba nhà sư ở sau lưng giơ tay mỗi người một kiểu khác nhau thành hình “Long trảo, Hổ trào”, “Ưng trào” thì trong lòng khiếp sợ. Hắn phất tay áo cho tụ phong xoáy lại như cơn gió lốc. Chân trái hắn vừa chấm đất, tay mặt đã túm được Vi Tiểu Bảo giơ lên, hỏi:

– Các vị muốn gã sống hay muốn gã chết? Mười tám nhà sư chùa Thiếu Lâm kẻ tiền người thoái kết thành hai vòng bao vây Uỷ Tôn giả. Trừng Tâm nói:

– Bộ kinh sách đó của tiểu thí chủ đây có quan hệ trọng đại. Xin đại sư trả lại cho để làm mối thiện duyên. Bọn bần tăng cảm kích vô cùng Uỷ Tôn giả tay mặt nắm Vi Tiểu Bảo giơ cao nữa lên tay trái đặt vào thiên linh cái gã. Hắn không trả lời Trừng Tâm rồi cứ thế chạy về hướng Bắc. Tình trạng này tỏ ra nếu những nhà sư Thiếu Lâm mà cảm trắ hắn thì hắn sẽ nhả chưởng lực làm cho Vi Tiểu Bảo phải bể đầu ngay tức khắc. Mấy nhà sư ngăn chặn mặt Bắc ngần ngừ một chút, miệng niệm:

– A Di Ðà Phật? Rồi đành tránh ra bên đường. Uỷ Tôn giả vẫn giơ cao Vi Tiểu Bảo lên tiếp tục chạy về phía Bắc. Hắn chạy mỗi lúc một nhanh hơn. Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm liền thi triển khinh công rượt theo. Lúc này các huyệt đạo trong người Song Nhi đã được các nhà sư giải khai rồi. Thị thấy Vi Tiểu Bảo bị Uỷ Tôn giả bắt chạy đi thì không khỏi bở vía, hốt hoảng đề khí rượt theo. Công phu quyền cước của Song Nhi được cao nhân truyền thụ không thua gì những tay cao thủ hạng nhất, nhưng thị nhỏ tuổi, nội lực so với mười tám nhà sư chùa Thiếu Lâm hãy còn kém xa. Vả thị người lùn bước ngắn, mới vượt được vài dặm đã bị lọt lại sau. Song Nhi bồn chồn trong dạ không biết làm thế nào liền khóc oà lên. Thị vừa khóc vừa lật đật đuổi theo. Uỷ Tôn giả tay nắm một người mà vẫn chạy nhanh như bay không chậm lại chút nào. Cả những nhà sư Thiếu Lâm cũng không đuổi kịp hắn. Ðoàn người chạy theo chút nữa thấy Uỷ Tôn giả xách Vi Tiểu Bảo trèo lên một toà núi cao ở phía chính Bắc. Mười tám nhà sư Thiếu Lâm cũng chạy theo. Ðường nhỏ trên núi rất chật hẹp, các nhà sư nối đuôi nhau thành một hàng dài trèo lên. Song Nhi chạy đến chân núi mệt quá thở hồng hộc. Thị ngửng đầu thấy ngọn núi này cao chót vót khuất vào trong đám mây mù thì trong bụng lo. Tên ác Ðầu đà bắt công tử đem lên đỉnh núi cao thế kia. Vạn nhất hắn sẩy chân té xuống, hắn chết chẳng nói làm chi, nhưng công tử không khỏi uổng mạng thì làm thế nào? Thị đang sao xuyến trong lòng bỗng nghe tiếng lọc cọc vang lên, từng khối đá lớn ở trên lăn xuống. Mười tám nhà sư Thiếu lâm chạy nhảy như bay, luôn luôn né tránh. Nguyên Uỷ Tôn giả từ lúc trèo lên ngọn núi, không ngớt vung chân đá vào những tảng đá bên đường cho rơi xuống để cản trở địch rượt theo. Khi nào những nhà sư Thiếu Lâm chịu để bị thương về đá núi từ trên lăn xuống? Nhưng các vị vừa rượt vừa né tránh nên mỗi lúc một cách Uỷ tôn giả xa hơn. Trừng Quang phương trượng đã bị thương ở trước ngực vào lúc đánh nhau với Hoàng Phủ Các, gây tổn hại đến nội lực. Lão lọt lại phía sau mười bảy nhà sư kia. Song Nhi đề khí chạy lên núi trông thấy Trừng Quang. Thị vừa chạy vừa la gọi:

– Phương trượng đại sư? Phương trượng đại sư? Trừng Quang quay lại ngó thấy Song nhi lật đật chạy lên ra chiều mệt nhọc liền dừng chân để chờ thị. Song Nhi chạy gần tới nơi, Trừng Quang nhìn rõ vẻ mặt kinh hoàng của thị, liền kiếm lời an ủi. Nhà sư nói:

– Tiểu thí chủ đừng sợ. Y không giám gia hại công tử của thí chủ đâu. Nhà sư nắm lấy tay thị dắt đi từ từ trèo lên núi. Song Nhi khác nào kẽ sắp chết đuối vớ được tấm ván. Lòng thị an ủi được một chút hỏi lại:

– Phương trượng? Hắn… hắn không sát hại công tử ư? Trừng Quang đáp:

– Tiểu thí chủ cứ vững tâm, nhất định hắn không dám đâu. Tuy nhà sư nối vậy, nhưng thị thấy Uỷ Tôn giả hung hăng tàn ác thì tin tưởng thế nào được? Ngọn núi này ở phía Nam Ngũ Ðài Sơn nên gọi là Nam Ðài. Sơn đạo cực kỳ hiểm trở. May mà đường núi vòng vèo, sau khi Uỷ Tôn giả chuyển qua mấy khúc quanh, hắn hất đá núi lăn xuống không thể trúng vào người được. Trừng Quang nhìn Song Nhi thấy sắc người lợt lạt hơi thở dồn dập, liền nắm tay thị từ từ cất bước, không để thị chạy vội quá cho khỏi bị thương. Song Nhi theo Trừng Quang lên tới đỉnh ngọn Nam Ðài thì thấy mười bảy nhà sư Thiếu Lâm bao vây một toà miếu cũ. Dĩ nhiên là Uỷ Tôn giả và Vi Tiểu Bảo đều ở trong ngôi chùa này. Nguyên Ngũ Ðài Sơn có năm toà núi cao, trên đỉnh mỗi toà đều có một ngôi chùa. Ngũ Ðài Sơn là nơi giảng đạo của những đức Bồ Tát trong Phật giáo kêu bằng Văn Thù. Trong mỗi chùa thờ danh hiệu Văn Thù riêng biệt vì Văn Thù Bồ Tát thần thông quảng đại hiện thân nhiều thời kỳ khác nhau. Trên ngọn Hải Phong tức Ðông Ðài dựng chùa Vọng Hải thờ Thông Minh Văn Thù. Trung Ðài là ngọn Thuý Nham dựng chùa Diễn Giáo thờ Nho Ðồng Văn Thù. Nam Ðài là ngọn Cẩm Tú dựng chùa Phổ Tế thờ Trí Tuệ Văn Thù. Mọi người lên Nam Ðài tức là ngọn Cẩm Tú và ngôi chùa ở đây là chùa Phổ Tế. Song Nhi gọi luôn mấy tiếng:

– Công tử? Công tử? Thị không nghe thấy tiếng đáp lại liền co chân chạy thẳng vào chùa. Trừng Quang vội la lên:

– Chớ có tiến vào. Lão vươn tay ra kéo Song Nhi lại, nhưng thân pháp thị quá lẹ, lão không nắm kịp. Song Nhi xông thẳng vào chùa thì thấy Uỷ Tôn giả đứng ngoài thềm Ðại Hùng bảo điện. Tay trái vẫn nắm giữ Vi Tiểu Bảo. Song Nhi nhảy xổ vào gọi:

– Công tử? Lão ác hoà thượng này có làm tổn thương gì đến công tử không? Vi Tiểu Bảo đáp:

– Cô bất tất phải nóng nảy. Lão không dám đả thương ta đâu. Uỷ Tôn giả tức giận hỏi:

– Sao ta lại không dám đả thương người? Vi Tiểu Bảo cười đáp:

– Lão mà đụng đến một sợi lông của ta là Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm bắt lão ngay để đưa lão trở về tình trạng cũ, tức là lão sẽ biến thành người mập ú và lùn tịt. như vậy há chẳng hỏng bét? Uỷ Tôn giả biến đổi sắc mặt, cất tiếng run run hỏi:

