Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lộc Đỉnh Ký

Chương 216 – Ngoài khơi thuyền lớn đuổi thuyền con

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Nhưng mở rương sắt của Hồng giáo chủ tìm kỹ hồi lâu vẫn không thấy hai con xúc xắc của Vi Tiểu Bảo. Nguyên lúc Lục Cao Hiên xục xạo trong người gã thấy hai con xúc xắc đã liệng đi rồi. Nên biết giáo quy của Thần Long giáo rất nghiêm ngặt. đánh bạc cũng thuộc vào điều cấm kỵ. Lục Cao Hiên sờ thấy xúc xắc liền đem lòng chán ghét. Không có xúc xắc đánh bạc, Vi Tiểu Bảo buồn bã vô cùng. Tô Thuyên cười nói:

– Chúng ta cắt gỗ làm hai hạt xúc xắc cũng được. Vi Tiểu Bảo nói:

– Xúc xắc bằng gỗ nhẹ quá, gieo xuống chẳng thú vị gì. Tăng Nhu thò tay vào bọc, lúc rút ra nắm lại thành quyền rồi cười hỏi:

– Vi huynh đệ thử đoán xem cái gì đây? Vi Tiểu Bảo hỏi lại:

– Đoán xem mấy đồng tiền ư? Thế cũng hay! Dù sao vẫn còn hơn ngồi rồi không được đánh bạc. Tăng Nhu vừa cười vừa giục:

– Thử đoán xem mấy đồng? Vi Tiểu Bảo cười đáp:

– Ba đồng! Tăng Nhu xoè bàn tay ra. Hiển nhiên có ba con xúc xắc ở trong lòng bàn tay trắng hồng của cộ Vi Tiểu Bảo “ồ” lên một tiếng. Gã sướng quá nhảy lên hỏi:

– Ngươi ở đâu tới? Ngươi ở đâu tới? Tăng Nhu nhẹ buông tiếng thở dài, bỏ mấy con xúc xắc lên bàn. Vi Tiểu Bảo vồ lấy gieo hết lần này đến lần khác, rất lấy làm hứng thú. Gã cầm ba hạt xúc xắc thấy nặng nhẹ không đều, hiển nhiên trong có đô? thuỷ ngân. Gã nghĩ thầm:

– “Tăng Nhu là người văn nhã, sao lại chơi xúc xắc giả để lừa gạt lấy tiền của người tả” Gã trầm tư một lúc mới nhớ ta chuyện cũ, trong lòng càng hoan hỷ. Gã xoay tay lại ôm lấy lưng cô và hôn lên má cô một cái. Gã cười nói:

– Đa tạ tỷ tỷ! Nhu tỷ tỷ! Cảm ơn tỷ tỷ đã luôn đem theo ba hạt xúc xắc của tiểu đệ bên mình. Tăng Nhu thẹn đỏ mặt lên, chuồn ra ngoài khoang thuyền. Nguyên bữa trước Vi Tiểu Bảo cùng bọn đệ tử phái Vương ốc sơn gieo xúc xắc để tìm cách buông tha bọn chúng. Lúc ra khỏi doanh trướng cô đã xin gã mấy hạt xúc xắc này để làm kỷ niệm và cô vẫn giắt trong người. Bây giờ tuy đã có hạt xúc xắc rồi, nhưng mấy người đàn bà chẳng chẳng ai ham đánh bạc, chỉ ngồi chơi cho vui lòng gã. Đánh bạc nhỏ quá, được thua chẳng có gì đáng kể. Mấy người gieo xúc xắc trong khoảng thời gian chừng ăn xong bữa cơm vẫn không khởi hứng chút nào. So với cuộc đánh bạc trong kỹ viện, ở quân trướng thực khác nhau một trời một vực. Vi Tiểu Bảo buồn quá la lên:

