Vì thế, mười năm tới ở các căn cứ nhân loại, tất cả đều sẽ sống trong thời kỳ quá độ. Những người liều sống liều chết đánh giết chiếm giang sơn dần chán ghét cuộc sống này, hoặc già hoặc chết. Nhưng những đứa trẻ đời tiếp theo thì sao? Số lượng trẻ con ở những nơi đó còn không bằng một phần tư trong thị trấn nhộng, thậm chí không có cả trường mầm non, tiểu học hay trung học. Mấy năm trước, thị trấn nhộng cho ra mắt vaccine phòng bệnh mạt thế phiên bản phái sinh. Không phải đứa bé nào được tiêm vaccine này cũng có dị năng, nhưng chín mươi chín phần trăm trẻ em được tiêm vaccine này xong thì đều được tăng cường sức đề kháng với virus mạt thế. Trẻ con trong thị trấn nhộng dù bị zombie cắn cũng chỉ có một phần trăm tỷ lệ hóa thành zombie. Một năm trước, dưới sự thúc đẩy của Mai Thắng Nam và Phương Thúc Ế, nhà họ Phương ở phương bắc cũng bắt đầu phổ cập vaccine mạt thế bản phái sinh của thôn Bát Phương này. Có điều người ta nói, trong căn cứ Kinh thành, chỉ có hơn một trăm đứa trẻ được tiêm vaccine. Một trụ sở lớn như vậy mà có tỷ lệ phổ cập cực thấp, có thể tưởng tượng được thật ra Kinh thành này có bao nhiêu đứa trẻ con rồi. Đương nhiên không thể trách được căn cứ này. Mọi người tự nhiên phải tiến vào mạt thế, trẻ con, người già và phụ nữ trở thành những đối tượng bị bỏ rơi; không một ai trong số họ có cơ hội gia nhập đội ngũ để tồn tại. Không một ai như Tô Tô, chấp nhận thu nhận phụ nữ, trẻ con và người già. Những người yếu thế không có ai giúp đỡ nên khó có thể sống sót đến tận bây giờ. Đây chắc chắn là hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có điều, trước kia hầu như không ai coi trọng. Đến lúc này, người già chết quá nhiều, lịch sử đứt gãy tại thời kỳ mạt thế. Những văn hóa ưu tú không kịp bảo tồn, không có ai thừa kế, loài người tự mình loại bỏ. Ví dụ như văn hóa thêu và dệt truyền thống. Hiện nay chỉ có thị trấn nhộng có nhà máy dệt, một nhóm công nhân thêu khăn. Sản phẩm này được bán đến các căn cứ khác với giá cả cực kỳ cao. Ngoài ra, có những di sản văn hóa phi vật chất khác không thể tìm được ở các căn cứ khác nhưng lại có rất nhiều người thừa kế đang ở thôn Bát Phương. Bọn họ đều già cả lắm rồi, không nhận môn đồ, có nhận cũng chỉ nhận người trong thị trấn nhộng. Phụ nữ chết nhiều hơn dẫn đến không có người sinh trẻ con, hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tại các căn cứ, tỷ lệ nam nữ mất cân đối trầm trọng, nam quá nhiều, nữ quá ít, phần lớn đàn ông không thể tìm được người bạn đời cố định của mình. Bọn họ chinh chiến hơn chục năm, giờ cũng không có hy vọng thoát khỏi nỗi cô đơn. Trẻ con chết nhiều nên không có thể hệ kế tiếp. Trong hầu hết các căn cứ, nhân khẩu từ ba đến hai mươi tuổi gần như không có. Nói đúng hơn là, không cần chờ đến tương lai, người trong căn cứ già cũng già rồi, trẻ thì vẫn còn trong trạng thái chưa biết gì. Những người tầm tuổi đôi mươi trong hai chục năm tới sẽ hầu như không có. Hoặc nói đến việc phụ nữ còn ít, số ca sinh nở ít, mấy năm nữa sẽ xuất hiện tình trạng trẻ con mười mấy tuổi dẫn những người già sức yếu đời trước đi đánh zombie vây thành hay động thực vật biển dị… Không thể không nói, đây chính là nỗi lo lớn nhất trong hầu hết các căn cứ hiện tại. Vì thế, bây giờ trong Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em đặt tượng Tiểu Ái, trong viện dưỡng lão đặt tượng cha mẹ Tô. Tượng Tô Tô đặt ở quảng trường trung tâm thị trấn nhộng. Tượng Diệp Dục và mười tám lính đặc công được đúc rất to, đặt thành vòng tròn quanh tường rào thị trấn nhộng. Thời kỳ đầu mạt thế, khi mới chạy nạn một hai năm đầu, những người này bị mắng chửi là không hiểu chuyện, lo chuyện bao đồng, thánh mẫu giả tạo, nhưng đường đi càng dài, cống hiến của bọn họ càng được biểu lộ rõ rệt. Thị trấn nhộng phát triển càng mạnh, huyền thoại về Tô Tô càng được lan xa. Hiện tại, các phụ nữ muốn sinh con ở thị trấn nhộng không đi cầu xin Quan Thế m mà đi bái lạy chỗ pho tượng Tô Tô bế Tiểu Ái. Đêm dần trôi qua. Hôm sau, đám trẻ con đều đi học. Trong thao trường, Tiểu Ái, Từ Lỗi, Thiên Tứ vẫn đang tiếp tục nhảy ếch. Những đứa trẻ khác quanh quẩn xung quanh chỉ trỏ, có đứa còn tỏ vẻ hả hê, đặc biệt là Mỹ Tú. Cô bé kiêu ngạo như chú chim công, ưu nhã bước chân qua thao trường, cảm giác mình không gây sự với đám này đúng là quyết định chính xác. Nhìn ba đứa trẻ này xem, giờ chúng thật mất mặt, làm mất hết mặt mũi của những người đi trước. Tô Tô nhìn cảnh này, thấy con gái Tiểu Ái không chịu thua kém của mình như vậy liệu có hối hận rằng mình đã dạy con thất bại chưa? Cha mẹ nhóm bình dân dù cũng bực mình với thói đàn đúm thích thị phi của con cháu nhà mình nhưng lại không nỡ trách mắng nặng nề, vì thế cha mẹ đám con ông cháu cha không truy cứu, Hiệu trưởng là vợ Xuân Lai cũng không truy cứu thì bọn họ chỉ đưa con mình về. Tẩm Nguyệt đương nhiên cũng mong mình có thể đưa Duệ Duệ về sớm một chút. Cô không trách móc chuyện con mình quyết đoán, chỉ mong rằng con mình sau này bớt gây chuyện đi một chút. Dù Duệ Duệ là con ông cháu cha nhưng Tẩm Nguyệt cũng dạy con mình theo cách của các cha mẹ nhóm bình dân. Nhưng bình dân, gia trưởng hay đảng Thái tử, bọn họ chắc chắn đều thất vọng với đám trẻ con này. Dù bọn họ không bao giờ từ bỏ hy vọng rằng lũ trẻ sẽ không đánh nhau nữa, bốn năm nhà trẻ và sáu năm tiểu học trôi qua, vì mâu thuẫn giữa Duệ Duệ và Thiên Tử mà nhóm bình dân và đảng Thái Tử không bao giờ ngừng chiến tranh. Ba ngày một trận lớn, hai ngày một trận nhỏ, bệnh viện hiếm khi nào vắng bóng bọn trẻ con. Người của thị trấn nhộng dần quen với việc đám con ông cháu cha phá quấy. Đương nhiên cũng có người nhìn mãi không quen, chẳng hạn như Chu Hiểu Lầm và Mỹ Tú. Họ cảm thấy dường như chỉ có loại văn hóa ưu tú, lại đa tài đa nghệ như Mỹ Tú mới có thể thay đám con ông cháu cha kia đem lại vinh quang cho thị trấn nhộng. Nhưng phần lớn người vẫn vui vẻ chứng kiến đám trẻ con dũng mãnh hiếu chiến, ít nhất mỗi lần động thực vật biến dị lan tràn bao vây thị trấn nhộng, đám trẻ con này cũng có thể đi theo Tô Tô và Diệp Dục ra ngoài, tăng sức chiến đấu mà không phải trốn sau lưng cha mẹ, làm con rùa rụt đầu. Chỉ là bọn chúng rất ầm ĩ, nếu không… trong mạt thế, đám trẻ con này quả thực hoàn hảo…