Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Văn 8 – Tiếng Viêt: Ôn tập tổng hợp – “Câu 1: Cho biết những câu sau có phải câu cảm thán không? Vì sao?… Câu 5: Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng”… cảm xúc của nhà thơ? “

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Ôn tập tổng hợp

Câu 1: Cho biết những câu sau có phải câu cảm thán không? Vì sao?

a, Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

b, Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Câu 2: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau đây:

a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b, Thầy em hãy cố gắng ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Câu 3: Câu sau đây có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

“Câu chuyện có lẽ chỉ là nột câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa”

Câu 4: Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiều gì đâu!” thuộc kiểu câu phủ định nào? Vì sao?

Câu 5: Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở cườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?

Bài làm:

Câu 1:

a) Đây là lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.

b) Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.

Không có câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.

Câu 2:

So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu trên:

a) không có chủ ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo (khuyên húp cháo)

b) có thêm chủ ngữ là “Thầy em” khiến cho câu cầu khiến nhẹ nhàng hơn, thể hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người nói. Tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.

Câu 3: Câu trên là câu phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định.

Vì câu có ý nghĩa tương đương: “Câu chuyện có lẽ chỉ là nột câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa”

Câu 4:

Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiều gì đâu!” thuộc kiểu câu phủ định bác bỏ.

Vì câu trên là câu ông giáo nói ra để phản bác suy nghĩ của lão Hạc trước đó.

Câu 5:

– Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

– Tác dụng:

+ Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú. Bên cạnh đó hình ảnh con hổ cũng tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam dũng mãnh, kiên cường nay lâm vào cảnh lầm than, cơ cực, làm nô lệ, tay sai cho thực dân phong kiến.

+Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú

+ Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ

Câu 1: Cho biết những câu sau có phải câu cảm thán không? Vì sao?

a, Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

b, Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Câu 2: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau đây:

a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b, Thầy em hãy cố gắng ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Câu 3: Câu sau đây có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

“Câu chuyện có lẽ chỉ là nột câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa”

Câu 4: Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiều gì đâu!” thuộc kiểu câu phủ định nào? Vì sao?

Câu 5: Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở cườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?

Câu 1:

a) Đây là lời than thở của người nông dân dưới chế độ cũ.

b) Lời than của người chinh phụ trước cảnh chiến tranh phong kiến chia cắt hạnh phúc của gia đình mình.

Không có câu nào là câu cảm thán vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này.

Câu 2:

So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu trên:

a) không có chủ ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo (khuyên húp cháo)

b) có thêm chủ ngữ là “Thầy em” khiến cho câu cầu khiến nhẹ nhàng hơn, thể hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người nói. Tuy nhiên câu vẫn mang ý nghĩa khuyên bảo, chỉ thay đổi sắc thái.

Câu 3: Câu trên là câu phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định.

Vì câu có ý nghĩa tương đương: “Câu chuyện có lẽ chỉ là nột câu chuyện hoang đường, song có ý nghĩa”

Câu 4:

Câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiều gì đâu!” thuộc kiểu câu phủ định bác bỏ.

Vì câu trên là câu ông giáo nói ra để phản bác suy nghĩ của lão Hạc trước đó.

Câu 5:

– Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.

– Tác dụng:

+ Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú. Bên cạnh đó hình ảnh con hổ cũng tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam dũng mãnh, kiên cường nay lâm vào cảnh lầm than, cơ cực, làm nô lệ, tay sai cho thực dân phong kiến.

+Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú

+ Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ

Chọn tập
Bình luận