– Cái gì mà trở lại trạng thái cũ?…Sao ngươi…lại biết thế? Vi Tiểu Bảo sự thực có hiểu gì đâu gã thấy lão thân hình cao nghêu cao nghều, gầy khẳng gầy kheo, mà danh hiệu là đầu đà mập ú, Tôn giả lùn tịt nên gã buột miệng nói bừa. Không ngờ nói nhăng nói càn lại đúng vào tâm bệnh của Ðầu đà. Vi Tiểu Bảo vừa coi sắc diện vừa nghe giọng nói của đối phương thấy lão có vẽ sợ sệt liền nổi lên tràng cười khảnh khách đáp:

– Dĩ nhiên ta đã biết hết. Uỷ Tôn giả nói:

– Ta xem chừng bọn Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm cũng chẳng có bản lãnh gì đáng kể để làm được như vậy. Vi Tiểu Bảo lại cảm thấy bàn tay Ðầu đà nắm trước ngực gã run lẩy bẩy liền đáp:

– Bọn Thập bát la hán không đủ bản lãnh thì Ngọc Lâm đại hoà thượng ở chùa Thanh Lương đã biết cách, các la hán hỏi lão là hiểu ngay. Uỷ Tôn giả giật mình kinh hãi hỏi:

– Ngọc Lâm lão hoà thượng ở chùa Thanh Lương ư? Vi Tiểu Bảo đáp:

– Lão không tin thì lên đó mà coi sẽ rõ. Ðột nhiên Uỷ Tôn giả nổi giận đùng đùng lớn tiếng quát:

– Ta lên coi làm chi? Con bà nó? Lão gia chết thì thôi chứ không đi. Vi Tiểu Bảo nói:

– Pho Tứ thập nhị chương kinh đó Ngọc Lâm lão hoà thượng đưa cho ta. Lão không đi gặp Ngọc Lâm thì Ngọc Lâm cũng đến đây để kiếm lão. Uỷ Tôn giả nghe Vi Tiểu Bảo nói câu này điên tiết lên phóng chân phải đá vào cái trống đá ở trước thềm đánh bốp” một cái. Trống đá tung lên đập vào vách chùa bật lên một tiếng “sầm” rùng rợn, bụi đá bay tứ tung. Uỷ Tôn giả lại gầm lên:

– Lão Ngọc Lâm mà lên núi này thì lao gia đây phải bóp chết ngươi trước. Lời lão gia coi nặng bằng non, đã nói sao nhất định làm được như vậy. Vi Tiểu Bảo la thầm:

– Mình nói nhăng nói cuội một câu không đúng chỗ mà thành tai vạ. Chẳng hiểu tên trọc này tại sao lại căm gian Ngọc Lâm lão hoà thượng đến thế? Nếu Ngọc Lâm đại hoà thượng mà lên núi thì cái mạng nhỏ xíu của lão gia đến phải chết uổng về tay thằng cha này. Gã không hiểu những điều ngoắt ngoéo trong nội vụ nên sợ nói lắm tội nhiều, đành im lặng một lúc không dám lên tiếng. Uỷ Tôn giả hỏi Song Nhi:

– Ngươi đến đây làm chi? Không muốn sống nữa chăng? Song Nhi đáp:

– Ta theo công tử sống chết có nhau. Lão mà đả thương y một chút là ta liều mạng với lão ngay. Uỷ Tôn giận, tức mình văng tục thoá mạ:

– Con mẹ nó? Thằng tiểu tặc này đẹp tốt gì mà con lỏi giữ tình giữ nghĩa với gã như vậy Song Nhi đỏ mặt lên ấp úng:

– Công tử… là hảo nhân… lão là người tồi bại. Bỗng nghe bên ngoài Thập bát la hán chùa Thiếu Lâm đồng thanh niệm phật hiệu:

– A Di Ðà phật? A Di Ðà phật! Thiện tai? Thiện tai? Uỷ Tôn giả biến đổi sắc mặt. Lại nghe mười tám nhà sư đồng thanh nói:

– Uỷ Tôn giả. Tôn giá tha tiểu thí chủ ra và trả kinh sách lại cho y. Uỷ Tôn giả toàn thân run bần bật. Tay trái đang nắm trước ngực Vi Tiểu Bảo phải buông ra. Lão đưa cả hai tay lên bịt lỗ tai, tựa hồ âm thanh của mười tám nhà sư Thiếu Lâm cực kỳ khó nghe, tưởng chừng các nhà sư nay nói gì lão cũng không muốn để vào tai. Song Nhi cúi xuống ôm Vi Tiểu Bảo lên toan phi thân chạy ra ngoài chùa. Uỷ Tôn giả vươn tay chụp sau lưng thị.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky