Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trước cách mạng tháng Tám, Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào ” Thơ mới”, nhưng khác với giọng điệu sầu não, bi ai, thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân chất , trẻ trung, khỏe khoắn. Quê hương là một đề tài in đậm nét trong thơ ông suốt cả hành trình thơ, bài ” Quê hương” một sáng tác tiêu biểu của Tế Hanh.

Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi, tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người ” dân chài lưới làn da ngăm rám nắng”, xa cái nơi ” chim bay dọc biển đem tin cá”.

Về nghệ thuật : bút pháp tả thực tinh xảo của nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phong cảnh quê hương sống động, nhịp thơ sôi nổi thiết tha thể hiện tình cảm gắn bó và niềm tự hào về quê hương.

Trong bài thơ “Quê hương” nổi tiếng của Tế Hanh viết về cuộc sống của làng quê ông, một làng chài lưới ven con sông Trà Bồng “cách biển nửa ngày sông”, mở đầu nhà thơ dùng một câu thơ của thân phụ ông: “Chim bay dọc biển đem tin cá” – một câu thơ mà bất cứ người dân miệt biển nào của Quảng Ngãi cũng đều cảm nhận được, một câu thơ thật thà như quê hương biển giã nơi chúng tôi sinh ra và lớn lên, thật thà như suốt một đời thơ Tế Hanh – Quảng Ngãi vốn là đất nghèo, dù là đất núi, đất ruộng hay đất biển. Nhưng có phải khi quê mình, càng nghèo, như mẹ mình nghèo, thì mình càng yêu quê mình yêu mẹ mình với một tình yêu pha lẫn xót xa: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông/” (Quê hương).

Trong văn học Việt Nam hiện đại có được bao nhiêu bài thơ viết về một dòng sông quê hương Việt Nam mà hay như bài thơ này của Tế Hanh?

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…”

Cứ đọc từng câu thơ là thấy quê hương chúng tôi hiện lên không lẫn vào đâu được! Chúng tôi hạnh phúc quá vì được sinh ra bên những dòng sông như thế, và hạnh phúc hơn là dòng sông bình dị của quê hương chúng tôi đã được một nhà thơ đồng hương bằng ngôn từ bình dị đến thế đểcho ” lai láng chảy” trong trí nhớ, trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Khi đọc đến đoạn thơ:

” Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả/

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông/

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng/

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến/

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển/

Vẫn trở về lưu luyến bên sông/”

tôi cứ ngỡ như nhà thơ đang viết về chúng ta, những người không biết làm thơ nhưng yêu nước và cũng lớn lên bên một dòng sông, cũng “cầm súng xa nhà đi kháng chiến” từ khi tuổi còn rất trẻ.

Chúng ta biết ơn Tế Hanh chính từ những bài thơ như thế của ông, những bài thơ đã nói giùm tấm lòng những người dân quê, những bà con mình:

“…tụm năm tụm bảy/

Bầy chim non bơi lội trên sông/

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/

Sông mở nước ôm tôi vào dạ/…”

Tôi cứ nghĩ, một nhà thơ đã có những bài thơ đi sâu vào kỷ niệm của những người bình thường như thế, là nhà thơ bất tử. Tế Hanh là nhà thơ bất tử.

Trước cách mạng tháng Tám, Tế Hanh là một nhà thơ của phong trào ” Thơ mới”, nhưng khác với giọng điệu sầu não, bi ai, thơ Tế Hanh là một hồn thơ chân chất , trẻ trung, khỏe khoắn. Quê hương là một đề tài in đậm nét trong thơ ông suốt cả hành trình thơ, bài ” Quê hương” một sáng tác tiêu biểu của Tế Hanh.

Bài thơ ghi lại tình cảm của tác giả với quê hương mình, một làng chài ven biển Quảng Ngãi, tình cảm ấy như được nhân lên gấp bội phần khi tác giả xa quê, xa những con người ” dân chài lưới làn da ngăm rám nắng”, xa cái nơi ” chim bay dọc biển đem tin cá”.

Về nghệ thuật : bút pháp tả thực tinh xảo của nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phong cảnh quê hương sống động, nhịp thơ sôi nổi thiết tha thể hiện tình cảm gắn bó và niềm tự hào về quê hương.

Trong bài thơ “Quê hương” nổi tiếng của Tế Hanh viết về cuộc sống của làng quê ông, một làng chài lưới ven con sông Trà Bồng “cách biển nửa ngày sông”, mở đầu nhà thơ dùng một câu thơ của thân phụ ông: “Chim bay dọc biển đem tin cá” – một câu thơ mà bất cứ người dân miệt biển nào của Quảng Ngãi cũng đều cảm nhận được, một câu thơ thật thà như quê hương biển giã nơi chúng tôi sinh ra và lớn lên, thật thà như suốt một đời thơ Tế Hanh – Quảng Ngãi vốn là đất nghèo, dù là đất núi, đất ruộng hay đất biển. Nhưng có phải khi quê mình, càng nghèo, như mẹ mình nghèo, thì mình càng yêu quê mình yêu mẹ mình với một tình yêu pha lẫn xót xa: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông/” (Quê hương).

Trong văn học Việt Nam hiện đại có được bao nhiêu bài thơ viết về một dòng sông quê hương Việt Nam mà hay như bài thơ này của Tế Hanh?

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…”

Cứ đọc từng câu thơ là thấy quê hương chúng tôi hiện lên không lẫn vào đâu được! Chúng tôi hạnh phúc quá vì được sinh ra bên những dòng sông như thế, và hạnh phúc hơn là dòng sông bình dị của quê hương chúng tôi đã được một nhà thơ đồng hương bằng ngôn từ bình dị đến thế đểcho ” lai láng chảy” trong trí nhớ, trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

Khi đọc đến đoạn thơ:

” Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả/

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông/

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng/

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến/

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển/

Vẫn trở về lưu luyến bên sông/”

tôi cứ ngỡ như nhà thơ đang viết về chúng ta, những người không biết làm thơ nhưng yêu nước và cũng lớn lên bên một dòng sông, cũng “cầm súng xa nhà đi kháng chiến” từ khi tuổi còn rất trẻ.

Chúng ta biết ơn Tế Hanh chính từ những bài thơ như thế của ông, những bài thơ đã nói giùm tấm lòng những người dân quê, những bà con mình:

“…tụm năm tụm bảy/

Bầy chim non bơi lội trên sông/

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng/

Sông mở nước ôm tôi vào dạ/…”

Tôi cứ nghĩ, một nhà thơ đã có những bài thơ đi sâu vào kỷ niệm của những người bình thường như thế, là nhà thơ bất tử. Tế Hanh là nhà thơ bất tử.

Chọn tập
Bình luận