Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong Lòng mẹ, tác giả Nguyên Hồng

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn “Trong lòng mẹ” của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến cùng sụ kính trọng, niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.

Thật vậy, kí ức tuổi thơ cay đắng, tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập, người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu, khinh bỉ của người đời.Chao ôi, mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ, bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh, luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng, chiều chuộng…như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh
phúc là khao khát duy nhất, mẹ là tất cả lúc này!

Trong cuộc nói chuyện với bà cô, nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết, lúc thì lòng “thắt lại”, khóe mắt “cay cay”;lúc thì hai hàng lệ cứ “ròng ròng”rớt xuồng hai bên má rồi “chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ”.Đọc từng dòng chữ, lật từng trang văn, ta cảm giác như từng trang, từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.

Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc: đó là sự đau đớn, tủi hận xót xa, là căm giận, là sung sướng, hạnh phúc … tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng những phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm, Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc, rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ, rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối “im lặng cúi đầu không đáp”.Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp “Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa
anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu”.Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng “cười dài trong tiếng khóc”_cái cười đầy xót xa, đau đớn, rồi “cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng”, thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục “Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Lời văn như sôi sục, tuôn trào, đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính. Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.

Lần theo từng dòng hồi kí, với lời văn tự sự, miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về.”Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về…Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về”, có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt! Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng. Gặp mẹ, cậu bé sung sướng đến tột cùng, dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp, lo lắng, cậu bé “chạy ríu cả chân lại, trán đẫm mồ hôi, thở hồng hộc”.Khi được ngồi bên mek, được ôm ấp trong lòng, cậu tận mắt trông thấy “gương mặt mẹ tươi sáng….chứ không còm cõi, xơ xác như lời cô nói”. Lúc này với cậu, mẹ là cô Tấm dịu hiền, xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình, nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng, thoang thoảng hương thơm, sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồn tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con, tình con dành cho mẹ “những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng chốc lại mơn man khắp da thịt”.Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết, còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.

Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt, cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé. Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người, mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người con yêu mẹ, xa vắng mẹ.

Bé Hồng _ nhân vật chính trong trích đoạn “Trong lòng mẹ” của Nguyên hồng không những để lại cho người đọc bao niềm xót xa, thương cảm trước số phận tủi cực cùng tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho người đọc bởi tình yêu thương vô bờ bến cùng sụ kính trọng, niềm tin yêu kông gì kể xiết mà cậu bé dành cho mẹ.

Thật vậy, kí ức tuổi thơ cay đắng, tủi cực của cậu bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng viết lên qua từng dòng nước mắt.Bé Hồng hiện lên trong cảnh ngộ côi cút cùng khổ:bố mất trong vòng nghiện ngập, người mẹ có trái tim nhân hậu khát khao yêu thương đã phải bỏ nhà đi tha hương cầu thực và chịu sự rè bỉu, khinh bỉ của người đời.Chao ôi, mới mười hai tuổi đầu cậu đã mồ côi cha, thiếu vắng tình mẹ, bản thân thì phải ở với bà cô cay nghiệt, ghẻ lạnh, luôn muốn reo rắc vào đầu óc non nớt của cháu những hình ảnh xấu về mẹ để cậu bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình.Hơm ai hết cậu bé muốn được sống trong tình thương, được mẹ vỗ về, được làm nũng, chiều chuộng…như bao đứa trẻ khác.Giờ đây với cậu mẹ là niềm hạnh
phúc là khao khát duy nhất, mẹ là tất cả lúc này!

Trong cuộc nói chuyện với bà cô, nỗi đau đớn tủi cực của bé HỒng không thể nào kể xiết, lúc thì lòng “thắt lại”, khóe mắt “cay cay”;lúc thì hai hàng lệ cứ “ròng ròng”rớt xuồng hai bên má rồi “chan hòa và đầm đìa ở cằm và cổ”.Đọc từng dòng chữ, lật từng trang văn, ta cảm giác như từng trang, từng trang giấy cũng phập phồng thổn thức bởi những rung động cực điểm của trái tim thơ ngây yêu mẹ tha thiết đến cháy lòng.

Qua từng dòng hồi ký người đọc như cam nhận được rung động của bé Hồng trên mọi cung bậc: đó là sự đau đớn, tủi hận xót xa, là căm giận, là sung sướng, hạnh phúc … tất cả đều khởi nguồn từ trái tim yêu mẹ.Trước hết những rung động ấy thể hiện bằng những phả ứng quyết liệt của be Hồng trước lời nói của bà cô xấu bụng.Là một cậu bé thông minh, nhạy cảm, Hồng đã sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc, rắp tâm tanh bẩn của bà cô nên mặc dù nhớ mẹ, rất muốn gặp mẹ nhưng khi bà cô hỏi thì cậu bé lại từ chối “im lặng cúi đầu không đáp”.Tình thương và niềm tin yêu mẹ trào dâng với bao cảm xúc bồng bột về người mẹ tội nghiệp “Tôi thương mẹ tôi và căn tức sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa
anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu”.Nhưng cái ý nghĩ bồng bột ấy đã bị vùi lấp bởi tình yêu thương mẹ tha thiết và sự khính trọng tin yêu.Hồng “cười dài trong tiếng khóc”_cái cười đầy xót xa, đau đớn, rồi “cổ họng nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng”, thương mẹ cậu căm tức những thành kiến cổ tục “Giá như những thành kiến cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”. Lời văn như sôi sục, tuôn trào, đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ cảu cậu bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ người mẹ đáng kính. Đó cũng chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu đối với người mẹ đau khổ của mình.

Lần theo từng dòng hồi kí, với lời văn tự sự, miêu tả đầy sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về.”Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về…Nhưng đến ngày giỗ thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về”, có thể nói ước mong được gặp mẹ của bé Hồng thật là mãnh liệt! Dường như bao cay đắng tủi cực của một thời xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để nhà văn Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng. Gặp mẹ, cậu bé sung sướng đến tột cùng, dòng nước mắt vỡ òa, đó là dòng nước mắt nhân lên niềm vui nở bừng ánh sáng hạnh phúc trong giây phút hội ngộ của tình mẫu tử thiêng liêng.Hồi hộp, lo lắng, cậu bé “chạy ríu cả chân lại, trán đẫm mồ hôi, thở hồng hộc”.Khi được ngồi bên mek, được ôm ấp trong lòng, cậu tận mắt trông thấy “gương mặt mẹ tươi sáng….chứ không còm cõi, xơ xác như lời cô nói”. Lúc này với cậu, mẹ là cô Tấm dịu hiền, xinh đẹp.Bằng chính rung động của mình, nhân vật tôi hay chính là nhà văn đã vẽ lên bức tranh lãng mạn về tình mẫu tử muôn đờitranf ngập ánh sáng, thoang thoảng hương thơm, sắc màu tươi tắn được họa nên bởi muôn ngàn màu hồn tía tỏa ra từ tình mẹ gửi tặng con, tình con dành cho mẹ “những cảm giác bao lâu nay mất đi bỗng chốc lại mơn man khắp da thịt”.Được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ, bao nhiêu cay đắng tủi cực dường như tan biến hết, còn lại nơi đây chỉ là tình mẫu tử thiêng liêng dù trong hoàn cảnh nào cũng không bao giờ mất.

Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật thành công, tác giả rất tài tình khi miêu tả những rung động mãnh liệt, cảm nhận tinh tế trong tâm hồn cậu bé. Nếu như chị Dậu là điển hình của người phụ nữ Việt Nam xưa kia, lão Hạc là điển hình của người nông dân trước cách mạng thàng tám thì bé Hồng là điển hình của những đứa trẻ sống dưới cái xã hội còn đầy ắp những cổ tục lạc hậu.Chẳng biết tự bao giờ trong trái tim mỗi người, mẹ chính là suối trong mát không bao giờ vơi cạn, là đại dương mênh mông đầy ắp tình thương.Nhuẽng trang văn của Nguyên Hồng đã khép lại nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây một tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của người con yêu mẹ, xa vắng mẹ.

Chọn tập
Bình luận