Bạch y ni lại hỏi: Thế rồi sao nữa? Vi Tiểu Bảo trỏ vào A Kha đáp:
– CÔ nương đây nói: Người ta đã không cho lên chùa thì mình quay về thôi. Nhưng bốn tên tri khách tăng Ở chùa Thiếu Lâm rất vô lễ, buông lời càn rỡ đắc tội với hai vị cô nương mà võ công họ lại kém lắm. Bạch y ni nhìn A Kha hỏi:
– Các ngươi cùng người động thủ hay sao? Vi Tiểu Bảo đỡ lời:
– Điều lầm lỗi hoàn toàn Ở nơi tri khách tăng. Chính mắt tiểu tử đã trông thấy. Bọn chúng giơ tay đẩy hai vị cô nương. Sư thái thử nghĩ coi: Hai vị cô nương cành vàng lá ngọc thì những bàn tay dơ bẩn của bốn tên hoà thượng sao lại đụng vào các cô được? Dĩ nhiên hai cô nghiêng mình né tránh. Bốn tên hoà thượng liền hùng hổ động thủ động cước, nhưng khác nào đấm đá vào cột đá, không khỏi bị một phen đau đớn. Bạch y ni hắng dặng một tiếng rồi hỏi:
– VÕ công chùa Thiếu Lâm đứng đầu võ lâm, có lý nào lại kém cỏi như vậy? A Kha? Lúc ngươi động thủ đã dùng những chiêu thức gì? A Kha không dám dấu diếm, cúi đầu xuống nói nhỏ, kể lại với bà. Bạch y ni hỏi:
– Các ngươi đánh té cả bốn nhà sư Thiếu Lâm ư? A Kha liếc mắt nhìn Vi Tiểu Bảo đáp:
– Gã này nữa là năm tên. Bạch y ni hỏi:
– Các ngươi thiệt là lớn mật? Dám lên chùa Thiếu Lâm đánh gãy chân tay năm vị hoà thượng của người ta thì đáo để quá? Bà liếc cặp mắt sáng như điện ngắm toàn thân cô.A Kha sợ quá sắc mặt lợt lạt. Bạch y ni thấy Ở cổ nữ lang còn một vệt đỏ liền hỏi:
– CÓ phải vết thương này do một tay cao thủ Ở chùa Thiếu Lâm gây ra không? A Kha ngập ngừng đáp:
– Không, không phải?… Gã… gã… CÔ quay lại lườm Vi Tiểu Bảo một cái rồi đột nhiên hai má cô đỏ ửng, nước mắt chảy quanh. CÔ đáp:
– Gã làm nhục đệ tử. Đệ tử… đệ tử… tự đâm đao vào cổ mình… nhưng… nhưng không chết. Bạch y ni lúc ban đầu nghe nói đệ tử mình lên quấy nhiễu chùa Thiếu Lâm, lộ vẻ tức giận, nhưng bây giờ bà thấy vết thương chạy dài trên cổ cô liền nảy lòng xót thương, dịu giọng hỏi:
– Gã làm nhục ngươi thế nào? A Kha “oẹ” một tiếng rồi khóc oà lên. Vi Tiểu Bảo nói:
– Sự thực là lỗi Ở tiểu tử Tiểu tử nói năng chẳng có bề bậc lại không thứ tự. CÔ nương đây nắm lấy tiểu tử, tiểu tử sợ quá, lại nghe cô nói muốn móc mắt tiểu tử, dù đó chỉ là lời hăm doạ chứ không phải chuyện thực, nhưng tiểu tử là kẻ hèn nhát vô dụng cũng sợ bờ vía. Hai tay vừa đánh vừa chụp loạn xà ngầu. Vì không cẩn thận một chút, đụng vào người cô. Tuy đó chỉ là sơ ý nhưng cũng không thể trách cô nương nổi giận. A Kha mặt đỏ bừng lên, vừa tức giận vừa đau khổ. Bạch y ni đã hỏi những chiêu số lúc động thủ, bà hiểu rõ sự tình liền nói:
– ĐÓ là gã vô tâm, ngươi chẳng nên coi đó là sự thực. Bà khẽ vỗ vai cô, cất giọng hiền hoà nói tiếp:
– Gã còn là đứa trẻ nít mà lại là… một tên thái giám thì có cần gì? Ngươi đã dùng chiêu Nhũ yến quy sào bẻ trật hay tay gã để trừng phạt là quá rồi. A Kha nước mắt chạy quanh bụng bảo dạ:
– Gã đâu phải là đứa con nít? Gã đã đến kỹ viện làm đủ trò tồi bại. Tuy cô nghĩ vậy nhưng không dám nói ra miệng, chỉ sợ sư phụ hỏi vặn, điều tra ra vụ mình cùng sư tỷ tìm đến kỹ viện đánh người. Trong lòng nóng nẩy bồn chồn, cô lại khóc oà lên. Vi Tiểu Bảo quỳ xuống đất dập đầu lia lịa nói:
– Thưa cô nương? Nếu trong lòng cô hãy còn buồn bực thì hãy đá tiểu nhân thêm mấy cước cho hả giận. A Kha dậm chân vừa khóc vừa nói:
– Ta không thèm đánh ngươi nữa. Vi Tiểu Bảo vung tay lên tát l,bốp bốp” vào mặt mình luôn mấy cái, vừa tát vừa nol:
– Tiểu nhân thật đáng chết? Tiểu nhân thật đáng chết? Bạch y ni chau mày nói:
– Vụ này không phải lỗi Ở ngươi. A Kha? Chúng ta không nên khinh người thái quá? A Kha nghẹn ngào nói:
– Gã khinh khi đệ tử, bắt đệ tử giam trong chùa không buông tha… Bạch y ni kinh hãi hỏi:
– CÓ chuyện đó ư? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Dạ, dạ? ĐÓ là lỗi Ở tiểu tử. Tiểu tử biết mình không phải, muốn chuộc lại lỗi lầm nên mời cô lên chùa. Tiểu tử nghĩ rằng vụ này chỉ vì cô nương đây muốn đến viếng cảnh chùa Thiếu Lâm mà xảy ra. Các sư sãi trong chùa không để cô vào, trách nào cô chẳng nổi giận. Tiểu tử… tiểu tử lớn mật mời cô vào Bát Nhã đường thưởng ngoạn và kêu một vị lão hoà thượng bồi tiếp để cô nương khuây khoả. Bạch y ni hỏi:
– Nói bậy? Cả hai đứa con nít đều làm nhộn. Làm gì có lão hoà thượng nào? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Chính là Trừng Quan đại sư, thủ toạ Bát Nhã đường. Sư thái đã quá chiêu với lão Ở chùa Thanh Lương trên Ngũ Đài sơn. Bạch y ni gật đầu nói:
– Vị đại sư đó võ công khá lắm? Bà lại vỗ vai A Kha nói tiếp:
– A Kha? Trừng Quan đại sư võ công đã cao thâm, lại tuổi tác già nua. Tiểu Bảo mời lão bồi tiếp ngươi là trịnh trọng lắm rồi, có làm gì khuất tất ngươi đâu? Không nói tới nói lui về vụ này nữa. A Kha mắng thầm trong bụng:
– Thằng quỷ sứ này thật là tệ hại, đốn mạt. Nhưng có nhiều điều không tiện nói ra. Nếu sư phụ căn vặn thì sư tỷ và ta cũng lâm vào nhiều chỗ lỗi lầm. CÔ ấp úng:
– Sư phụ ơi? Sư phụ có điều chưa hiểu. Gã… gã… Bạch y ni không lý gì đến cô nữa, chỉ đăm đăm nhìn vào phần mộ của Sùng Trinh hoàng đế mà ngơ ngẩn xuất thần. Vi Tiểu Bảo nhìn A Kha lắc đầu lè lưõi làm trò ba bị nhát trẻ con. A Kha tức hầm hầm lườm gã một cái. Vi Tiểu Bảo thấy lúc cô tức giận cũng xinh đẹp không bút nào tả xiết. Trong lòng rất vui sướng, gã ngồi xuống một bên, mắt nhìn người đẹp không chớp. Gã ngắm nghía từ đầu xuống đến gót chân. Đầu tóc, da dẻ, lông mày cô đã đep, cả ngón tay út cũng xinh xắn, tưởng chừng tạo hoá đem hết bao nhiêu cái hay cái đẹp trong hoàn vũ đúc nên con người tuyệt mỹ như vậy. A Kha lé mắt nhìn Vi Tiểu Bảo, thấy gã ngó mình trân trân,bất giác cô đỏ mặt lên kéo tay áo Bạch y ni nói:
– Sư phụ ơi! Gã… gã hau háu ngó đệ tử. Bạch y ni “hứ” một tiếng chứ không trả lời. Trong lòng bà đang mải nghĩ về tình cảnh trong cung ngày trước, câu nói của A Kha bà chẳng để vào tai, tựa hồ không nghe tiếng. Ba người ngồi trong tình trạng này cho tới lúc mặt trời đã xế về tây. Bạch y ni trong lòng bịn rịn không nỡ rời khỏi phần mộ phụ thân. Vi Tiểu Bảo lại mong hoàn cảnh này cứ kéo dài mười ngày hay nửa tháng cho bõ lúc nhớ nhung người đẹp. Gã chỉ cầu được nhìn A Kha, vĩnh viễn không ăn uống gì cũng được. A Kha bị gã dòm ngó thấy khó chịu quá. Tuy cô không quay lại nhìn cũng biết cặp mắt diều hâu của gã đang ngó mình chằm chặp. Lòng cô đầy hổ thẹn, lúc bồn chồn, lúc lại căm hận, bụng bảo dạ:
– Tên tiểu ác nhân này hoa ngôn xảo ngữ, không hiểu g ã đã lừa dối thế nào mà sư phụ mình lại bênh gã chằm chặp. Ta lừa lúc nào không có sư phụ, nhất định phải giết gã mới nghe. Đành chịu để lão nhân gia trách phạt dữ dội một phen, không thể để gã làm nhục ta mãi thế này được. Sau một lúc lâu nữa, trời chạng vạng tối, Bạch y ni buông tiếng thở dài đứng dậy nói:
– chúng ta đi thôi. Đêm hôm ấy ba người vào ngủ trọ tại một nông gia. Vi Tiểu Bảo biết Bạch y ni tính ưa sạch sẽ. Khi sắp ăn cơm, gã đem đũa chén rửa bằng nước nóng cho hai người dùng. Cái sập ngồi cũng lau thật sạch, bàn ăn không để dính một chút bụi bặm. Gã còn quét tước gian phòng của hai người nằm sạch như chùi. Bạch y ni lẩm nhẩm gật đầu nghĩ bụng:
– Thằng nhỏ này lanh lẹ mà cần mẫn. Ta đem gã đi theo được rất nhiều phương diện. Nên biết bà sinh trưởng Ở chốn thâm cung. Từ thuở nhỏ, bà được bọn cung nữ cùng thái giám phục thị quen rồi. Sau khi gặp cơn quốc biến, bà phải lưu lạc giang hồ. Tuy bà được dị nhân truyền thụ võ công đến trình độ siêu phàm nhập thánh, nhưng những cách ẩm thực sinh hoạt hàng ngày của bà trong chốn giang hồ không thể nào bì với đời sống khi còn là công chúa tại Hoàng cung. Một đằng Vi Tiểu Bảo đã làm thái giám lâu ngày, am hiểu sâu xa những điều ưa thích hay ghét bỏ của một vị công nương, trách nào gã chẳng làm vừa lòng Bạch y ni một cách rất khôn ngoan. Huống chi gã lăm le lấy nữ lang áo lục làm vợ, càng tận tâm kiệt lực chiều chuộng bà để lấy lòng, khiến bà được hưởng chút an lạc như hồi làm công chúa trước kia. Bạch y ni đã xuất gia tu hành, dĩ nhiên bà chẳng để tâm đến những mùi hào hoa phú quý của người trần tục, nhưng cung cách sinh hoạt theo thói quen của con người mười mấy năm trời Ở chốn cung cấm đã ăn sâu vào trí não, không mài sạch được nữa. Dù bà chẳng mong trở lại làm công chúa, nhưng được Vi Tiểu Bảo thị phụng chẳng khác một bậc công nương, bà cũng cảm thấy trong lòng khoan khoái vô hạn. Ba người ăn cơm tối xong, Bạch y ni lại hỏi A Kha về vụ A Kỳ lạc lõng nơi nao. A Kha đáp:
– Từ ngày bọn đệ tử Ở chùa Thiếu Lâm bị thất tán mỗi người một ngả cho đến bây giờ, đệ tử chưa gặp lại A Kỳ sư tỷ lần nào. Đệ tử e rằng… e rằng y đã bị gã giết chết rồi. CÔ vừa nói vừa mím môi trợn mắt nhìn thẳng vào mặt Vi Tiểu Bảo, ra chiều căm phẫn đến cực điểm. Vi Tiểu Bảo vội giải thích:
– Khi nào có chuyện đó? Tiểu tử thấy A Kỳ cô nương đi theo Cát Nhĩ Đan vương tử của xứ Mông Cổ, lại có bọn Lạt Ma Ở Tây Tạng và một tên tổng binh thủ hạ của Ngô Tam Quế nữa. Bạch y ni nghe nói tới Ngô Tam Quế, nhãn quang bà lộ vẻ phẫn nộ đến cùng cực Bà tức giận hỏi:
– Tại sao y… y lại đi theo bọn người chẳng có liên quan với mình? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Lúc bọn kia đến chùa Thiếu Lâm, tiểu tử thấy cả A Kỳ cô nương Ở trong đó. Chắc là lúc cô Ở trong chùa đi ra gặp bọn chúng rồi theo họ. Bạch sư thái? Sư thái muốn kiếm A Kỳ cô nương thì tiểu tử xin đi theo, có thể tìm cô một cách dễ dàng. Bạch y ni hỏi:
– Tại sao vậy? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Tiểu tử đã nhớ mặt bọn người Mông Cổ, bọn Lạt Ma Ở Tây Tạng và cả bọn quan quân Ở Vân Nam. Chỉ cần gặp một tên là công việc hỏi dò tin tức của A Kỳ cô nương chẳng khó khăn gì. Bạch y ni nói:
– Hay lắm? Vậy ngươi đi theo ta để kiếm y. Bạch y ni cả mừng nói:
– Đa tạ sư thái? Bạch y ni lấy làm lạ hỏi:
– Ngươi đi làm việc giúp ta, đáng lý ta cảm ơn ngươi mới phải, sao ngươi lại tạ ơn ta. Vi Tiểu Bảo đáp:
– Mỗi khi tiểu tử được theo hầu sư thái là trong lòng khoan khoái vô cùng? Tiểu tử chỉ mong vĩnh viễn được kề cận sư thái. Bằng không thế thì được ngày nào cũng hay ngày ấy. Bạch y ni hỏi:
– Thật thế ư? Tuy bà thu hai cô A Kỳ, A Kha làm đồ đệ, nhưng hàng ngày bà đối với đệ tử lạnh như băng sương. Hai cô đối với bà một lòng kính sợ, chẳng bao giờ dám thổ lộ tâm tình, đâu có được như Vi Tiểu Bảo hoa ngôn xảo ngữ, ăn nói ngọt ngào. Tuy bà bản tính nghiêm khắc, nhưng nghe những câu nói hoạt bát của gã cũng lọt tai và cảm thấy trong lòng khoan khoái, bất giác trên môi bà hé lộ một nụ cười. A Kha ngập ngừng xen vào:
– Thưa sư phụ? Gã… gã chẳng tử tế gì đâu. CÔ biết Vi Tiểu Bảo sở dĩ nhiệt tâm giúp sư phụ cô đi tìm sư tỷ chỉ vì muốn theo dõi cô. Gã nói những gì “Được theo hầu sư thái là trong lòng khoan khoái vô cùng…” và “Vĩnh viễn được kề cận sư thái… ” nhưng thực ra trong tâm ý gã chẳng phải vì sư thái mà vì cô. Hai chữ sư thái Ở cửa miệng gã phải đổi thành hai chữ A Kha mới đúng. A Kha không dám nói nữa, đành cúi đầu vâng dạ. Vi Tiểu Bảo sung sướng như mở cờ trong bụng. Gã tự nhủ:
