Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Văn 8 – Đọc đoạn thơ sau đây và cho biết nó gợi cho em cảm xúc gì về vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương: “Cái gầu thì bảo cái đài… Nên yêu thương mới sâu đằm đó em”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Đề bài:

Đọc đoạn thơ sau đây và cho biết nó gợi cho em cảm xúc gì về vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương

Cái gầu thì bảo cái đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy mình ơi

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em

Thích chi thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào

Cá quả lại gọi cá tràu

Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

Bà o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió Lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.​

Bài làm

Thiên nhiên, con người xứ Nghệ đã đi vào thơ ca với nhiều hình ảnh độc đáo, thân thương.Bài thơ “Tiếng Nghệ” của cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi là tác phẩm thể hiện những nét riêng của tiếng Nghệ và tình người xứ Nghệ một cách sâu sắc, ấn tượng.Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão… Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa

Đã nói là nói oang oang

Ông trời nói sai cũng cãi

Như rứa là dân xứ Nghệ”.

Triết gia Platon có quan niệm rằng, cái đẹp là do ở mắt nhìn của người cảm nhận. Phải chăng vì tình yêu nồng nàn, sâu lắng với quê hương mà nhà thơ đã có một cảm nhận rất đặc biệt về tiếng Nghệ. Với cảm nhận ấy, nhà thơ lý giải với vợ và với độc giả rằng: Tiếng Nghệ hơi nặng – quả là thế. Bởi nó mang trong lòng sức nặng ân tình. Cái tình ấy “không mau”, đã “nhen bén rồi là sâu lắng”, đã “quen lâu thì càng tình sâu nghĩa nặng” . Rất mộc mạc, không cầu kỳ, tựa hồ như một lời tâm sự rất nhẹ nhàng, nhưng “Tiếng Nghệ” đã tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ ./.Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em​

Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.

Đọc đoạn thơ sau đây và cho biết nó gợi cho em cảm xúc gì về vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương

Cái gầu thì bảo cái đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy mình ơi

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em

Thích chi thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào

Cá quả lại gọi cá tràu

Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

Bà o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió Lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.​

Thiên nhiên, con người xứ Nghệ đã đi vào thơ ca với nhiều hình ảnh độc đáo, thân thương.Bài thơ “Tiếng Nghệ” của cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi là tác phẩm thể hiện những nét riêng của tiếng Nghệ và tình người xứ Nghệ một cách sâu sắc, ấn tượng.Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão… Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa

Đã nói là nói oang oang

Ông trời nói sai cũng cãi

Như rứa là dân xứ Nghệ”.

Triết gia Platon có quan niệm rằng, cái đẹp là do ở mắt nhìn của người cảm nhận. Phải chăng vì tình yêu nồng nàn, sâu lắng với quê hương mà nhà thơ đã có một cảm nhận rất đặc biệt về tiếng Nghệ. Với cảm nhận ấy, nhà thơ lý giải với vợ và với độc giả rằng: Tiếng Nghệ hơi nặng – quả là thế. Bởi nó mang trong lòng sức nặng ân tình. Cái tình ấy “không mau”, đã “nhen bén rồi là sâu lắng”, đã “quen lâu thì càng tình sâu nghĩa nặng” . Rất mộc mạc, không cầu kỳ, tựa hồ như một lời tâm sự rất nhẹ nhàng, nhưng “Tiếng Nghệ” đã tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ ./.Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em​

Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.

Chọn tập
Bình luận