Gợi ý bài:
– “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
– Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
– Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
– Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