Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Thuyết minh về Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O’ Henri

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng, nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .

“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men – người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm… Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng được bệnh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành… Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.

Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh… nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.

Câu chuyện khép lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi có phản ứng gì thêm. Biết đâu mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giôn-xi được tiếp thêm sức lực và bản lĩnh để vượt qua nhưng khó khăn, gian khổ trong cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán…

Ngoài nghệ thuật miêu tả diễm biến tâm lí và khắc hoạ tính cách ba nhân vật, nhà văn O’hen-ri đã thành công trong việc xây dựng hai tình huống bất ngờ, thú vị. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nghệ thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện.

Cả ba nhân vật xuất hiện bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu là những con người không ruột thịt máu mủ. Và một nhân vật cứ im lìm, bất động, lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay kì diệu. Chỉ vài trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tinh tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O’Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng, nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .

“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men – người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm… Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng được bệnh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành… Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.

Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh… nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.

Câu chuyện khép lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi có phản ứng gì thêm. Biết đâu mỗi lần ngắm chiếc lá là một lần Xiu và Giôn-xi được tiếp thêm sức lực và bản lĩnh để vượt qua nhưng khó khăn, gian khổ trong cuộc sống? Truyện đã dừng lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng trong lòng người đọc với bao suy nghĩ, dự đoán…

Ngoài nghệ thuật miêu tả diễm biến tâm lí và khắc hoạ tính cách ba nhân vật, nhà văn O’hen-ri đã thành công trong việc xây dựng hai tình huống bất ngờ, thú vị. Ngay từ đầu, Giôn-xi đã đem đến bao lo lắng, thương cảm khi từng giờ phút chiến đầu và dần buông xuôi trước tử thần, nhưng theo thời gian, tình huống bỗng đảo ngược, Giôn-xi trở nên yêu đời, ham sống, tạo nên tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ngược lại, cụ Bơ-men khoẻ mạnh bỗng chết vì bệnh viêm phổi, một cái chết để lại những giọt nước mắt cảm động. Cả hai lần đảo ngược tình huống đều xoay quanh một trục: Bênh viêm phổi, chiếc lá cuối cùng, có khác chăng là hành trình đi từ sự sống đến cái chết của một hoạ sĩ già để kéo cô gái trẻ từ cõi chết ngược về sự sống. Nghệ thuật đặc sắc ấy đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của truyện.

Cả ba nhân vật xuất hiện bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu là những con người không ruột thịt máu mủ. Và một nhân vật cứ im lìm, bất động, lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay kì diệu. Chỉ vài trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tinh tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, O’Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Chọn tập
Bình luận