I. Mở bài:
– Giới thiệu sơ lược về khăn quàng đỏ:
+ Biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng như một số tổ chức thiếu niên ở tại những nước cộng sản.
II. Thân bài:
– Đặc điểm:
+ Là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise.
+ Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.
– Công dụng:
+ Được xem như một loại trang phục, có ý nghĩa là biểu trưng cho một tập thể, một tổ chức nào đó, hoặc biểu thị cho một tư cách, địa vị xã hội.
+ 3 góc của chiếc khăn quàng đỏ hình tam giác còn được nhiều người theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội cho là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: thế hệ cha – thế hệ anh – thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản
– Cách sử dụng:
+ Thắt khăn
* Gấp đổi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ trái sang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
* Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài.
* Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
+ Tháo khăn
* Thắt nút khăn, sửa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khăn nằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống.
* Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút , rút khăn ra
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chiếc khăn quàng đỏ