Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. c. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước mặn, 2 – 3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trọng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước ngầm, băng tuyết…
Nước là nguồn tài nguyên quý giá
Tại sao nguồn nước là quý? Nước có vai trò to lớn đối với cuộc sống con người, với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, với công nghiệp, kinh tế, y tế, du lịch và cả an ninh quốc phòng.
Vai trò của nước đối với con người
Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55%-60% cơ thể Nam trưởng thành, 50% cơ thể Nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sư tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp thụ sử dụng tốt lương thực, thưc phẩm… đều cần có nước.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn 5 tuần nhưng không thể nhịn uống quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Vai trò của nước đối với các ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu lànhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vât, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Vai trò của nước đối với các ngành công nghiệp
Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu nước
Nguồn nước sẽ càng quý hơn bởi tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý. Tình trạng thiết nước đã và đang ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng, nhiều quốc gia và gây thiệt hại về con người và kinh tế. Tình trạng thiết nước này cũng gây ra những xung đột giữa các khu vực, quốc gia dẫn đến mất an ninh khu vực và an ninh thế giới. Vấn đề xung đột nguồn nước hay mất an ninh nguồn nước sẽ được TVMT trình bày ở một bài viết khác.
Theo Liên Hiệp Quốc thì các nguyên nhân bao gồm:
Do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều. Chẳng hạn, châu Á với 60% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 30% trữ lượng nước trên toàn cầu..
Do dân số thế giới gia tăng nhanh, nhưng nguồn nước lại giảm.
Do xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn và người dân ngày càng tập trung vào các thành phố lớn.
Sự lãng phí nước sẽ tăng cùng với mức sống của người dân tăng lên so sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng.
Nước bị thất thoát nghiêm trọng, chỉ 55% lượng nước khai thác được sử dụng một cách thực sự, 45% còn lại bị thất thoát, rò rỉ trong các hệ thống phân phối hoặc bị bay hơi trong tưới tiêu…
Do tình trạng trái đất nóng lên mà 90% nguyên nhân là do các hoạt động của con người, trong đó chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước
Theo Liên Hiệp Quốc
Cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu.
Đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch.
Bảo vệ các nguồn tài nguyên nước và chống ô nhiễm.
Giải pháp khử mặn nước biển (chỉ có tác động hạn chế).
Để thực hiện các biện pháp nói trên, thế giới sẽ phải đầu tư 180 tỷ USD/năm so với 75 tỷ USD/năm hiện nay trong vòng 25 năm tới.
Đối với Việt Nam, tài nguyên nước ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững. Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Việt Nam dự báo, tổng lượng nước mặt của nước ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96%. Đến năm 2070 xuống còn khoảng 90% và năm 2100 chỉ còn khoảng 86% so với hiện nay. Lượng nước mặt bình quân đầu người ở nước ta hiện nay đạt khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam (kể cả nước từ bên ngoài chảy vào) thì bình quân đạt 10.240m3/người/năm. Với tốc độ phát triển dân số như hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở nước ta chỉ đạt khoảng 2.830 m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào thì bình quân đạt 7.660 m3/người/năm. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA), quốc gia nào có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000 m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính riêng lượng tài nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện nay nước ta đã thuộc số các quốc gia thiếu nước và Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên nước trong tương lai gần.