1. Mở bài:
Yêu thương, trân trọng, cảm thông và thấu hiểu với nỗi khổ của những con người bị bân cùng hóa, đặc biệt là người nông dân, Nam Cao đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm và nhân vạt tiêu biểu, đọc tác phẩm ”Lão Hạc” của Nam Cao,ta không thể quên một lão hạc nghèo khó, sống cô đơn những lúc tuổi già. Lão thà hi sinh mạng sống của mình để câý lên hạnh phúc tương lai cho con. Bên cạnh con người lương thiện ấy Nam Cao còn bày tỏ quan điểm sống của mình về cách nhìn người qua nhân vật ông giáo:” Chao ôi! Đối với…che lấp mất”.
2. Thân bài:
* Khái quát:
Đây là một triết lí sống khá sâu sắc về con người. Cách đánh giá về con người đầy cảm thông và trân trọng.
Lão Hạc là một trong những tác phẩm thuộc đề tài về người nông dân bị bần cùng hoá. Cũng giống như bao người nông dân khác, lão phải sống một cuộc sống vật chất khổ cực và tinh thần đầy đau đớn xót xa. thế nhưng trong con người ấy là một chất ngọc ngời sáng. Nếu nhìn bề ngoài họ chỉ là nhũng kẻ lẩm cẩm, gàn dở và phải chăng lão Hạc cũng là một con người như thế?
* Phân tích:
a, Nhân vật lão Hạc:
– Thông qua cái nhìn của ông giáo và những nhân vật khác như vợ ông giáo hay binh tư, Lão Hạc hiện lên với những hành động thạt gàn dở và ngu ngốc làm sao.
– Lão sang nhà ông giáo nói nhiều về chuyện bán chó khiến ông giáo cũng thấy nhàm rồi. với lại ai nuôi chó mà chẳng bán hay giết thịt, đằng này bán chó rồi lão Hạc lại đau đớn xót xa như vùa phạm phải một tội lớn lắm.
– Khi còn tiền, cò vườn, lão đem gủi hết cho ông giáo và chấp nhận cuộc sống cùng cực khốn khó:” Hôm thì lão ăn củ chuối…hay bữa trai, bữa ốc.” Cuộc sống cùng cực nhưng lão từ chối gần như là hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo. Và để kết thúc cho tất cả những tháng ngày tối tăm phía trước , lão xin Binh Tư ít bả chó, chấp nhận một cái chết dữ dội.
b, Vợ ông giáo:
– Cũng là một người nông dân nghèo nhưng vợ ông giáo lai không mấy thiện cảm với những hành động của Lão Hạc:” Cho Lão chết!…Chính con mình cũng đói.” Và Thị gạt phắt đi khi ông giáo đề nghị giúp Lão Hạc.
– Nhưng đây đâu phải bản tính có sẵn của Thị chỉ là do cái nghèo đã tha hoá con người ta:” Một người đau chân…của mình.”
c, Binh Tư:
– Binh Tư- một tên chộm, từ bản tính lưu manh của mình khi Lão Hạc xin ít bả chó đã vội kết luận ngay:”cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Là sao Binh tư có thể hiểu được những suy nghĩ trong con người lương thiện như Lão Hạc rong khi hắn chỉ là một tên sống băng nghề chộm cắp.
d, Ông giáo:
– Ngay như ông giáo cũng có khi chẳng thể hiểu Lh:” Làm quái gì một con chó.. băn khoăn thế”. Thậm chí cũng có lúc thốt lên chua xót rằng:” Con nguời đáng kính ấy… đáng buồn.”
– khác với vợ và Binh Tư, ông giáo là người có tri thức, kinh nghiệm sống và có cách nhìn đầy dặn hơn về người nông dân.
– Là người gần gũi với lão Hạc nhất nên ông giáo hiểu nguyên do Lão Hạc khồng muốn bán chó. bởi con vàng là…
– Quan trọng hơn, ông giáo phát hiện ra nguyên do sâu xa của việc gửi tiền gửi vườn, xin bả chó và cái chết vật vã của LH. Ông giáo dã nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của LH ẩn sau vẻ già nua, lẩm cẩm và gàn dở. Đó là một viên ngọc càng mài càng rạng!
– Mặc dù biết những suy nghĩ không mấy thiện cảm của người vợ, ông giáo không những khồng trách móc mà ngược lại, ông hiểu và cảm thông với thái độ của vợ mình :” Vợ tôi khồng ác nhưng Thị khổ quá rồi.” Chính vì khổ nên con người ta trở nên vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Và:” Cái bản tính của …che lấp mất”. thế nên ông giáo chỉ buồn chứ khồng nỡ giận.
– Ấy chính là triết lí sâu sắc và đậm chất nhân căn của Nam Cao.
* Đánh giá:
– Xuất hiện trong “‘Lão Hạc” không một cái tên , khồng phải là nhân vật chính nhưng nhân vật ông giáo là trung tâm dẫn dắt câu chuyện . Có thể nói , Nam Cao đã hoá thân vào nhân vật này để đưa ra những đánh giá hết sức đúng đắn và tiến bộ, định hướng các sáng tác của ông sau này như: “Đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng”.
3. Kết bài:
Truyện ngắn Lão Hạc là dòng lệ nơi trái tim nhà văn chảy xuống thành những trang văn nức nở nghẹn ngào. qua các nhân vật và bản chất của họ xoay quanh cuộc sống nghèo túng ta thấm thía hơn bao điều trong cuộc sống.