Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Có ý kiến cho rằng: “Tình mẫu tử… trong tâm hồn mỗi con người”. Theo em, mạch nguồn tình cảm ấy được thể hiện như thế nào qua nhân vật bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (trích hồi kí “Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

“Con suốt đời vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

(Tố Hữu)

Mẹ dù thế nào đi chăng nữa vẫn mãi theo ta. Chính sợi dây thiêng liêng gắn kết giữa mẹ và con mà được gọi với cái tên thiêng liêng, cao quý – tình mẫu tử đã làm làm nền tảng vững chắc cho con chập chứng bước đi trên con đường đời. Mẹ đã mang đến cho con tình thương da diết, mẹ đã trao cho con trái tim hi vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm, ru đời con khôn lớn. Nhà văn Nguyên Hồng cũng vậy, những câu chữ ông viết ra dường như rất thiêng liêng ẩn hằn trong đó là toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc về người mẹ bất tận của ông. Đến với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, ta bỗng xót xa trước nhân vật bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của một tuổi thơ khao khát tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cái cảm giác của cậu bé sớm phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm để rồi, những đồng giả chúng ta bất chợt nhận ra rằng: “Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”.

Nếu có người hỏi tôi: Tình mẫu tử là gì? thì có lẽ, tôi sẽ đáp lại rằng: tình mẫu tử không thể giải thích được vì đó là thứ tình cảm tuyệt diệu. Nó đơn sơ, giản dị những vẫn thể hiện được cái gì đó phập phồng, thổn thức trong trái tim. Và đặc biệt hơn, nó lại càng phập phồng hơn, thổn thức hơn khi được thể hiện qua nhân vật bé Hồng. Tình cảm ấy như ánh sáng dịu mát, như bóng cây trên cao, như dòng sữa ngọt ngào vẫn chảy mãi trong trái tim những người con như chúng ta. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi mỗi người chúng ta vẫn gọi đó là “tình mẫu tử”.

Tuy đoạn trích với dung lượng không dài nhưng điều ta bắt gặp trong đó không phải là cảnh khốn cùng như trong “Lão Hạc” hay cùng cột như trong “Tức nước vỡ bờ”. Tuy vẫn thể hiện được chất văn của dòng văn hiện thực phê phán nhưng đoạn trích lại ẩn chứa sâu một thứ tình cảm thiêng liêng, mặn nồng – tình mẫu tử. Và khi đọc những dòng văn như trút cả bao điều đóng đót vào trái tim người đọc để rồi ta mới cảm nhận được thế nào là thứ tình cảm chân chình.

Với một hoàn cảnh đặc biệt và đáng thương, bé Hồng sinh ra và lớn lên trong một mái gia đình không có hạnh phúc. Bố mất sớm, mẹ phải đành rời bỏ quê hương, rời xa đứa con mà mình đã rứt ruột đẻ ra để đi “tha hương cầu thực” khiến bé Hồng phải cô đơn, tủi cực giữa sự ghẻ lạnh của gia đình họ nội. Và trong tâm trí cậu bé lúc nào cũng luôn tồn đọng cái dư vị đắng cay về một người mẹ hiền hậu, luôn chở che trong quá khứ. Xung quanh cậu, luôn có những rắp tâm tanh bẩn muốn reo rắc vào tâm trí cậu để cậu ruồng rẫy, khinh rẻ mẹ. Nhưng cũng chính từ cái rắp tâm tanh bẩn, cay độc đó, bé Hồng mới có cơ hội bộc lộ rõ những tình cảm của mẹ đối với mẹ đã được ấp ủ bấy lâu.

