Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Lộc Đỉnh Ký

Chương 197 – Người mang bệnh hoạn đó là ai?

Tác giả: Kim Dung
Chọn tập

Mười mấy người này đều là quan binh. Nhân vật đứng đầu coi sắc phục vào hàng thủ bị. Ai cũng đầy mình cát bụi, lừa ngựa ngoài quán hý vang không ngớt. Hiển nhiên toán nhân mã này vừa trải qua một cuộc bạt thiệp trường đồ. Hai tên quân sĩ tự mình lấy nước cho ngựa uống. Một tên bả tổng lớn tiếng quát tháo, hò hét nhà quán giết gà làm cơm. Hắn nói có công sự khẩn cấp phải về kinh báo cáo. Chủ quán vâng dạ luôn miệng, thúc giục gia nhân hầu hạ quan quân. Hắn tự mình lấy khăn bao lau sạch bàn ghế cho thủ bị ngồi. Bọn quan binh vừa an tọa thì ngoài đường phố lại nổi lên tiếng bánh xe lăn, lẫn tiếng gió ngựa dồn dập. Đoàn xe ngựa dừng lại trước cửa quán. Mười mấy người lục tục xuống ngựa tiến vào đại đường. Hai người đi trước là đại hán khỏe mạnh. Người thứ ba là một hán tử trung niên bệnh hoạn. Gã này người thấp lùn, ốm nhom. Hai bên má lõm vào, lưỡng quyền cao gồ. Da mặt vàng như nghệ, không còn chút huyết sắc, và ẩn hiện hắc khí. Gã đi được mấy bước lại thủng thẳng ho. Phía sau hán tử bệnh hoạn là hai ông bà già sóng vai đi ngang hàng. Cả hai người này tuổi ngoại tám mươi. Ông già thân hình cũng nhỏ bé, ốm nhắt, nhưng tinh thần quắc thước. Chòm râu bạc phất phơ chùng xuống trước ngực, sắc mặt hồng hào. Bà già cao hơn ông già một chút, lưng vẫn ngay thẳng. Cặp nhãn thần lấp loáng tỏ ra còn mạnh giỏi, lanh lẹ. Sau cùng là hai thiếu phụ lối ngoài hai chục tuổi. Coi cách ăn mặc của bảy nhân vật này thì anh chàng bệnh hoạn quần áo sang hơn hết, có vẻ một viên ngoại nhà giầu. Hai hán tử và hai thiếu phụ đều là gia nô bộc phụ. Còn hai ông bà già mặc quần áo vải to nhuộm màu xanh, nhưng rất sạch sẽ tươm tất. Coi bề ngoài chưa rõ thân thế cũng địa vị trong bọn này. Phạn điếm không rộng mấy. Trong nhà trước đã có thực khách rồi, bây giờ lại thêm ba toán người kéo vào thành ra chật cứng và dĩ nhiên không đủ chỗ ngồi. Chủ nhân cùng hai tên tiểu nhị còn mải hầu hạ bọn quan binh nên chẳng có ai ra chào mời đoàn khách mới đến. Hán tử bệnh hoạn chau mày ra chiều rất khó chịu. May được hai thực khách vừa ăn uống xong, đứng dậy ra đi. Hai người tùy bộc của hán tử bệnh hoạn, tự ra tay thu dọn chén bát. Hai tên bộc phụ lấy khăn vài ra lau bàn ghế sạch sẽ. Ông già bà già và hán tử bệnh hoạn liền ngồi xuống bàn này. Bà già nhìn thiếu phụ nói: Trương má! Ngươi rót chén nước nóng để cho thiếu gia uống thuốc. Một tên bộc phụ “dạ” một tiếng rồi lấy trong thúng ra môt cái chén sứ. Mụ cầm bình nước nóng rót đầy vào chén, tráng đi tráng lại vài lần để rửa cho sạch. Mụ đổ đi rồi rót ra lưng chén nước đặt lên bàn trước mặt hán tử bệnh hoạn. Bà già thọc tay vào bọc móc một cái bình sứ, mở nắp, đổ ra một viên thuốc màu hồng. Bà cầm viên thuốc để kề vào miệng hán tử. Hán tử bệnh hoạn há miệng, bà già vừa đặt viên thuốc vào đầu lưỡi gã. Tay trái bà cầm chén nước cho gã uống để nuốt thuốc xuống. Hán tử bệnh hoạn uống thuốc rồi thở lên hồng hộc và ho sù sụ. Những diễn biến này đều lọt vào mắt Vi Tiểu Bảo. Gã lẩm bẩm:

-Anh chàng kia dù có uống linh đan của Đức Ngọc Hoàng Đại Đế cũng chẳng sống thêm được mấy ngày nữa. Hai ông bà già nhìn chằm chặp vào mặt hán tử bệnh hoạn, lộ vẻ rất quan thiết và lo lắng vô cùng. Sau hai người thấy hán tử bệnh hoạn thở chậm lại và không ho nữa họ mới thở phào một cái.Hán tử bệnh hoạn chau mày nói:

-Ba ba! Má má! Ba má ngó hài nhi làm gì dữ vậy? Hài nhi đã chết đâu? Ông già hắng dặng một tiếng, ngoảnh đầu ra phía khác. Bà già cất giọng ôn nhu cười nói:

-Sao hài nhi cứ nói chuyện sống chết? Thọ mạng của hài nhi có thể sống lâu trăm tuổi. Vi Tiểu Bảo lại lẩm bẩm:

-Té ra ông bà già này là gia nương của hán tử bệnh hoạn. Anh chàng kia được cha mẹ nuông chiều từ thuở nhỏ thành ra mất nết. Gia nương nhìn gã một lúc vì thương yêu gã rất mực, mà gã cũng phát cáu. Bà già lại nhìn hai người bộc phụ nói:

-Trương má! Tôn má các ngươi hãy đun sâm thang cho thiếu gia uống đã rồi hãy ăn cơm. Hai tên bộc phụ vâng lời xách hai gói nhỏ đi vào hậu đường. Lúc này, một người văn nhã văn mặc như kiểu sư gia trong đội quan binh hỏi thăm chủ quán đường đất đi Bắc Kinh còn bao xa nữa? Chủ quán đáp:

-Bữa nay các vị lão gia ở đây đi chừng hai ba chục dặm đường là đến một tòa thị trấn. Đêm nay ngủ tại quán trọ, sáng sớm mai lên đường thì chỉ xế chiều là tới kinh thành. Tên sư gia nói:

-Chúng ta phải đi suốt đêm, ngủ trọ thế nào được? Chủ quán vừa đối đáp vừa lấy vài thứ rau đậu sẵn có bày ra để mấy tên quan nhân nhắm rượu. Sư gia lại nói:-Chủ quán! Từ nay trở đi trong vòng một năm, ta chúc cho ngươi làm ăn thịnh vượng, mua chứa sẵn nhiều rượu thịt, để lúc khách đến khỏi phải cuống cuồng cả lên. Chủ quán nở nụ cười xã giao đáp:

-Lão gia dạy hay quá! Trước nay tiểu điếm làm ăn rất bình thường. Trong một tháng chả được mấy bữa đông khách như hôm nay. Nếu ngày nào cũng được các vị cùng quan khách chiếu cố thế này thì tiểu điếm có thể khuếch trương rất mau lẹ. Tên sư gia lại nói:

-Ta dám đánh cuộc với chủ quán: nếu năm nay mà chủ quán không làm ăn phát đạt thì cứ việc thóa mạ sau lưng ta. Ta họ Cố. Chủ quán tha hồ cửu bới Cố sư gia chỉ nói nhảm để lừa người. Chủ quán khom lưng cười đáp:

-Đa tạ kim khẩu của cố sư gia. Cố sư gia đã dạy khi nào không đúng? Dù không đúng đi nữa thì cũng là một phen hảo của lão nâhn gia, có lý đâu tiểu nhân lại kh6ong biết điều mà ăn càn nói rỡ? Câu nói của chủ quán vẫn có ý không tin. Tên thủ bị cười nói:

-Chủ quán ơi! Ta cho ngươi hay một điều là Ngô Tam Quế tạo phản đã đánh tới Hồ Nam. Bọn ta phải hối hả về kinh báo cáo quân tình. Cuộc chiến tranh này khai diễn sẽ kéo dài ít ra là ba, bốn năm. Hàng ngày các nơi đưa tin về kinh tất phải qua đây. Đúng là dịp phát tài cho ngươi đó. Chủ quán luôn miệng tạ ơn, nhưng trong bụng la thầm:

-Mình làm ăn mà gặp phải hạng khách như bọn này thì hỏng bét. Chúng vào ăn nhiều uống lắm rồi lên mặt bang bạnh, thí cho được chút nào hay chút nấy. Những tên hung ác còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay đánh người ta hay ngoác miệng ra mà thóa mạ xong vỗ đít bỏ đi. Đừng nói cuộc chiến loạn kéo dài năm ba năm, mà chỉ sáu tháng hay một năm cũng đủ chết cha mình rồi. Bọn Vi Tiểu Bảo, Từ Thiên Xuyên nghe nói Ngô Tam Quế đánh tới Hồ Nam đều giật mình kinh hãi, lẩm bẩm:-Sao thằng cha đó tiến quân lẹ thế? Tiền lão bản khẽ nói:

-Để thuộc hạ hỏi tình hình xem thế nào? Vi Tiểu Bảo gật đầu.

-Tiểu lão bản tiến lại gần bọn kia, nét mặt tươi cười, chắp tay nói:

-Thưa các vị lão gia! Vừa rồi tiểu nhân nghe tướng quân đại nhân đây nói Ngô Tam Quế đã đánh tới Hồ Nam. Gia quyến ở tiểu nhân hiện ở Trường Sa, nên trong lòng rất đỗi lo âu. Tiểu nhân chẳng hiểu bên đó xảy ra cuộc chiến tranh, thành Trường Sa có việc gì không? Tên thủ bị nghe lão kêu mình bằng tướng quân đại nhân, trong lòng khoan khoái, đáp:

-Thành Trường Sa có việc gì không ta cũng chưa rõ. Ngô Tam Quế phái thủ hạ là Đại tướng Mã Bảo từ Quý Châu tiến đánh Hồ Nam Nguyên Châu thất thủ rồi. Quan tổng binh là Thôi Thế Lộc bị bắt cầm tù. Bọn Trương Quốc Trụ, Cung ứng Lân, Hạ Quốc Trương, bộ hạ Ngô Tam Quế, chia nhiều ngả tiến về phía Đông. Ngoài ra còn tên đại tướng Vương Bình Phiên đi đánh Tây Xuyên. Nghe nói binh thế bên địch rất lớn. Trăm họ ở giải Xuyên Tương đang bồng bế nhau tránh loạn. Tiểu lão bản lộ vẻ lo lắng hỏi:

-Nếu vậy thì… nguy to rồi. Có điều quan binh Mãn Châu cũng rất lợi hại. Chẳng hiểu Ngô Tam Quế có thắng được không? Cố sư gia đáp:

-Ai cũng bảo vậy nhưng trận đánh ở Nguyên Châu, binh mã Ngô Tam Quế oai phong lẫy lừng! Hỡi ơi! Cục diện này khó mà đoán trước. Tiền lão bản chắp tay cảm tạ rồi trở về chỗ ngồi. Bọn Mã Bảo, Hạ Quốc Tương, Trương Quốc Trụ, Cung ứng Lân, Vương Bình Phiện đều là dũng tướng dưới trướng Ngô Tam Quế. Vi Tiểu Bảo đã gặp cả rồi. Quân hùng Thiên Địa Hội ngơ ngác nhìn nhau, lẳng lặng không nói gì.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky