Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Hướng dẫn soạn bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

 

1. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

– Các câu thơ dịch khá sát. Tuy nhiên, ở câu thứ 2 “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” là một câu nghi vấn (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thê nào?) lại được Nam Trân dịch thành một câu kể hay câu trần thuật.

2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Qua 2 câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?

– Hoàn cảnh của Bác: ngắm trăng mà không có rượu và hoa. Các thi nhân thời xưa thường thưởng hoa, ngắm trăng và uống rượu, trong khi đó, Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù, “không rượu cũng không hoa”. Tâm trạng của Bác: vẻ thong dong, hòa hợp với thiên nhiên. Có vẻ như Bác với trăng là tri kỉ vậy.

3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu thơ dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

– Người ngắm trăng, còn trăng ngắm nhà thơ. Đó chính là điểm chú ý.

Sắp xếp dưới dạng đối nhau để chỉ “sự hòa hợp song phương” chứ không phải “đơn phương” – nghĩa là Bác rất ung dung, tin rằng Bác không chỉ có một mình trong con đường cách mạng

4. Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : không có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn không hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn thế nữa Người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn ki.

5. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ bác đầy trăng. ” Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời diểm sáng tác sau mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

– Bài không ngủ được,…

Cuộc ngắm trăng và hình ảnh trăng trong bài này là một cuộc ngắm trăng trong song sắt nhà tù, ngắm trăng mà không có rượu và hoa. Hình ảnh trăng đầy vẻ gắn bó với Bác, thể hiện sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

 

1. Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

– Các câu thơ dịch khá sát. Tuy nhiên, ở câu thứ 2 “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” là một câu nghi vấn (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thê nào?) lại được Nam Trân dịch thành một câu kể hay câu trần thuật.

2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Qua 2 câu đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh trăng đẹp ngoài trời?

– Hoàn cảnh của Bác: ngắm trăng mà không có rượu và hoa. Các thi nhân thời xưa thường thưởng hoa, ngắm trăng và uống rượu, trong khi đó, Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù, “không rượu cũng không hoa”. Tâm trạng của Bác: vẻ thong dong, hòa hợp với thiên nhiên. Có vẻ như Bác với trăng là tri kỉ vậy.

3. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu thơ dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

– Người ngắm trăng, còn trăng ngắm nhà thơ. Đó chính là điểm chú ý.

Sắp xếp dưới dạng đối nhau để chỉ “sự hòa hợp song phương” chứ không phải “đơn phương” – nghĩa là Bác rất ung dung, tin rằng Bác không chỉ có một mình trong con đường cách mạng

4. Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : không có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn không hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn thế nữa Người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn ki.

5. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ bác đầy trăng. ” Hãy chép lại những bài thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời diểm sáng tác sau mỗi bài). Cuộc ngắm trăng trong bài vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

– Bài không ngủ được,…

Cuộc ngắm trăng và hình ảnh trăng trong bài này là một cuộc ngắm trăng trong song sắt nhà tù, ngắm trăng mà không có rượu và hoa. Hình ảnh trăng đầy vẻ gắn bó với Bác, thể hiện sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác

Chọn tập
Bình luận