– Không chơi nữa! Không chơi nữa. Các vị đều chẳng biết gì. Gã nghĩ tới chuyến này đến đảo Thông Cật lánh nạn, tuy có năm người đẹp bầu bạn, nhưng không được đánh bạc, không coi hát tuồng thì chán ngấy. Hơn nữa ở ngoài đảo hẻo lánh dù có tiền ngàn bạc vạn cũng chẳng dùng làm gì được. Kim ngân không khác gì cát đá, có được tiền cũng chẳng khác gì được đất bùn. Gã càng nghĩ càng cụt hứng, liền nói:

– Chúng ta đừng đến đảo Thông Cật nữa. Tô Thuyên hỏi:

– Vậy đệ đệ định đi đâu? Vi Tiểu Bảo ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Chúng ta đến Liêu Đông đào kho tàng lấy của. Tô Thuyên hỏi:

– Chúng ta lên hoang đảo đó để hưởng những ngày yên ổn chẳng hơn ư? Dù có đào được kho tàng lấy của báu cũng chẳng biết dùng làm gì. Vi Tiểu Bảo đáp:

– Kim ngân châu báu càng nhiều càng tốt, sao lại vô dụng? Phương Di nói:

– Hoàng đế Thát Đát nhất định sẽ phái binh mã tới đó để tróc nã thì chúng ta làm thế nào? Tưởng chúng ta hãy ẩn lánh lúc hoàn cảnh đang sôi sục này một vài năm. Chờ khi mọi việc lắng xuống rồi đệ đệ muốn đi Liêu Đông, khi đó chúng ta lên đường cũng chưa muộn. Vi Tiểu Bảo hỏi Tăng Nhu và Mộc Kiếm Bình:

– Hai cô tính sao? Mộc Kiếm Bình đáp:

– Tiểu muội tưởng nên nghe theo lời sư tỷ là phải. Tăng Nhu nói theo:

– Nếu đệ đệ sợ buồn thì chúng ta chỉ ẩn lánh trên đảo mấy tháng thôi. Cô thấy nét mặt Vi Tiểu Bảo vẫn còn do dự liền hỏi:

– Hàng ngày chúng ta gieo xúc xắc chơi, ai thua thì đét vào bàn taỵ Đệ đệ có thích không? Vi Tiểu Bảo nghĩ bụng:

– “Con mẹ nó! Đét vào tay thì có gì là thú?”. Nhưng gã thấy nét mặt cô thẹn thùa càng xinh đẹp, thái độ khả ái vô cùng, bất giác cảm thấy bâng khuân trong dạ, lại tự nhủ:

– Được lắm! Được lắm! Ta hãy nghe lời mấy cô này. Phương Di đứng dậy mỉm cười nói:

– Trước kia ta đối với đệ đệ có điều không phải. Bây giờ ta đi làm mấy món nhậu cho đệ đệ uống rượu để tạ tội. Đệ đệ có vui lòng không? Vi Tiểu Bảo càng khoan khoái trong lòng. Gã vội đáp:

– Cái đó đệ không dám đâu. Phương Di vào đằng lái thuyền làm món ăn. Nghề nấu nướng của cô rất thông thạo. Cô lại để ý điều chế nên tuy trên thuyền không đủ đồ cô vẫn nấu được những món ngon. Mọi người ăn uống thỏa thích khen không ngớt miệng. Vi Tiểu Bảo hô:

– Chúng ta chơi trò xai quyền. Mộc Kiếm Bình, Tăng Nhu và Công chúa ba người không hiểu lối chơi xai quyền. Vi Tiểu Bảo liền dạy ba cô những thế “Kha lưỡng bản”, “Ngũ kinh khôi thủ”, “Tứ quí bình an” rồi sau mấy cô cũng hiểu. Công chúa từ hồi nào tới giờ mặt vẫn buồn rười rượi, lặng lẽ suốt ngày không mở miệng. Sau một lúc xai quyền, lại uống thêm mấy chung rượu, mặt đỏ lên, cũng cười nói vui vẻ. Mọi người ở dưới thuyền một ngày. Hôm sau tới đảo Thông Cật vào lúc nửa đêm. Trên đảo vẫn còn di tích quân Thanh đóng đồn trại ngày trước. Nhưng Vi Tiểu Bảo đại tướng quân chỉ huy tướng sĩ, oai phong lẫm liệt thì dĩ nhiên chỉ là cái bóng mờ trong đầu óc gã mà thôi, song gã cũng chẳng thèm để ý đến chuyện đó. Vi Tiểu Bảo dắt tay Phương Di vừa cười vừa nói:

