Gợi ý bài:
Tình yêu thiên nhiên: những nhân vật trữ tình – con hổ (Nhớ rừng) và người tù (Khi con tu hú) mặc dù bị giam hãm trong cảnh tù túng, chật chội, nhưng vẫn có một tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
– Với “Nhớ rừng” : tình yêu thiên nhiên thể hiện trong lời nhân vật trữ tình – con hổ, với sự tưởng nhớ về một thời oai danh lẫy lừng, 1 thời gắn bó với thiên nhiên núi rừng. Cùng với những hình ảnh rừng xanh vang rộn tiếng thét, phải yêu lắm thiên nhiên ấy thì mới thể hiện được 1 cách đặc sắc như thế những cảnh thiên nhiên nóng búi cây giá.
“Đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”.
– Với “Khi con tu hú” : thiên nhiên mùa hè nóng bức, cùng với sự tù túng khó chịu khi đứng trong tù, cái sự tự do luôn khao khát luôn tồn tại, kèm theo sự cảm nhận sâu sắc cảnh hè với tiếng tu hú kêu rộn ràng.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần”
Những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên màu hè được cảm nhận 1 cách rõ ràng dù nhân vật trừ tình – người tù cách mạng đang chịu cảnh gò bó, khó khăn.
** Tính nghệ sĩ:
“Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan” – sự lãng mạn. Dù ở trong hoàn cảnh bất lực, thì con hổ trong vườn thú kia vẫn có một tâm hồn nghệ sĩ, nhìn ngắm giang san một cách đầy trữ tình.
“Vườn ươm dậy tiếng ve ngân – Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào” – Vẫn vang lên âm hưởng của sự lãng mạn, không chỉ là tiếng chim tu hú kêu inh ỏi, làm nên sự bức bách mà cả tiếng ve ngân, vườn ươm, nắng đào, ánh mắt nghệ sĩ vẫn nhìn đầy một cách lãng mạn như thế.