– Ta phải tận tâm kiệt lực làm nên một vài đại sự cho sư thái thì việc lấy A Kha mười phần hy vọng đến tám chín. Hôm sau, ba người đi xuống phía nam để dò hỏi tin tức của A Kỳ xem cô lạc lõng nơi đâu? Dọc đường, Vi Tiểu Bảo phục thị hai người rất chu đáo. Tuy trong lòng gã say mê A Kha mà bề ngoài không dám liều lĩnh hở ra thái độ khinh bạc. Gã nghĩ bụng:
– Nếu ta để lộ tâm tình cho Bạch y ni phát giác thì thật là hỏng bét. A Kha thuỷ chung vẫn chưa nói với gã một câu nào ngọt ngào. CÔ còn nhân lúc vắng Bạch y ni lại đá gã một cước hay đấm một quyền cho bõ ghét. Vi Tiểu Bảo chỉ cần được gần gũi cô là trong lòng khoan khoái lắm rồi. Dù thỉnh thoảng gã có bị cô đánh nhưng gã cũng vui lòng hứng chịu. Ban đêm gã nằm trên giường suy nghĩ về những tình trạng đấm đá của người đẹp, chẳng những gã không thấy gì đau đớn mà còn có cảm giác êm ái vô cùng. Một hôm sắp đến Thương Châu, ba người vào trọ trong một tiểu khách điếm. Vi Tiểu Bảo ra chợ kiếm những rau tươi về làm cơm chay cho Bạch y ni. Gã tong tả cầm hai cân rau cải trắng và nửa cân dưa khô chạy về. Gã thấy A Kha đứng chơi ngoài cửa khách điếm liền cười hỷ hả tiến lại móc trong bọc ra một gói mứt Mai Côi đưa cho cô, nói:
– A Kha cô nương? Tại hạ định ra chợ mua cho cô một gói kẹo, không ngờ Ở thị trấn nhỏ bé này mà cũng có thứ mứt rất ngon lành. A Kha không đón lấy lại còn nguýt gã đáp:
– Mứt ngươi mua thúi lắm? Ta không thèm ăn. Vi Tiểu Bảo năn nỉ:
– Xin cô nương ăn thử một trái. Thật là ngon ngọt lắm. Gã đã từng dòm ngó, biết A Kha thích ăn vặt, nhưng Bạch y ni không cho cô tiền để tiêu vặt. Thỉnh thoảng bà mua cho cô một gói nhỏ kẹo bánh là cô ngồi ăn có vẻ ngon lành. Vì thế gã mua gói mứt để vành cạnh lấy lòng cô. A Kha đáp:
– Mứt thì ta không thích ăn. Hiện giờ sư phụ đang ngồi Ở trong phòng, xem chừng lão nhân gia mấy giờ nữa mới ra ngoài. Ta chẳng có việc gì buồn quá. Ở đây có chỗ nào phong cảnh thanh nhã, tĩnh mịch, ít người qua lại, thì ngươi dẫn ta thưởng ngoạn. Vi Tiểu Bảo nghe mấy câu này không tin Ở tai mình. Máu nóng trong người g ã chạy rần rần. Mặt gã đỏ lên hỏi:
– CÔ nương…? CÓ phải cô nương gạt tại hạ không? A Kha đáp:
– Ta gạt ngươi làm chi? Ngươi không muốn theo thì ta đi một mình cũng được. Dứt lời cô trở gót nhằm con đường nhỏ phía đông mà đi. Vi Tiểu Bảo vội nói:
– Đi lắm? Đi lắm? Sao lại không đi? Cô nương bảo tại hạ nhảy vào dầu sôi lửa bỏng, tại hạ cũng chẳng chau mày. Gã vừa nói vừa chạy theo A Kha. Hai người ra khỏi thị trấn, A Kha trỏ tay về phía toà núi nhỏ cách chừng mấy dặm Ở mé đông nam, cô nói:
– Đến đó thưởng ngoạn phong cảnh rất đẹp. Vi Tiểu Bảo sung sướng như bắt được vàng, vội đáp:
– Dạ dạ? Hai người đi theo đường sơn đạo tới một trái núi nhỏ. Trên toà tiểu sơn này, tùng mọc rất nhiều, thật là một nơi quạnh quẽ không người qua lại mà phong cảnh cũng chẳng có gì đáng thưởng ngoạn. Nhưng đối với Vi Tiểu Bảo, lúc này thì dù phong cảnh xấu xa hiểm ác đến đâu cũng là nơi sơn thuỷ hữu tình. Huống chi gã là con người tục tĩu nhất trong hạng người thô tục. Phong cảnh xinh tươi hay tàn tạ đối với gã chẳng có gì khác nhau. Gã nhìn phong cảnh nức nở khen:
– Nơi đây quả là danh thắng chẳng kém gì Đào nguyên, tiên cảnh. A Kha hỏi:
– CÓ gì xinh đẹp đâu? Ta chỉ thấy loạn thạch ngổn ngang, cây cối bừa bãi, khó chịu muốn chết. Vi Tiểu Bảo đáp:
– Dạ dạ? Đúng thế? Kể ra phong cảnh nơi đây chẳng có gì là ngoạn mục. A Kha hỏi:
– Vậy mà ngươi v u(l bảo nơi đây chẳng khác chi Đào nguyên, tiên cảnh là nghĩa làm sao? Vi Tiểu Bảo cười đáp:
– Chính phong cảnh không có chi là đáng kể, nhưng được dung mạo của cô nương ánh vào thành ra vô cùng tươi đẹp. Trên núi tuy chẳng có lấy một bông hoa, mà tướng mạo của cô nương còn đẹp hơn trăm hoa đua nở. Đầu non không một tiếng chim kêu mà thanh âm cô còn lọt tai hơn cả oanh vàng ríu rít. A Kha hắng dặng một tiếng rồi nói:
– Ta kêu ngươi ra đây chẳng phải để nghe ngươi tán hươu tán vượn, mà là để bảo cho ngươi hay: CÓ đường có nẻo thì tránh cho xa. Từ nay trở đi cấm ngươi không được nhìn mặt ta. Nếu ta còn trông thấy ngươi nhất định ta sẽ móc tròng mắt ngươi ra đó. Vi Tiểu Bảo cụt hứng, trái tim chìm hẳn xuống. Gã giơ bộ mặt đưa ma ra năn nl:
– Thưa cô nương? Từ nay về sau tiểu tử không dám đắc tội với cô nương nữa. Xin cô nương nhiêu dung cho tiểu tử. A Kha đáp:
– Được rồi? Ta sẵn lòng buông tha ngươi. Bũa nay ta không giết ngươi tức là nhiêu dung rồi đó. CÔ xoay tay ra sau lưng rút thanh liễu diệp đao đánh “soạt” một cái rồi nói tiếp:
– Ngươi lằng nhằng theo ta, trong lòng lúc nào cũng giữ ý niệm tồi bại, ngươi tưởng ta không biết hay sao? Ngươi còn làm nhục ta như vậy thì chẳng thà ta… ta đành chịu cho sư phụ đánh mắng hàng trăm ngàn lần mà phải giết ngươi cho bằng được Ngươi đã nghe rõ chưa? Vi Tiểu Bảo thấy đao quang lấp loáng, nghĩ ngay tới tính tình cương liệt của cô, biết là cô không nói đùa, liền đáp:
– Sư thái ra lệnh cho tiểu tử cùng đi với lão nhân gia để tìm kiếm A Kỳ cô nương. Vậy sau khi thấy y rồi, tiểu tử không đi theo cô nữa là xong. A Kha lắc đầu nói:
– Không được? Chẳng cần có ngươi chúng ta cũng tìm ra được sư tỷ. Y nào phải đứa con nít lên ba mà không biết đường tìm về? CÔ vung đao lên không chém dứ một đòn. Đao quang rít lên vù vù. CÔ lớn tiếng quát:
– Ngươi không cút đi thì đừng trách ta vô tình. Vi Tiểu Bảo cười đáp:
– Trước nay cô nương đối với tiểu tử vốn rất ư vô tình. Cái đó cũng không sao. A Kha tức giận rít lên:
– Đến bây giờ mà ngươi còn lớn mật dám giở giọng phong tình ư? CÔ nhảy xổ lại vung đao chém xuống đầu Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo khiếp sợ vội vàng né tránh. A Kha lại quát hỏi:
– Ngươi có cút hay không thì bảo? Vi Tiểu Bảo nhăn nhở cười đáp:
– Dù cô nương có phanh thây tiểu tử ra làm muôn đoạn, tiểu tử biến thành quỷ rồi cũng nhất định bám sát cô nương. A Kha phẫn nộ đến cùng cực.Cô vung đao veo véo chém liền ba chiêu. May mà những chiêu số này cô đều đã thi triển Ở Bát Nhã đường chùa Thiếu Lâm và Trừng Quan hoà thượng đã nhất nhất nghĩ ra cách chiết giải. Vi Tiểu Bảo đã được Trừng Quan chỉ điểm, nên gã tránh được hết. A Kha đâm chém Vi Tiểu Bảo chưa trúng được đao nào lại càng căm tức không biết đến thế nào mà kể. Thanh liễu diệp đao Ở trong tay cô phóng ra những chiêu thức mỗi lúc một cấp bách và hiểm độc. vi Tiểu Bảo cảm thấy những chiêu sau này khó lòng né tránh. Gã đành rút cây trủy thủ ra vung lên. Bỗng nghe đánh choang một tiếng. Thanh liễu diệp đao đã bị trủy thủ chặt đứt thành hai đoạn. A Kha vừa kinh hãi vừa tức giận, múa tít khúc đao gãy đâm chém loạn xà ngầu. Vi Tiểu Bảo thấy thanh đao cụt của đối phương ngắn quá, gã không dám dùng đến truỷ thủ để đón đỡ nữa, vì sợ mình võ công kém cỏi, chỉ lỡ tay một chút là thanh trủy thủ sắc bén đưa tính mạng người đẹp vào đất chết. Gã tránh né mấy chiêu nữa rồi co giò chạy xuống núi. A Kha cầm thanh đao gãy rượt theo, vừa rượt vừa la:
– Ngươi phải cút cho xa thì ta mới không giết ngươi. CÔ thấy Vi Tiểu Bảo chạy về phía thị trấn, trong lòng nóng nảy nghĩ thầm:
– Thằng lỏi đê tiện kia mà chạy về khóc lóc, cáo tố với sư phụ ta thì vụ này không yên được. CÔ vội đề khí rượt theo, định đón đầu ngăn cản gã. Nhưng Bạch y ni chỉ dạy cô về chiêu thức võ công, còn về nội công tâm pháp thì bà chưa truyền thụ. Vì thế nội lực của cô cũng tương tự như nội lực của của Vi Tiểu Bảo, chẳng hơn kém gì nhau, nên thuỷ chung cô vẫn không đuổi kịp. A Kha thấy Vi Tiểu Bảo chạy vào khách điếm, trong dạ càng bồn chồn cơ hồ phát khóc. CÔ liền tự nhủ:
– Nếu sư phụ trách phạt, ta đành đem những lời gã trêu cợt kể cho lão nhân gia nghe. CÔ thu thanh đao cụt lại từ từ bước vào khách điếm, nhưng vừa tới cửa phòng thì đột nhiên một luồng kình lực từ bên trong xô ra rất mãnh liệt, đẩy cô loạng choạng lùi ba bước rồi té ngồi xuống đất.