“Gần đến giỗ đầu thấy tôi, mợ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Có lẽ, niềm ước mong mẹ của cậu bé đã đến mức cực độ. Cậu sống giữa cảnh đau đớn về mặt tinh thần: mất cha – thiếu mẹ, vậy mà, luôn có những mối rắp tâm bẩn thỉu muốn dấy vào tâm trí non nớt của cậu bé. Một hình ảnh người mẹ: “bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương”. Câu chuyện đã hé lộ ra một bà cô tậm địa độc ác, bà ta cố ý nói cho cậu bé biết những cảnh ngộ đáng thương của mẹ cậu để có thể cười nhạo, giễu cợt mẹ. Nhưng bà ta hoàn toàn không hề biết, càng làm như vậy thì tình cảm của bé Hồng giành cho mẹ lại tăng lên gấp bội, tiếp thêm tình cảm và sức mạnh để cậy vượt qua cái xã hội “hỗn mang”, tàn ác ấy.

Và rồi, cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô bắt đầu từ những câu hỏi đầy tanh bẩn hằn chứa một rắp tâm phá đi sợ dây tình cảm giữa bé Hồng và mẹ. “Một hôm cô tôi gọi tôi đến và bảo: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với không?”. Một câu hỏi đầy “uy lực”, lay động đến thứ tình cảm thiêng liêng của bé Hồng với mẹ, gợi nên trong chú bao buồn tủi xen lẫn sự nhớ nhung dồn nén bây lâu nay. Cậu bé “định toan trả lời có” nhưng rồi, Hồng lại trả lời một cách chắc chắn “Không! cháu không vào. Cuối năm, thế nào mợ cháu cũng về”. Thật bất ngờ! Có lẽ, Hồng đã sớm nhận ra trong niềm vui “hụt” một điều gì đó tanh bẩn của bà cô. Cậu đã đoán ra được ý định cảu bà cô như “muốn gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Một ý định tàn bạo! Nhưng may thay, chính cái thiêng liêng, cao quý cảu tình mẫu tử đã kéo cậu lên từ “đám bùn lầy” với những rắp tâm tanh bẩn – “nhưng đời nào lòng yêu thương và sự kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn kia xâm phạm đến”. Và những điều đó phần nào đã làm rạng lên một tình cảm cao đẹp.

Phải chia tay với một cơ hội gặp mẹ “hiếm có”, bé Hồng muốn chạy thật nhanh, tránh đi “câu nói cay độc” của bà cô. Nhưng bà ta lại vẫn chưa tha cho một tâm hồn thơ dại. Bà an ủi bé Hồng bằng một câu nói chứa đầy những ý nghĩ tanh bẩn: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Giọng nói như mỉa mai, giếu cợt, đang “long lanh … chằm chằm” chờ đợi phản ứng của cậu bé. Đôi mắt cậu đã “khóe cay như muốn khóc”. Dường như, những câu nói đó như “mũi tên” bắng thẳng vào một trái tim khao khát tình mẹ. Liệu rằng, rắp tâm xấu xa, tanh bẩn của bà cô có thực hiện được hay không? Thái độ của bé Hồng ra sao? Tình cảm của bé đối với mẹ có thay đổi hay không?

Câu chuyện vẫn diên ra và tiếp đó là một ý định cay độc: “Mạy quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu, vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa rồi còn cho thăm em bé nữa chứ!”. Thật tủi nhục và cau đắng biết bao! Hai tiếng “em bé” được bà cô “ngân ra thật dài” như sự mỉa mai hay điều ám chỉ gì đó. Phải chăng, bà ta muốn “ép” bé Hồng phải nhận ra rằng: “Mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”. Dường như, tình cảm thiêng liêng đó như “lá bùa” hay là một “tấm bia đỡ đạn” giúp cậu cố cầm cự để hỏi trong tiếng khóc xót xa: “Sao cô biết mợ con?”. Có lẽ, câu nói đó đã nói trúng tim đen tàn ác của bà cô. Nhưng thật đáng khinh bỉ, “cô tôi vẫn cứ cười trong tiếng khóc của tôi”. “Tình cảnh thê thảm của mẹ tôi” như khiến chú như “cắt từng miếng thịt”.

Đến lúc này, tâm trạng đau đớn, uất ức của bé Hồng xen lẫn tình yêu tha thiết đã lên tới cực điểm. Từ nỗi đau vì thương mẹ và đặc biệt hơn là sợi dây tình cảm đã khiến bé phải thốt lên từng câu chữ ngậm ngùi, xót xa: “Giá mà những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những thứ như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ thì tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Qua đây, ta mới bất chợt tìm thấy được thứ tình cảm thiêng liêng trong tâm hồn ngây dại. Và cũng có lẽ, bà cô độc ác đã thỏa được ước nguyện nên đã đổi giọng như “nghiêm nghị” và tỏ ra ngậm ngùi, thương xót. Thì ra, nỗi đau đớn mất mát của đứa bé đã lên đến đỉnh điểm, đồng thời, sự tàn nhẫn, thâm hiểm của bà cô đã lên đến mức tận cùng. Hỏi rằng, liệu tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng ấy có được trọn vẹn cho đến cuối cùng hay không?

Và rồi qua đó, tuy ý đồ độc ác của bà cô vẫn chưa thực hiện được nhưng nó vẫn là phần nào giúp bé Hồng vượt lên trên tất cả để hướng đến một chân trời tình yêu thương đích thực. Để rồi điều đó sẽ chứng minh cho ý nghĩa của tình mẫu tử cao quý, vẫn luôn “là mạch nguồn cảm xúc không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”. Dù qua bao chông gai, thử thách, vượt lên những “hố sâu tuyệt vọng”, một “vũng đầm lầy” hằn chứa những xấu xa của một xã hội đen tối, không chút tình người. Chỉ qua những câu nói ngắn gọn, hàm súc được thể hiện qua sự đối thoại với bà cô, Nguyên Hồng đã chứng minh cho ta thấy, sức mạnh của tình mẫu tử không bao giờ kiệt, càng trong cùng cực, cô đơn, sức mạnh đó bị đè nén rồi lại bùng lên dữ dội, ánh lên một sức mạnh bất diệt – và đó cũng chính là triết lí nhân sinh của nhà văn Nguyên Hồng.

“Con suốt đời vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

(Tố Hữu)

Mẹ dù thế nào đi chăng nữa vẫn mãi theo ta. Chính sợi dây thiêng liêng gắn kết giữa mẹ và con mà được gọi với cái tên thiêng liêng, cao quý – tình mẫu tử đã làm làm nền tảng vững chắc cho con chập chứng bước đi trên con đường đời. Mẹ đã mang đến cho con tình thương da diết, mẹ đã trao cho con trái tim hi vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm, ru đời con khôn lớn. Nhà văn Nguyên Hồng cũng vậy, những câu chữ ông viết ra dường như rất thiêng liêng ẩn hằn trong đó là toàn bộ suy nghĩ và cảm xúc về người mẹ bất tận của ông. Đến với đoạn trích “Trong lòng mẹ”, ta bỗng xót xa trước nhân vật bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của một tuổi thơ khao khát tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cái cảm giác của cậu bé sớm phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm để rồi, những đồng giả chúng ta bất chợt nhận ra rằng: “Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”.

Nếu có người hỏi tôi: Tình mẫu tử là gì? thì có lẽ, tôi sẽ đáp lại rằng: tình mẫu tử không thể giải thích được vì đó là thứ tình cảm tuyệt diệu. Nó đơn sơ, giản dị những vẫn thể hiện được cái gì đó phập phồng, thổn thức trong trái tim. Và đặc biệt hơn, nó lại càng phập phồng hơn, thổn thức hơn khi được thể hiện qua nhân vật bé Hồng. Tình cảm ấy như ánh sáng dịu mát, như bóng cây trên cao, như dòng sữa ngọt ngào vẫn chảy mãi trong trái tim những người con như chúng ta. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi mỗi người chúng ta vẫn gọi đó là “tình mẫu tử”.

Tuy đoạn trích với dung lượng không dài nhưng điều ta bắt gặp trong đó không phải là cảnh khốn cùng như trong “Lão Hạc” hay cùng cột như trong “Tức nước vỡ bờ”. Tuy vẫn thể hiện được chất văn của dòng văn hiện thực phê phán nhưng đoạn trích lại ẩn chứa sâu một thứ tình cảm thiêng liêng, mặn nồng – tình mẫu tử. Và khi đọc những dòng văn như trút cả bao điều đóng đót vào trái tim người đọc để rồi ta mới cảm nhận được thế nào là thứ tình cảm chân chình.

Với một hoàn cảnh đặc biệt và đáng thương, bé Hồng sinh ra và lớn lên trong một mái gia đình không có hạnh phúc. Bố mất sớm, mẹ phải đành rời bỏ quê hương, rời xa đứa con mà mình đã rứt ruột đẻ ra để đi “tha hương cầu thực” khiến bé Hồng phải cô đơn, tủi cực giữa sự ghẻ lạnh của gia đình họ nội. Và trong tâm trí cậu bé lúc nào cũng luôn tồn đọng cái dư vị đắng cay về một người mẹ hiền hậu, luôn chở che trong quá khứ. Xung quanh cậu, luôn có những rắp tâm tanh bẩn muốn reo rắc vào tâm trí cậu để cậu ruồng rẫy, khinh rẻ mẹ. Nhưng cũng chính từ cái rắp tâm tanh bẩn, cay độc đó, bé Hồng mới có cơ hội bộc lộ rõ những tình cảm của mẹ đối với mẹ đã được ấp ủ bấy lâu.

“Gần đến giỗ đầu thấy tôi, mợ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về”. Có lẽ, niềm ước mong mẹ của cậu bé đã đến mức cực độ. Cậu sống giữa cảnh đau đớn về mặt tinh thần: mất cha – thiếu mẹ, vậy mà, luôn có những mối rắp tâm bẩn thỉu muốn dấy vào tâm trí non nớt của cậu bé. Một hình ảnh người mẹ: “bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương”. Câu chuyện đã hé lộ ra một bà cô tậm địa độc ác, bà ta cố ý nói cho cậu bé biết những cảnh ngộ đáng thương của mẹ cậu để có thể cười nhạo, giễu cợt mẹ. Nhưng bà ta hoàn toàn không hề biết, càng làm như vậy thì tình cảm của bé Hồng giành cho mẹ lại tăng lên gấp bội, tiếp thêm tình cảm và sức mạnh để cậy vượt qua cái xã hội “hỗn mang”, tàn ác ấy.

Và rồi, cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô bắt đầu từ những câu hỏi đầy tanh bẩn hằn chứa một rắp tâm phá đi sợ dây tình cảm giữa bé Hồng và mẹ. “Một hôm cô tôi gọi tôi đến và bảo: Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với không?”. Một câu hỏi đầy “uy lực”, lay động đến thứ tình cảm thiêng liêng của bé Hồng với mẹ, gợi nên trong chú bao buồn tủi xen lẫn sự nhớ nhung dồn nén bây lâu nay. Cậu bé “định toan trả lời có” nhưng rồi, Hồng lại trả lời một cách chắc chắn “Không! cháu không vào. Cuối năm, thế nào mợ cháu cũng về”. Thật bất ngờ! Có lẽ, Hồng đã sớm nhận ra trong niềm vui “hụt” một điều gì đó tanh bẩn của bà cô. Cậu đã đoán ra được ý định cảu bà cô như “muốn gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi”. Một ý định tàn bạo! Nhưng may thay, chính cái thiêng liêng, cao quý cảu tình mẫu tử đã kéo cậu lên từ “đám bùn lầy” với những rắp tâm tanh bẩn – “nhưng đời nào lòng yêu thương và sự kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn kia xâm phạm đến”. Và những điều đó phần nào đã làm rạng lên một tình cảm cao đẹp.

