Vi Tiểu bảo vừa về đến chùa đã thấy Trừng Thông đứng chờ Ở cửa sơn môn. Trừng Thông chạy ra đón gã khẽ nói:
– Bạch sư thúc? Tiểu điệt nhận thấy tình hình có điều khác lạ.
– Vi Tiểu Bảo thấy y vẻ mặt nghiêm trọng, vội hỏi:
– Điều chi khác lạ? Trừng Thông vẫy tay rồi cùng đi với gã theo bậc đá chạy lên đỉnh núi. Vi Tiểu Bảo liếc mắt, ngó về phía tây thấy những chấm vàng lố nhố rất nhiều. Gã chú ý nhìn kỹ thì những chấm vàng này đều là Lạt Ma mặc áo hoàng bào. SỐ người rất đông, chẳng một ngàn cũng phải tám chín trăm. Đám Lạt Ma này quần tam tụ ngũ đứng rải rác dưới bóng cây trên đỉnh núi. Vi Tiểu Bảo giật bắn người lên hỏi:
– Bọn Lạt Ma đến đây làm gì mà đông thế? Trừng Thông lại trỏ tay về phía nam nói:
– Bên kia cũng có. Vi Tiểu Bảo đảo mắt nhìn qua phía nam, quả nhiên cũng có hàng ngàn Lạt Ma tụ tập từng đám một, kẻ đứng người ngồi. Lúc này ánh nắng mặt trời từ phía đông chiếu chênh chếch sáng nên nhìn rõ bạch quang lấp loáng. Bao nhiêu Lạt Ma đều đeo binh khí quanh mình. Vi Tiểu Bảo sợ hãi nói:
– Bọn họ đeo binh khí, phải chăng…phải chăng… Gã không nói hết lời, đưa mắt dò ý Trừng Thông. Trừng Thông lẩm nhẩm gật đầu ngắt lời:
– Sư điệt cũng đoán thế. Trừng Thông năm nay mới hai mươi bốn tuổi. Trong Thập Bát La Hán,y là người trẻ nhất và cũng là người võ công kém nhất. Vậy mà y được liệt vào hàng Thập Bát La Hán trong chùa Thiếu Lâm, tất y phải có chỗ hơn người. Trừng Thông là một nhân vật tinh minh mẫn cán, lại có tài sắp đặt công việc. Hối Thông phương trượng có ý để y từng trải công việc cùng ruút kinh nghiệm đặng ngày sau lên thừa kế ngôi trụ trì Ở bản tự. Chỉ còn một điều chưa biết là về phật học và về võ công y có theo thời gian mà tiến bộ được không? Lần trước y bảo vệu Hành Si Ở chùa Thanh Lương, sau lại kết bạn đồng hành với Vi Tiểu Bảo trở về Bắc Kinh. Trong khi chuyện trò với Trừng Thông. Vi Tiểu Bảo rất ý hơp tâm đầu. Chuyến này y theo gã đến chùa chùa Thanh Lương, những việc lớn nhỏ trong chùa gã uỷ thác cho y trông coi đến quá nửa. Vi Tiểu Bảo lại quay sang ngó phía Bắc và Đông thì thấy bên nào cũng có đến hàng ngàn Lạt Ma Gã còn nhận thấy trong đám Lạt Ma có những tên mặc áo ca sa màu vàng thẫm. Những người này là thủ lĩnh của mỗi đội. Vi Tiểu Bảo trong lòng hồi hộp, lại có ý tức giận nên gã liền văng tục:
– Con mẹ nó? Cả thẩy có đến bốn, năm ngàn người. Trừng Thông đáp:
– SỐ thủ lãnh lên tới ba trăm hai mươi lăm tên, vậy cộng tất cả là bốn ngàn linh tám mươi hai Lạt Ma. Vi Tiểu Bảo khen ngợi:
– Sư điệt thật là tinh tế, đứng xa mà cũng đếm được rõ ràng. Trừng Thông hỏi:
– Làm sao bây giờ? Vi Tiểu Bảo không biết trả lời thế nào? Đứng trước nững việc khó giải quyết, bảo gã lừa gạt người để chuồn đi thì gã làm được. Nhưng hiện giờ gã lâm vào tình trạng bị đối phương tụ tập hàng bón ngàn người để bao vây thì gã dù có tài ba đến đâu cũng chẳng thể nào thoát ra khỏi trùng vây được. Đây là cục diện phải hành quân chiến đấu thì gã lại chẳng hiểu biết gì. Vi Tiểu Bảo nghe Trừng Thông hỏi vậy, gã ngẩn ngơ nhắc lại:
-Làm thế nào bây giờ? Trừng Thông nói:
– Coi tình hình này thì đối phương muốn cướp Hành Si đại sư đem đi. Chắc chúng chờ đến tối sẽ bao vây bốn mặt rồi kéo vào tấn công. vi Tiểu Bảo hỏi:
– Sao họ không tấn công ngay bây giờ? Trừng Thông đáp:
– Trên Ngũ Đài Sơn những Lạt Ma Ở chùa vàng trước nay vẫn hữu hảo với tăng lữ họ Thích chúng ta Ở chùa xanh. Phe chùa xanh chúng ta rất nhiều và tăng lữ cũng lắm. Trên núi có mười ngôi đại tự, bên ngoài cũng có hàng chục chùa lớn. Bọn Lạt Ma Ở chùa vàng tuy hành vi bá đạo nhưng không dám lấn át chúng ta. Nếu chúng tấn công ban ngày, tất nhiên các chùa xanh kéo đến tiếp viện. Vi Tiểu Bảo nói:
– Vậy chúng ta lập tức phái người đi thông tri cho trụ trì các chùa xanh, xin các vị phái tăng chúng tới cùng bọn Lạt Ma quyết một trận tử chiến. Chúng ta thẳng thắng tuyên bố: những hoà thượng Ở Ngũ Đài Sơn về phe chùa xanh đại chiến ác Lạt Ma. Trừng Thông lắc đầu đáp:
– Các tăng lữ Ở chùa xanh trên Ngũ Đài Sơn, mười phần có đến tám, chín không biết võ công. ngay những người hiểu biết võ công bản lãnh cũng tầm thường. Tiểu điệt chưa nghe nói có tay hảo thủ nào đáng kể. Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Vậy thì họ không chịu đến viện trợ hay sao? Trừng Thông đáp:
– Chẳng phải là không có người đến viện trợ, chỉ sợ họ chết uổng mạng mà không được ích gì. Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Chẳng lẽ chúng ta chịu bó tay đầu hàng đối phương ư? Gã kém trí phấn đấu, tính bài không đánh nổi thì phải đầu hàng. Trừng Thông đáp:
– Chúng ta đầu hàng cũng chẳng sao, nhưng Hành Si đại sư tất bị chúng cướp đem đi. Bọn Lạt Ma đã kéo đến đông thế này tất có cuộc mưu đồ trọng đại, chứ không phải chuyện tầm thường? Vi Tiểu Bảo tự hỏi:
– Thân phận hành Si đại sư không hiểu quần tăng chùa chùa Thiếu Lâm đã biết chưa? Gã liền hỏi:
– Bọn họ kéo đến đông đảo để cướp Hành Si đại sư mưu đồ chuyện gì? Mấy tháng trước họ đã tới đây một lần, may được các vị ra oai khiến chúng phải rút lui. Không ngờ lần này chúng kéo đến đông quá. Trừng Thông trầm ngâm một lát rồi đáp:
– hành Si đại sư nhất định phải là một nhân vật lai lịch rất lớn, không chừng ảnh hưởng đến sự hưng suy của võ lâm Trung nguyên, hoặc liên quan trọng đại đến mối tranh chấp giữa hai phe chùa xanh, chùa vàng. Nguyên do thế nào Trừng Tâm sư huynh không nói tới. Sư thúc mà không biết thì bọn sư điệt lại càng không hiểu. Vi Tiểu Bảo sực nhớ tới trong mình có mang ngự trát của Hoàng đế, có thể điều động văn võ quan viên khắp nơi, liền nói:
– Hiện giờ tình thế nguy cấp, võ công chùa Thiếu Lâm ta tuy cao thâm nhưng ít người chẳng thể địch nổi số đông. Ba mươi bẩy vị hoà thượng làm sao có thể chống lại hơn bốn ngàn tên Lạt Ma? Ta muốn lập tức xuống núi đi cầu viện! Trừng Thông đáp:
– Chỉ sợ nước xa không cứu được lửa gần. Vi Tiểu Bảo nói:
– Thế thì chúng ta đành hộ tống Hành Si đại sư phá vòng vây mà chạy. Trừng Thông gật đầu đáp:
– Tiểu điệt nghĩ cũng chỉ còn cách đó. Bọn Thiếu Lâm tăng chúng ta ba mươi bảy người, thêm vào tên tiểu đồng của sư thúc muốn chống lại sự tấn cong của hơn bốn ngàn tên Lạt Ma thì nhất định là không địch nổi, nhưng chỉ dò chỗ sơ hở để xông ra thì không phải là việc khó. Vi Tiểu Bảo nói:
– Chỉ còn lo Hành Si đại sư cùng sư phụ của y là Ngọc Lâm đại sư không chịu chạy đi. Họ thường nói: Sống cũng vậy mà chết cũng thế, trốn hay không chẳng khác gì nhau. Trừng Thông chau mày đáp:
– vậy xin sư thúc tìm lời khuyến dụ các vị đó. Vi Tiểu Bảo nói: Nếu chỉ thuyết phục một mình Hành Si đại sư thì còn có cách, nhưng chuyện khuyên can được Ngọc Lâm lão hoà thượng thì ta cũng đành chịu. Cái đó kêu bằng chuột muốn dắt rùa mà chẳng biết ngậm mõm vào chỗ nào? Gã đưa mắt nhìn xuống dưới thấy từng tốp Lạt Ma rải rác khắp nơi tựa hồ đám quân Ô hơp chẳng có chương pháp gì hết, mà thực ra cách bố trí rất hơp lý. Những nơi nào có nẻo đường từ trên núi đi xuống nhân số đều được bố trí đông hơn. Gã nghĩ tới lúc trời tối, hơn bốn ngàn tên Lạt Ma này ào ạt xông lên thì quần tăng chùa Thanh lương chỉ còn đường hô lớn: Đức Phật từ bi? Gã lẩm bẩm:
– Con mẹ nó? Lão gia làm hoà thượng thật là uổng? Giả tỷ lão gia làm Lạt Ma thì có phải lúc này tha hồ mà nhơn nhơn đắc ý, chẳng cần lo lắng chi hết. Đột nhiên trong đầu óc gã loé lên một tia sáng, nghĩ ra một kế hoạch, bất giác mừng thầm trong bụng, ngoài mặt gã giữ vẻ mặt điềm nhiên nói:
– Ta về thiền phòng ngủ một giấc con mẹ nó đã? Trừng Thông rất đỗi ngạc nhiên, miệng lẩm bẩm:
– Tình thế như lửa đết dầu mà sư thúc còn ngủ được ư? Vi Tiểu Bảo không hỏi gì đến y nữa tự đi vào phòng. Sau chừng nửa giờ, quả nhiên bọn Trừng Tâm, Trừng Quan,Trừng Quang và Trừng Thông xin vào ra mắt. Vi Tiểu Bảo thấy bốn nhà sư lộ vẻ hoang mang thì biết là bọn họ đã nhìn thấy hơn bốn ngàn Lạt Ma bao vây quanh chùa. Gã vươn vai ngáp dài. Trừng Tâm hỏi:
– Bọn Lạt Ma tụ tập dưới chân núi, hiển nhiên bất lợi cho bản tự. Phương trượng sư thúc đối phó bằng cách nào, xin nói cho nghe? Vi Tiểu Bảo thủng thẳng đáp:
– Ta nghĩ mãi mà chẳng tìm được kế hoạch nào hoàn hảo, nên bỏ đi ngủ một lúc Ngọc Lâm lão hoà thượng thường nói: ” kẻ xuất gia không tranh giành điều chi với thế tục Nghịch cảnh tới cứ ngồi yên mà chịu đựng. Nếu chùa Thanh Lương quả gặp tai hoạ thì đó là kiếp vận không sao tránh khỏi”. Kiếp nạn đã không tránh khỏi thì nghịch cảnh đến ngồi yên mà chịu đựng. Gươm đao đến cũng vươn cổ ra mà đó lấy Vậy khi người ta chém xuống mình đưa cổ ra tiếp thụ xem lưỡi đao sắc bén có chặt đứt cổ được không? Bọn Trừng Tâm ba người biết rằng gã nói nhăng nói cuội, nhưng Trừng Quan lại tin là chuyện thật, lão đáp:
– Xem chừng đao gươm của bọn họ rất sắc bén. CỔ chúng ta chắc không chịu nổi. Kẻ xuất gia không tranh giành điều chi với người đời, nghịch cảnh đến ngồi yên mà chịu đựng thì phải rồi, nhưng gươm đao đến vươn cổ ra mà tiếp thụ thì quá đáng Ngày trước Đạt Ma sư tổ không dạy ta vươn cổ ra chịu đao mà không được phản kháng. Vì như thế thì học võ làm chi? Vi Tiểu Bảo gật đầu hỏi:
– Theo nhận xét của Trừng Quan sư điệt thì đao chém tới không thể vươn cổ ra hứng chịu được hay sao? Trừng Quan đáp:
– Không được. Nói quyền đánh tới ngực chịu, chân đá tới bụng chịu thì còn nghe tạm. Nguyên nội công lão rất thâm hậu. Đối phương dù có quyền đấm, chân đá lão chỉ cần vận nội lực là hất quyền cước người ta bật ra. Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Dường như bọn Lạt Ma đều đeo giới đao cùng thiền trượng. Mình có cách nào bảo bọn họ đừng dùng khí giới được chăng? Trừng Quan ngơ ngẩn đáp:
– E rằng không thể dùng lý lẽ để khuyến dụ bọn Lạt Ma này được. Muốn họ buông đao đồ tể không phải là công việc một sớm một chiều mà làm xong. Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Vậy thì khó quá? Không hiểu bốn vị sư điệt có biện pháp gì chăng? Trừng Tâm đáp:
– Bây giờ chỉ còn một cách là cả bọn ta bảo vị cho ba vị Ngọc Lâm, Hành Si và Hành Điên nhằm chỗ sơ hở của địch mà xông ra. Bọn chúng chỉ có ý cướp Hành Si đem đi, còn tăng lữ trong chùa đều không hiểu võ công chắc họ cũng chẳng ra hai làm gì. Vi Tiểu Bảo nói:
– Được rồi? Chúng ta đến thuyết ba vị lão hoà thượng xem sao. Gã liền dẫn bốn nhà sư vào toà tiểu miếu Ở hậu viện. Tiểu sa di thấy năm người tới liền vào thông báo. Bọn Ngọc Lâm nghe báo có trụ trì đến, lập tức ra cửa nghênh tiếp. Ngọc Lâm, Hành Si và Hành Điên vừa ngó thấy Vi Tiểu Bảo đã ra chiều kinh ngạc. Ba vị chỉ biết có một cao tăng chùa Thiếu Lâm đến đây là trụ trì là một thiếu niên, nhưng không ngờ lại là Vi Tiểu Bảo. Ngọc Lâm và Hành Si và Hành Điên nghĩ qua hiểu ngay đây là cách bố trí của Hoàng Đế vì mục đích bảo vệ cho phụ thân. nhưng theo lề luật của chùa, trụ trì là chủ nhân, bọn Ngọc Lâm phải hành lễ tham kiến. Vi Tiểu Bảo cung kính đáp lại rồi cùng nhau vào thiền phòng. Ngọc Lâm mời Vi Tiểu Bảo ngồi vào bồ đoàn Ở chính giữa, còn mấy vị kia đứng thị lập Ở hai bên. Vi Tiểu Bảo lòng khoan khoái tự nhủ:
– Mình được an toạ Ở giữa, cả Lão Hoàng Đế cũng phải đứng bên chầu chực, thì đó ông Vua con cũng không oai phong đến thế này. Gã cố nhịn cười nói:
– Mời Ngọc Lâm đại sư cùng Hành Si đại sư an toạ. Ngọc Lâm và Hành Si bấy giờ mới ngồi xuống bồ đoàn. Ngọc Lâm nói:
– Phương trượng đại sư tói trụ trì chùa Thanh Lương, bọn tiểu tăng chưa lại tham bái, đã phiền đại giá phương trượng tới đây, trong lòng rất lấy làm áy náy. Vi Tiểu Bảo đáp:
– Đại sư dạy quá lời. Tiểu nạp biết ba vị không thích người ngoài đến quấy nhiễu nên không muốn vào thăm các vị. Nếu bữa nay không xẩy ra cơ sự trọng đại, tiểu nạp cũng chưa tiện đến. Gã thấy các vị Lão hoà thượng thường dùng danh từ “Lão Nạp” để tự xưng mình cho có vẻ khiêm nhượng, gã liền nghĩ mình còn nhỏ tuổi phải tự xưng là ” Tiểu Nạp” thực ra chẳng có nhà sư nào lại tự xưng như vậy. Chúng tăng tưởng gã lập dị đặt ra tiếng xưng hô mới mẻ này cho có vẻ tân kỳ thì không khỏi cười thầm trong bụng. Ngọc Lâm hỏi:
– Dạ? Không hiểu có điều chi trọng đại? Vi Tiểu Bảo trả lời:
– Trừng Quan sư điệt? xí nư điệt nói cho ba vị nghe. Ngọc Lâm biết vị tân trụ trì pháp hiệu là hối Minh, mà Ở chùa Thiếu Lâm hàng chữ hối còn cao hơn chữ trừng một bực. Nhưng lão thấy tên tiểu hoà thượng này mồm mép lém lẩu lại kêu một vị lão tăng đạo đức trang nghiêm, vẻ mặt hiền hoà bằng “sư điệt thì trong lòng không khỏi sửng sốt. Trừng Quan kính cẩn dạ một tiếng rồi nói rõ tình trạng mấy ngàn Lạt Ma bao vây trùng điệp Ở xung quanh chùa. Ngọc Lâm nhắm mắt một lúc rồi mở mát ra hỏi:
– Xin hỏi phương trượng đại sư: bây giờ đối phó bằng cách nào? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Bọn Lạt Ma tăng này Ở xung quanh bản tự kẻ ngồi người đứng để xem phong cảnh, dường như không có ý gì khác. Bản tự nổi tiếng là phong cảnh u nhã thì họ đến du sơn ngoạn thuỷ, ta cứ để mặc kệ họ như chẳng có chuyện gì. Hành Diên không nhịn được lên tiếng:
– Nếu bọn chúng đến du sơn ngoạn thuỷ thì đã chẳng bao vây bản tự hàng mấy giờ mà chưa bỏ đi. Nhất định chúng muốn bắt Hành Si sư huynh. Vi Tiểu Bảo nói:
– Tiểu nạp nghĩ rằng: những chùa xanh, chùa vàng trong thiên hạ cũng là một phái Thích Ca dưới phật toà. Bọn họ muốn mời Hành Si đại sư đi là bọn họ hâm mộ Phật pháp cao rộng của ba vị đại sư, nên thỉnh đến các chùa Lạt Ma để giảng kinh thuyết pháp. Không chừng vì ngưỡng mộ Phật pháp Ở trung nguyên chúng ta, họ không muốn làm Lạt Ma nữa mà thích đổi làm hoà thượng như bọn ta. Cái đó càng hay chứ sao? Trừng Quan hỏi:
– Phương trượng sư thúc? HỌ muốn vậy sao còn đem theo binh khí? Vi Tiểu Bảo chắp tay đáp:
– A Di Đà Phật? Bọn họ đem theo giới đao hoặc thiền trượng, khí thế hung hăng, cũng có thể họ muốn chặt đầu bọn tăng lữ trong bản tự. Nhà Phật đã nói: “Ta không vào địa ngục thì còn ai muốn vào nữa?” Vậy chúng ta thấy đao chém đến cũng nên đưa cổ ra mà chịu. Cái đó kêu bằng: ” Ta không chịu bj chặt đầu thì còn ai chịu nữa?” Gã ngừng lại một chút rồi tiếp:
– A Di Đà Phật? Hễ có sinh là có diệt, không sinh thì không diệt, không bụi thì không có sạch. Đã hữu sinh, hữu diệt thì có đầu phải có mất đầu. Thuyết nhà Phật có tam đức là: ” đại định”, “đai trí” và “đại bi”. Bọn Lạt Ma cầm đao tới đây, chúng ta vẫn điềm nhiên như chẳng tai nghe mắt thấy. Không nghe, không thấy tức là đại định. Bọn chúng giơ đao lên chém, chúng ta coi đao của họ như không. Thế là đai trí Mỗi nhát đao chém tới đầu chúng ta lại rơi xuống. Toàn thể đi vào chỗ ” Ô hô, ai tai” ấy là đại bi. vi Tiểu Bảo Ở trong chùa lâu ngày, được nghe nhiều từ ngữ trong kinh Phật, g ã buột miệng nói nhăng một tràng dài. Trừng quan ngơ ngác xen vào:
– Phương trượng sư thúc? Chữ “đại bi” mà sư thúc nói Ở trên e rằng Ở thuyết từ bi chứ không phải bi ai thống thiết. Vi Tiểu Bảo mỉm cười nói:
– Sư điệt nói như vậy cũng phải. Nhưng ta nghĩ đức phật cắt thị mình nuôi chim ưng, huỷ thân mình cho hổ đói ăn. Thế là đại từ, đại bi đến cùng cực. Bọn Lạt Ma này tuy hung dữ nhưng so với ác ưng, mãnh hổ còn khá hơn nhiều. Vậy chúng ta xả kỷ để thoả mãn cho bọn chúng, cũng là tấm lòng đại từ, đại bi? Trừng Quan chắp tay đáp:
– Sư thúc quả là người thông tuệ phi thường, am hiểu Phật pháp đến chỗ vi diệu, khiến ai cũng phải bái phục. Vi Tiểu Bảo lại nói:
– Bữa trước Ngọc Lâm đại sư đã dạy: ” kẻ xuất gia không tranh giành điều chi với người thế tục. Nghịch cảnh tới cứ ngồi yên mà chịu đựng. Nếu chùa Thanh Lương quả gặp tai hoạ thì đó là kiếp vận không sao tránh khỏi”. Chúng ta để cho bọn ác Lạt Ma vung đao chém đầu rồi mình viên tịch, cùng nhau về Tây phương cực lạc ầu cũng là một điều rất thú vị. Quần tăng ngơ ngác nhìn nhau. Ai cũng cho là Vi Tiểu Bảo tuy nói hơp đạo lý nhưng kỳ thực hủ lậu đến cùng cực, e rằng gã hiểu lầm Phật pháp. Trừng Quan và Trừng Thông lại thấy lý thuyết của Vi Tiểu Bảo không hơp lý với chí nguyện bình nhật của gã. Hai người đoán rằng gã đưa ra phản thuyết để khiêu khích cho Ngọc Lâm và Hành Si phải tự nói lên những lời cầu cứu. Chúng tăng lẳng lặng hồi lâu. Đột nhiên Hành Điên lớn tiếng:
– Sư phụ đã bảo bọn Lạt Ma Ở Tây Tạng muốn bắt Hành Si sư huynh đem đi, tức là muốn tàn ngược muôn dân để chiếm lấy thế giới thanh bình. Chúng ta sống chết có chi đáng kể, nhưng để hàng trăm triệu bách tính cho bọn chúng dày xéo há chẳng phải là tội nghiệp thâm trọng ư? Sư phụ còn nói: “Chúng ta nhất quyết không để bọn họ làm sằng, làm bậy” Vi Tiểu Bảo gật đầu đáp:
– Sư huynh nói vậy rất hơp lý, so với kiến thức của tiểu nạp còn cao thâm hơn một tằng. Nhưng hiện tình thế lực bọn Lạt Ma lớn quá, e rằng chúng ta “quả bất địch chúng” thì làm thế nào? Hành Điên nói:
– Chúng ta bảo vệ sư phụ cùng sư huynh phá vòng vây xông ra, chắc bọn chúng không ngăn cản nổi. Vi Tiểu Bảo nói:
– Tiểu nạp chỉ e một khi xảy cuộc đấu tranh,tất không thể tránh khỏi tổ thương đến sinh mạng của bọn Lạt Ma. A Di Đà Phật? Nhà Phật có đức hiếu sinh. ứu một mạng người còn hơn xây bẩy tháp phù đồ. Giết một mạng người bằng đạp đổ tám bậc bảo tháp?. trong các giới điều của nhà Phật thì giới sát làm đầu. Biết làm thế nào cho chọn ven? Hành Điên đáp:
– Đây là bọn chúng muốn đến giết người. Còn chúng ta bất đắc dĩ phải tự bảo vệ Nếu không phải giết người là hay, nhưng cũng chẳng thể giương mắt lên bó tay chịu chết? Đột nhiên ngoài cửa có tiếng nhộn nhịp, Thiếu Lâm tăng là Trừng Giác chạy vội vào nói:
– Khải bẩm phương trượng sư thúc? Bọn Lạt Ma dưới chân núi đã đi lên, vào gần một trăm trượng rồi dừng lại. Vi Tiểu Bảo hỏi: Tại sao chung đi lên một đoạn rồi dừng lại? Phải chăng bọn chúng đột nhiên được đức Phật cảm hoá sinh lòng hối hận, hiểu câu ” Bể khổ mênh mang, quay lại là vào vào bờ được” Hành Điên ra chiều tức giận lớn tiếng:
– Không phải đâu? Không phải đâu? ĐÓ là bọn chúng còn đợi cho trời tối hẳn mới Ồ ạt xông lên. Nguyên Hành Điên khi xưa là một đậi tướng trong đạo hoàng kỳ, sau làm đến thủ lĩnh đội ngự tiền thị vệ của vua thuận trị. Vi Tiểu Bảo nói:
– Cứ để chúng tiến lên Đại hùng bửu điện, trong bản tự, chúng ngó thấy tượng Phật bảo tướng trang nghiêm rồi chúng dừng ngựa Ở bờ…cái gì cũng không sao. Hành điên tức quá, không nhịn được nổi xung:
– Vị tiểu phương trượng này thật là, thật là…hỡi ôi?…chẳng hiểu gì hết. Hắn toan nói ” thật ngu quá”nhưng hắn nghĩ tới nói như vậy là thật vô lễ đối với một vị phương trượng. Thế là hắn tới bờ vực thẳm biết dừng ngựa lại. Ngọc lâm từ nãy đến giờ vẫn ngồi yên, nhưng nghe mọi người tranh luận lại thấy Hành Điên trán nổi gân xanh, mỗi lúc một to tiếng lão liền mỉm cười nói:
– Hành Điên? Chính người mới thật là ngu dết. Còn phương trượng đại sư trí tuệ hơn đời, trong lòng đã có chủ kiến, hà tất người phải lo âu? Hành Điên ngơ ngác nói:
– Ua? té ra phương trượng đại sư đã có diệu kế. Vi Tiểu Bảo mặt mũi nhăn nhó đáp:
– Tiểu nạp chẳng có diệu kế gì đâu. Chỉ có tam thập lục kế tẩu vi thượng sách. Các vị đều nói phá vòng vây xông ra thì chúng ta cứ làm thế. Hành Điên cùng bọn Trừng tâm đều khen phải. Vi Tiểu Bảo nói:
– Nếu vậy chúng ta mau mau thu xếp chờ đêm tối, bọn họ chưa kịp động thủ, chúng ta xông ra chạy về phía đông đến huyện phủ binh. Bọn Lạt Ma kia dù có hung dữ đến đâu cũng chẳng dám công nhiên đánh vào huyện thành. Bọn Hành Điên lại khen phải. Hành Si bỗng lên tiếng:
– con người bần tăng thật là bất tường, lần trước đã vì bần tăng mà phải giết biết bao nhiêu mạng người. Dù lần này có thoát được tai ách thì bọn họ cũng chẳng chịu thôi mà còn gây nên sát nghiệp không bao giờ chấm dứt.