Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” hãy chứng minh Nguyên Hồng giàu chất trữ tình

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Mở bài::

Nhà văn Nguyên Hồng tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định nhưng chủ yếu sống ở Hải Phòng. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ngòi bút của ông thường viết về những mảnh đời bất hạnh dưới đáy xã hội như: Những cậu bé đánh giày, phu xe, những cô gái bán hoa, những tên cướp. Ông có sở trường về viết tiểu thuyết, hồi kí, làm thơ. Văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình. Đặc biệt là đoạn trích “Trong lòng mẹ”-bài ca bất diệt về tình mẫu tử thiêng liêng.

Thân bài:

Chất trữ tình trong lời văn của nhà văn thể hiện ở tình cảm, cảm xúc của cậu bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô. Khi nghe bà cô xúc xỉa mẹ với dã tâm để bé Hồng ruồng rẫy khinh biệt mẹ, thì bé Hồng đã rất thương mẹ của mình. Bé khóc nức nở. Nước mắt của bé ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Bé Hồng đã cảm thông trước hoàn cảnh của mẹ. Chỉ vì bé thương mẹ và căm tức sao mẹ bé lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em bé, để sinh nở một cách giấu giếm. Bé nói chuyện với bà cô như cười dài trong tiếng khóc.

Bé Hồng rất căm giận những hủ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ bé. Bà cô của bé chưa dứt câu, cổ họng bé đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng: “Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

Chất trữ tình của đoạn trích còn thể hiện ở tâm trạng xúc động và hạnh phúc của bé Hồng khi được sống trong lòng mẹ. Vào buổi chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, bé Hồng chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ bé. Bé liền đuổi theo gọi mẹ rối rít. Nếu người đó không phải mẹ bé thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn của bé. Và cái lầm đó không những làm bé thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong xuất chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng đó chính là mẹ của bé Hồng. Hai mẹ con gặp lại nhau vui mừng khôn xiết, xúc động khóc nức nở. Cái cảm giác hạnh phúc khi được ở bên mẹ rạo rực trong lòng bé Hồng: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” Cậu bé nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi được sống trong tình cảm ấm áp của mẹ dành cho cậu.

Kết bài:

Qua đoạn trích, em rất cảm thông hoàn cảnh tội nghiệp của bé Hồng. Em trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con bé Hồng. Em cũng đã học tập được cách viết văn giàu chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng.

Nhà văn Nguyên Hồng tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định nhưng chủ yếu sống ở Hải Phòng. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ngòi bút của ông thường viết về những mảnh đời bất hạnh dưới đáy xã hội như: Những cậu bé đánh giày, phu xe, những cô gái bán hoa, những tên cướp. Ông có sở trường về viết tiểu thuyết, hồi kí, làm thơ. Văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình. Đặc biệt là đoạn trích “Trong lòng mẹ”-bài ca bất diệt về tình mẫu tử thiêng liêng.

Chất trữ tình trong lời văn của nhà văn thể hiện ở tình cảm, cảm xúc của cậu bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô. Khi nghe bà cô xúc xỉa mẹ với dã tâm để bé Hồng ruồng rẫy khinh biệt mẹ, thì bé Hồng đã rất thương mẹ của mình. Bé khóc nức nở. Nước mắt của bé ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Bé Hồng đã cảm thông trước hoàn cảnh của mẹ. Chỉ vì bé thương mẹ và căm tức sao mẹ bé lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em bé, để sinh nở một cách giấu giếm. Bé nói chuyện với bà cô như cười dài trong tiếng khóc.

Bé Hồng rất căm giận những hủ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ bé. Bà cô của bé chưa dứt câu, cổ họng bé đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng: “Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

Chất trữ tình của đoạn trích còn thể hiện ở tâm trạng xúc động và hạnh phúc của bé Hồng khi được sống trong lòng mẹ. Vào buổi chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, bé Hồng chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ bé. Bé liền đuổi theo gọi mẹ rối rít. Nếu người đó không phải mẹ bé thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn của bé. Và cái lầm đó không những làm bé thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong xuất chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng đó chính là mẹ của bé Hồng. Hai mẹ con gặp lại nhau vui mừng khôn xiết, xúc động khóc nức nở. Cái cảm giác hạnh phúc khi được ở bên mẹ rạo rực trong lòng bé Hồng: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” Cậu bé nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi được sống trong tình cảm ấm áp của mẹ dành cho cậu.

Qua đoạn trích, em rất cảm thông hoàn cảnh tội nghiệp của bé Hồng. Em trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con bé Hồng. Em cũng đã học tập được cách viết văn giàu chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng.

Chọn tập
Bình luận