Phải chia tay với một cơ hội gặp mẹ “hiếm có”, bé Hồng muốn chạy thật nhanh, tránh đi “câu nói cay độc” của bà cô. Nhưng bà ta lại vẫn chưa tha cho một tâm hồn thơ dại. Bà an ủi bé Hồng bằng một câu nói chứa đầy những ý nghĩ tanh bẩn: “Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Giọng nói như mỉa mai, giếu cợt, đang “long lanh … chằm chằm” chờ đợi phản ứng của cậu bé. Đôi mắt cậu đã “khóe cay như muốn khóc”. Dường như, những câu nói đó như “mũi tên” bắng thẳng vào một trái tim khao khát tình mẹ. Liệu rằng, rắp tâm xấu xa, tanh bẩn của bà cô có thực hiện được hay không? Thái độ của bé Hồng ra sao? Tình cảm của bé đối với mẹ có thay đổi hay không?

Câu chuyện vẫn diên ra và tiếp đó là một ý định cay độc: “Mạy quá, cứ vào đi, tao cho tiền tàu, vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa rồi còn cho thăm em bé nữa chứ!”. Thật tủi nhục và cau đắng biết bao! Hai tiếng “em bé” được bà cô “ngân ra thật dài” như sự mỉa mai hay điều ám chỉ gì đó. Phải chăng, bà ta muốn “ép” bé Hồng phải nhận ra rằng: “Mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác”. Dường như, tình cảm thiêng liêng đó như “lá bùa” hay là một “tấm bia đỡ đạn” giúp cậu cố cầm cự để hỏi trong tiếng khóc xót xa: “Sao cô biết mợ con?”. Có lẽ, câu nói đó đã nói trúng tim đen tàn ác của bà cô. Nhưng thật đáng khinh bỉ, “cô tôi vẫn cứ cười trong tiếng khóc của tôi”. “Tình cảnh thê thảm của mẹ tôi” như khiến chú như “cắt từng miếng thịt”.

Đến lúc này, tâm trạng đau đớn, uất ức của bé Hồng xen lẫn tình yêu tha thiết đã lên tới cực điểm. Từ nỗi đau vì thương mẹ và đặc biệt hơn là sợi dây tình cảm đã khiến bé phải thốt lên từng câu chữ ngậm ngùi, xót xa: “Giá mà những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là những thứ như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ thì tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Qua đây, ta mới bất chợt tìm thấy được thứ tình cảm thiêng liêng trong tâm hồn ngây dại. Và cũng có lẽ, bà cô độc ác đã thỏa được ước nguyện nên đã đổi giọng như “nghiêm nghị” và tỏ ra ngậm ngùi, thương xót. Thì ra, nỗi đau đớn mất mát của đứa bé đã lên đến đỉnh điểm, đồng thời, sự tàn nhẫn, thâm hiểm của bà cô đã lên đến mức tận cùng. Hỏi rằng, liệu tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng ấy có được trọn vẹn cho đến cuối cùng hay không?

Và rồi qua đó, tuy ý đồ độc ác của bà cô vẫn chưa thực hiện được nhưng nó vẫn là phần nào giúp bé Hồng vượt lên trên tất cả để hướng đến một chân trời tình yêu thương đích thực. Để rồi điều đó sẽ chứng minh cho ý nghĩa của tình mẫu tử cao quý, vẫn luôn “là mạch nguồn cảm xúc không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người”. Dù qua bao chông gai, thử thách, vượt lên những “hố sâu tuyệt vọng”, một “vũng đầm lầy” hằn chứa những xấu xa của một xã hội đen tối, không chút tình người. Chỉ qua những câu nói ngắn gọn, hàm súc được thể hiện qua sự đối thoại với bà cô, Nguyên Hồng đã chứng minh cho ta thấy, sức mạnh của tình mẫu tử không bao giờ kiệt, càng trong cùng cực, cô đơn, sức mạnh đó bị đè nén rồi lại bùng lên dữ dội, ánh lên một sức mạnh bất diệt – và đó cũng chính là triết lí nhân sinh của nhà văn Nguyên Hồng.

Chọn tập
Bình luận