– Di tỷ tỷ! Bữa trước cũng ở nơi đây, tỷ tỷ đã lừa gạt tiểu đệ xuống thuyền rồi đưa đến chỗ suýt bị bỏ mạng ở thành Mạc Tư Khoa, nước La Sát. Phương Di cười khanh khách đáp:

– Vậy nay thì ta xin lỗi đệ đệ chứ còn biết làm sao được. Chẳng lẽ ta phải quì xuống khấu đầu tạ tội. Vi Tiểu Bảo nói:

– Cái đó thì không cần. Có điều ở hiền thì gặp lành. Tiểu đệ chịu muôn vàn đau khổ, nay lại được bầu bạn với tỷ tỷ. Mộc Kiếm bình chạy lại la lên:

– Hai người nói chuyện gì với nhau đó? Cho người ta nghe với được không? Phương Di cười đáp:

– Y muốn bắt sư muội vẽ một con rùa đen vào mặt đó. Tô Thuyên xen vào:

– Thong thả rồi hãy nói chuyện trò đùa. Bây giờ phải làm những công việc khẩn yếu trước. Mụ liền sai phu thuyền khuân hết dụng cụ trên thuyền đưa lên đảo. Tiếp theo mụ bảo chúng tháo mui, hạ buồm, cởi mái chèo đem cất vào trong sơn động. Vi Tiểu Bảo khen ngợi:

– Thuyên tỷ tỷ thật là người cẩn thận. Chúng ta chỉ cần giữ những thứ này là con thuyền kia không thể ra khơi được nữa. Chẳng còn lo bọn chúng đào tẩu. Bọn Vi Tiểu Bảo sáu người đã có mười mấy tên thuyền phu để sai khiến nên những ngày ở Thông Cật đảo rất an nhàn, khoái lạc. Tô Thuyên đủ tài điều động, hàng ngày mụ phân công bọn thuyền phu đi bắt cá, đốn củi, săn bắt dã thú, dựng nhà cửa. Ai cũng có việc, không dám chểnh mảng. Sau mỗi bữa ăn tối, Vi Tiểu Bảo lại cùng bọn thuyền phu gieo xúc xắc đánh bạc. Chỉ chưa đầy mười ngày mà bọn chúng đã thiếu gã kẻ thì mấy trăm, người thì hàng ngàn lạng về nợ cờ bạc. Tên nào tên nấy cũng ngày một chồng chất món nợ lên cao. Cái đó bất tất phải nói nữa. Thời gian thấm thoắt, chẳng bao lâu đã được hơn một tháng. Bọn Vi Tiểu Bảo ở trên đảo rất nhàn nhã, thảnh thơi. Một hôm ăn cơm trưa xong, Vi Tiểu Bảo cùng Tăng Nhu và Mộc Kiếm Bình ra ngồi trên phiến đá ở mé bắc đảo buông câu. Tăng Nhu và Mộc Kiếm Bình mỗi người câu được hai con cá rồi mà Vi Tiểu Bảo nóng tính lại chẳng được con nào. Lâu lắm lưỡi câu của gã mới thấy có cá đớp. Gã thấy mặt biển dao động liền reo lên một tiếng rồi giật mạnh cần câu. Cá vừa ra khỏi mặt nước, Tăng Nhu và Mộc Kiếm Bình không nhịn nổi bật lên tràng cười khanh khách. Nguyên con vật mắc câu không phải là cá mà là một con rùa lớn. Bốn chân nó giẫy giụa loạn lên ở trên không. Vi Tiểu Bảo cũng cả cười nói:

– Câu được cá có chi là lạ. Các cô có giỏi thì hãy câu lấy một con rùa lớn như huynh đệ này… Gã chưa dứt lời, bỗng nghe một tiếng “đùng” từ phía xa trên mặt biển vọng lại, tựa hồ như tiếng súng nổ. Gã giật mình khinh hãi buông tay ra. Con rùa rơi tõm xuống biển, lôi cả dây câu theo. Tăng Nhu và Mộc Kiếm Bình đồng thanh la hoảng. Ba người ngẩng đầu nhìn về phía phát ra tiếng nổ thì chỉ thấy mù trắng mịt mờ. Giữa làm mù thấp thoáng có hai con thuyền đang vèo vèo chạy tới. Tiếp theo lại hai tiếng”đùng đùng” vang lên. Quả nhiên trên thuyền đã khai pháo. Vi Tiểu Bảo sợ hết hồn la lên:

– Nguy rồi! Tiểu Hoàng đế phái người đến bắt ta. Tăng Nhu nói:

– Chúng ta mau xuống thuyền chạy trốn. Ba người vứt cần câu và giỏ lại chạy đi. Lúc này Tô Thuyên, Phương Di, Công chúa đã nghe thấy tiếng súng nổ liền chạy ra coi. Bây giờ súng nổ vang lừng không ngớt. Đạn rớt xuống biển, nước bắn lên tung toé. Tô Thuyên nói:

– Buồm và mái chèo đều đem lên bờ cả rồi. Bây giờ có lắp vào cũng không kịp nữa. Chúng ta đành ẩn nấp trên đảo rồi tùy cơ ứng biến. Trong bọn sáu người này chỉ có một mình Công chúa trước nay ở cung vi nhàn hạ quen rồi, còn năm người kia đều là những tay trải qua nhiều cơn nguy hiểm nên cũng không hoang mang cho lắm. Tô Thuyên lại nói:

– Dù bọn ta ẩn lánh nơi này kín đáo đến đâu, chung qui vẫn bị bọn quan binh xục tìm được. Bây giờ chỉ có cách lên sơn động trên vách núi mà lẩn tránh. Bọn quan binh chỉ có thể lên từng người để tấn công. Chúng ta thấy tên nào là giết tên ấy, đừng để bọn chúng kéo ùa vào. Vi Tiểu Bảo đáp:

– Phải lắm! Cái đó kêu bằng bắt ba ba trong rọ. Chỉ cần một người canh gác. Tô Thuyên mỉm cười nói:

– Chính là thế đó. Công chúa không nhịn được, nổi lên tràng cười khanh khách. Vi Tiểu Bảo trường mắt hỏi:

– Cười gì vậy? Công chúa toét miệng đáp:

– Chả có gì cả. Ngươi dùng thành ngữ hay quá khiến cho người ta phải khâm phục. Vi Tiểu Bảo tự biết chữ nghĩa mình chẳng biết gì, chắc là thành ngữ mình nói có chỗ sai lầm khiến Công chúa phải phì cười. Gã trừng mắt lên nhìn nàng một cái. Sáu người tiến vào sơn động. Tô Thuyên chặt mấy cành cây xếp đống trước sơn động để che kín thân hình. Hai con thuyền một trước một sau chạy thẳng vào hải đảo. Con thuyền sau vẫn không ngớt nổ súng. Đạn rớt xung quanh, nước vọt lên như những cây cột. Vi Tiểu Bảo nói:

– Thuyền sau nhằm nổ súng vào thuyền trước. Tô Thuyên đáp:

– Đúng thế! Té ra hai thuyền này đối nghịch nhau. Vi Tiểu Bảo cả mừng nói:

– Nếu quả đúng vậy thì e rằng hai thuyền này tới đây không phải vì mục đích bắt chúng ta. Tô Thuyên đáp:

– Ta cũng mong như vậy. Có điều bọn chúng mà lên đảo nhìn thấy nhà cửa của chúng ta, tất nhiên sẽ xục tìm khắp mọi chỗ. Vi Tiểu Bảo hỏi:

– Sao thuyền trước không bắn trả? Thật là đồ vô dụng. Đáng lý ra nó có bắn mình, mình cũng phải bắn trả cho hai thuyền chìm ráo xuống biển có phải hay hơn không? Mộc Kiếm Bình cười nói:

– Có thế thì con rùa lớn vừa mắc lưới của huynh đệ mới kiếm được đồ ăn. Vi Tiểu Bảo cười nói:

– Đúng thế thật. Con thuyền chạy trước nhỏ hơn, gió thổi buồm phồng lên, chạy rất nhanh. Đột nhiên một phát súng nổ bắn gãy cột buồm. Cánh buồm bằng vải bốc cháy ào ào. Bọn Vi Tiểu Bảo không nhịn được, bật tiếng la hoảng. Lại thấy thuyền trước nghiêng đi rồi quay ngang ra. Tiếp theo cái mủng nhỏ trên thuyền này hạ xuống nước. Mười mấy người nhảy lên mủng vội vã cầm mái chèo bơi thật lẹ. Lúc thuyền nhỏ sắp vào bờ, thuyền sau dần dần đuổi gần tới. Bãi biển nước nông không áp mạn được. Trên thuyền sau cũng hạ xuống bốn cái mủng nhỏ. Mủng trước chạy trốn, bốn chiếc mủng phía sau rượt theo. Chẳng bao lâu ca? mủng trước mủng sau kế tiếp nhau đẩy lên bãi cát. Mười mấy người ở mủng trước chạy lên bãi cát, quan sát tình thế trên đảo rồi nghe tiếng người hô:

– Vách đá dựng đứng bên kia có thể cố thủ được. Chúng ta hãy qua bên đó. Vi Tiểu Bảo nghe thanh âm tựa hồ như của sư phụ Trần Cận Nam. Khi mười mấy người theo đường nhỏ chạy đến gần. Một nhân vật cầm trường kiếm đứng trên sườn núi chỉ huy quả đúng là Trần Cận Nam. Vi Tiểu Bảo cả mừng, từ trong sơn động nhảy ra gọi:

– Sư phụ! Sư phụ! Trần Cận Nam quay lại ngó thấy Vi Tiểu Bảo cũng vừa kinh ngạc vừa vui mừng, lớn tiếng hỏi:

– Tiểu Bảo! Sao ngươi cũng tới đây? Vi Tiểu Bảo chạy như bay gần tới nơi bỗng gã thộn mặt ra. Gã ngó thấy trong mười mấy người kia có một cô gái da trắng mắt trong, chính là A Khạ Gã liền hô lớn:

– A Kha! Rồi gã chạy lại, nhưng người đứng đằng sau cô rõ ràng là Trịnh Khắc Sảng. Đã có A Kha tất có Trịnh Khắc Sảng là lẽ tự nhiên nhưng Vi Tiểu Bảo đang mừng như người điên lại chạm phải bộ mặt chán ngấy. Gã tưởng chừng trái tim chìm xuống, đứng thộn mặt ra. Tiếp theo bên này một người hô: tướng công, bên kia người khác gọi: Vi hươnh chủ. Vi Tiểu Bảo nghe gọi miệng đáp lại một tiếng nhưng mắt không ngó tới hai người mà chỉ trân trân nhìn A Kha như ngây như dại. Bỗng một bàn tay nhỏ bé mềm mại đưa ra nắm lấy tay gã. Vi Tiểu Bảo bủn rủn cả người quay đầu nhìn lại thì thấy gương mặt xinh đẹp đầy vẻ hoan hỷ nhưng trong khoé mắt dòng châu tầm tã khôn cầm. Cô bé này chính là Song Nhi. Vi Tiểu Bảo mừng quá hai tay ôm choàng lấy thị reo:

– Hảo Song Nhi! Ta nhớ cô đến chết đi được. Lại nghe Trần Cận Nam hô:

– Phùng đại ca! Phong huynh đệ! Hai người kia đồng thanh đáp lại. Nguyên hai người này một là Phùng Tích Phạm và một là Phong Tế Trung. Ca? hai người đang cầm binh khí sóng vai đứng canh giữ ở đầu đường lên núi. Vi Tiểu Bảo đột nhiên gặp nhiều người quen thuộc. Gã cất tiếng hỏi:

– Sao các vị cũng đến cả đây? Song Nhi đáp:

– Phong đại ca đưa tiểu tỳ đi tìm tướng công khắp nơi mà chẳng thấy đâu, sau gặp Tổng đà chúa, lại nghe nói các vị đã xuống thuyền ra biển. Thế là…. thế là… Thị nói tới đây vui mừng quá đỗi, nghẹn ngào không nói nên lời. Bốn con thuyền nhỏ rượt theo toàn là Thanh binh. Chúng cũng đã lên bãi cát hết rồi. Trên sườn núi ngó xuống thấy có đến bảy tám chục tên. Người đi trước tay cầm trường đao, thân hình to lớn đang chỉ huy Thanh binh bày thành đội ngũ. Đội quan binh hàng ngũ chỉnh tề. Tướng chỉ huy liền hạ lệnh một tiếng. Bọn binh sĩ tháo cung đeo ở trên lưng xuống, rút trong túi tên lấy vũ tiễn lắp vào. Mũi tên hướng cả về phía sườn núi. Trần Cận Nam hô lớn:

– Anh em phục cả xuống. Vi Tiểu Bảo không chờ sư phụ ra lệnh, gã vừa thấy quân Thanh lấy cung cầm tay đã co mình ẩn vào sau một tảng đá lớn. Lại nghe viên tướng hô:

– Xạ tiễn! Chớp mắt tên bay vèo vèo không ngớt. Vách núi cao quá mà đứng dưới ngửa mặt bắn lên, khi tới nơi kình lực đã giảm hẳn. Phùng Tích Phạm và Phong Tế Trung, một người cầm trường kiếm, một người múa đơn đao gạt những mũi tên rớt xuống. Phùng Tích Phạm lớn tiếng:

– Thi Lang! Ngươi quả là một tên Hán gian mặt dầy. Có giỏi thì lên đây đơn đa? độc đấu với lão gia, quyết một trận sinh tử. Vi Tiểu Bảo lẩm bẩm:

– Té ra người đứng dưới chỉ huy Thanh binh là Thi Lang. Hắn rất giỏi nghề dụng binh, hành quân lâm trận. Lại nghe Thi Lang nói vọng lên:

– Lão có giỏi thì xuống đây đơn đả độc đấu với tạ Ta cũng không sợ lão đâu. Phùng Tích Phạm nói:

– Được lắm! Lão toan nhảy xuống, nhưng Trần Cận Nam cản lại nói:

– Phùng Tích Phạm! Thi Lang là một kẻ đê hèn, vô liêm sỉ. Việc gì hắn cũng dám làm. Đại ca đừng mắc bẫy hắn. Phùng Tích Phạm liền dừng lại lớn tiếng hỏi:

– Thi Lang! Ngươi muốn đơn đả độc đấu với ta thì sao lại phái bốn con mủng nhỏ…. con mẹ nó!…. cả cái mủng của bọn ta ngươi cũng ăn cắp để đi đón thêm người? Tên Hán gian thối tha kia! Phải chăng ngươi định ỷ vào số đông để thủ thắng? Thi Lang cười đáp:

– Trần quân sư! Phùng đội trưởng! Võ công hai vị thật là cao thâm. Thi mỗ lấy làm khâm phục vô cùng. Người ta thường nói:” Biết thời biết vụ mới là tay tuấn kiệt”. Sao hai vị không đưa Trịnh công tử xuống đầu hàng đi. Nhất định Hoàng thượng sẽ phong cho hai vị chức quan lớn. Nguyên ngày trước Thi Lang là một viên đại tướng dưới trướng Trịnh Thành Công. Hắn cùng Chu Toàn Bân, Cam Huy, Mã Tín và Lưu Quốc Hiên hợp xưng thành Ngũ hổ tướng. Hồi ấy Trần Cận Nam làm quân sư, Phùng Tích Phạm tuy võ công cao cường nhưng không giỏi về tướng lược nên chỉ là đội trưởng trong đội thị vệ của Trịnh Thành Công. Thi Lang cùng hai lão Trần, Phùng ba người đã cùng nhau trải qua những trận huyết chiến, chia sẻ hoạn nạn một thời gian khá lâu. Bây giờ hắn vẫn xưng hô hai người bằng quan hàm ngày ấy. Thi Lang đứng đằng xa nhưng trung khí đầy rẫy, hắn nói câu nào người trên vách núi cũng nghe thấy. Trịnh Khắc Sảng biến sắc, run lên nói: Phùng sư phụ! Sư phu…. sư phụ chớ có đầu hàng. Phùng Tích Phạm đáp:

– Công tử cứ yên lòng. Dù Phùng mỗ chỉ còn một hơi thở cuối cùng cũng không bao giờ đầu hàng bọn Thát Đát. Tuy Trần Cận Nam vẫn biết Phùng Tích Phạm là con người thâm hiểm gian trá, đã mấy lần toan mưu hại ông để tiện cho việc mưu đồ địa vị thế tử của Bình Diên quận vương cho Trịnh Khắc Sảng. Nhưng bây giờ ông nghe lão nói lên mấy lời nghĩa khí, bất giác sinh lòng mến phục nói:

– Phùng đại ca! Đại ca cùng tiểu đệ bữa nay sóng vai tử chiến để giữ cho nhị công tử được an toàn. Phùng Tích Phạm đáp:

– Dĩ nhiên Phùng mỗ theo lệnh quân sư. Trịnh Khắc Sảng nói:

– Chuyến này quân sư có công bảo giá. Khi trở về Đài Loan ta sẽ tâu phu. vương phong thưởng trọng hậu. Trần Cận Nam đáp:

– Đây là bổn phận thuộc hạ phải làm. Ông nói rồi ngó xuống quan sát tình hình bên địch. Vi Tiểu Bảo vừa cười vừa nói:

– Trịnh công tử! Phong thưởng trọng hậu gì gì cũng không cần. Chỉ mong sao đừng trở mặt gia hại sư phụ tại hạ là tại hạ cảm ơn lắm rồi. Trịnh Khắc Sảng trợn mắt lên nhìn gã. Vi Tiểu Bảo khẽ bảo A Kha:

– Sư tỷ! Chi bằng chúng ta bắt Trịnh công tử đem giao nộp cho quân Thanh quách. A Kha bĩu môi hỏi:

– Hễ thấy mặt ngươi là phải nghe những điều chẳng tử tế gì. Sao ngươi lại hăm y? Vi Tiểu Bảo cười đáp:

– Hăm một chút chơi chứ có là chết được hắn đâu? Mà dù hắn có chết cũng chẳng ngại gì. A Kha phì một tiếng rồi lùi lại mấy bước đến đứng bên Trịnh Khắc Sảng. Trịnh Khắc Sảng cất giọng run run hỏi:

– Thằng lỏi kia làm quan lớn tại triều đình Thát Đát. Sao…. sao gã lại ở đây? A Kha đáp:

– Mặc kệ gã, đừng lý đến làm gì. Chức quan lớn của gã cũng là giả đó. Vi Tiểu Bảo hỏi Song Nhi:

– Tại sao cô cùng đi với bọn họ? Song Nhi đáp:

– Trần tổng đà chúa dẫn Phong đại ca cùng tiểu tỳ ra biển tìm tướng công hơn một tháng trời. Gặp hải đảo nào cũng lên coi. Tiểu tỳ nhớ đến tướng công đã từng đến đảo Thông Cật này liền mách Trần tổng đà chúa ra coi. Dọc đường bỗng gặp thuyền quân Thanh rượt theo Trịnh công tử, đánh đắm thuyền ỵ Bọn tiểu tỳ cứu y sang thuyền mình rồi chạy trốn tới đây, may gặp được tướng công

Chọn tập
Bình luận