Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Phân tích và cảm nhận về nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích “Lão Hạc” (trích từ tác phẩm “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao)

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Tác phẩm viết 1943 – khi ấy Nam Cao cũng đang phải chịu cảnh sống cùng cực của người dân dới chế độ phong kiến, ông hiểu hơn ai hết những khốn cùng, những cay đắng của người nông dân. Đọc Lão Hạc, ta thấy được bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước cahcs mạng tháng 8 với sự bần cùng hoá của bao kiếp người. Bằng ngòi bút hiện thực, bằng tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc.

* Lão Hạc là người nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh: – Lão sống trong tuổi già cô đơn đầy lo nghĩ. Cả đời làm lụng vvất vả, vợ chồng lão cũng tậu được mảnh vườn, nhưng mảnh vườn ấy cũng không giúp lão lo được hạnh phúc cho con. Đứa con trai duy nhất của lão đã có người yêu- chúng rất mến nhau, nhưng tiền thách cưới quá nặng, mất ” cứng đến 200 bạc. Lão không lo được”. Tục lệ cưới xin lạc hậu, lão không làm tròn bổn phận của người cha. Nỗi đau ấy luôn dày vò lão Phẫn chí, anh con trai bỏ đi phu đồn điền cao su để lão sống một mình. Lão xót xa cay đắng khi nhận ra đưa con cứ tuột đần khỏi tay mình” hình của nó người ta chụp, ảnh của nó người ta giữ., nó là người của người ta rồi chứ đâu còn là con của tôi nữa”. Và từ đấy lão sống một mình, bầu bạn với lão chỉ có con vàng. Vợ chết, con đi xa, lão cô đơn làm sao. Đến ông giáo cũng cảm nhận được nỗi cô đơn của lão “già rồi mà ngày cũng như đêm, suốt ngày chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn”. ấy vậy mà lão cũng phải bán con Vàng, bán nguồn an ủi động viên, bán người bạn. Giá như ta biết quá trình tính toán, cân nhắc từng bữa ăn của chó, của người, biết được bao lần lão Hạc đã sang kể cho ông giáo nghe việc mình bán con Vàng, ta mới thấy được lão đã day dứt, trăn trở, khổ đau thế nào – Cuộc sống của lão càng ngày càng túng thiếu chật vật. Già rồi, đến tuổi vui thú điền viên, được con cháu phụng dưỡng mà lão vẫn phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Nhưng ốm đau không chừa lão. Lão đã ốm một trận thừa chết thiếu sống đến hơn tháng trời. Làng lại mất vé sợi, người khoẻ mạnh tranh hết việc, ai thuê người già lão, yếu đau. Lão thất nghiệp, lão sống bằng cái gì đây. không thể tiêu vào tiền của con, lão” chế tạo được món gì, ăn món ấy”, khi bữa trai bữa ốc, khi củ khoai củ dáy. Bữa ăn súi só đắp đổi qua ngày. Cuộc sống đã khổ ngày càng khổ hơn, bế tắc hơn. – Lão sống khốn khổ như vậy mà có người vẫn không hiểu lão. Vợ ông giáo không phải là người xấu. C.sống cũng khốn khó, nhưng khi thấy chồng giúp lão thì chị cũng khó chịu” Cho lão chết. Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ” Trong con mắt của chị, lão là người keo kiệt bủn xỉn, keo kiệt bủn xỉn với ngay chính bản thân mình, keo kiệt đến gàn dở. Còn Binh Tư – kẻ sống bằng nghề trộm cắp cũng coi thường lão” Lão làm bộ đấy. Lão tẩm mgẩm thế thôi chứ ghê ra phết” Binh Tư như tìm được một đồng minh. Trong con mắt của Binh Tư, lão chỉ là kẻ sống bất lương núp dưới bộ mặt đạo đức giả. Mỗi người một cách nhìn khác nhau, nhưng rõ ràng lão trở nên xấu xa, gàn dở, tội lỗi. – Sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông tha lão. Ta hãy cùng Nam Cao bước sang nhà lão để cháng kiến những giây phút cuối cùng của đời lão” lão đang vật vã…đầu tóc rũ rượi…hai mắt long sòng sọc…bọt mép sùi ra…”thế giới tả thực, tả tỉ mỉ từng cử chỉ, hành động của lão trước khi từ giã cõi đời. Cái chết của lão sao mà đau đớn, dữ dội, bất ngờ và bí ẩn đến thế. Xót xa thay, thương cảm thay cho một kiếp người sống trong túng đói, dằn vặt, cô đơn, chết trong đau đớn vật vã.

* Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp của nhân cách. – Lão thương yêu con trai. Lão luôn nhớ đến con. Đang nói chuyện với ông giáo về việc bán con Vàng,lão cũng nhắc đến con” thằng bé nhà tôi dễ đến hơn một năm không có thư từ gì đấy ông giáo a,” nói chuyện với con vàng, lão cũng nhắc đến con. Có lẽ hình ảnh đứa con lúc nào cũng hiện lên trong nối nhớ. Lão trông mong từng ngày con trai trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão chắt chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Có mảnh vườn vợ chồng lão mua được, lão coi đó là của con, tiền thu được từ mảnh vườn, lão tích cóp để dành cho con để phụ với con khi con cưới vợ, hay thêm vào chút vón để làm ăn. Có thể nói mỗi đồng tiền bòn được từ mảnh vườn thấm đượm mồ hôi, nước mắt và tình thương yêu của người cha với con. Đến khi ốm đau không làm được, phải tiêu vào tiền của con, lão dằn vặt” bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Vì vậy, dù yêu quý con vàng, lão cũng phải bán đi. Lão chấp nhận cuộc sống đắp đổi qua ngày chứ quyết không phạm vào tiền của con. Khi không vừa tự kiếm sống, vừa bòn vườn cho con, laoz gửi ông giáo mảnh vườn để ” con lão về thì nó nhận vườn làm”. Lão hiểu với người nông dân, tấc đất quan trọng ntn. Lão cũng biết mảnh vườn của con lão dang bị kẻ có thế lực dòm ngó. Và thế là lão vờ nhượng lại cho ông giáo để giữ mảnh vườn cho con. Chao ôi, lão sống đầy trách nhiệm và tình thưng với con. – Thương con trai, lão cũng thương con Vàng. Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là ” cậu Vàng”, cho nó ăn trong bát như chó của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm được, bật “khóc hu hu” như con nít. – Lão là người nông dân sống lương thiện. Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê được nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống được nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:”thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó”. Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với con chó lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.

– Lão còn là người giàu lòng tự trọng. Sống trong túng thiếu nhưng lão không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì ” lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng”một miếng khi đói, bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho. Một biểu hiện thật cao đẹp mà cũng thật chua xót của lòng tự trọng là lão thà chết để giữ trọn đạo làm cha, nhân cách làm người. không thể đi ăn trộm như Binh Tư, không thể phạm vào tiền của con, lão dã âm thần “dọn cho mình con đường sạch sẽ nhất để đi đến nhà mồ” (Văn Giá). Một nỗi nghẹn ngào trào dâng khi ta hiểu rằng: con người cô đơn bất hạnh ấy đã sống bằng một tình yêu thương sâu sắc, bằng nhân cách cao thượng và chết đi trong ý thức tự trọng vô cùng lớn lao. Cái chết của lão là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện” hay chỉ làm bộ đạo đức giả. Lão Hạc – người nông dân bình thường, nhỏ nhoi, nghèo đói, nhưng từ lão lại toả ra ánh sáng rạng ngời của nhân cách Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí, đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Xuyên suốt truyện, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa chọn của lão Hạc. Nào lão tính toán thời gian con đi, nào tính giá tiền từng bữa ăn của con Vàng, nào tính toán việc bán con Vàng, thậm chí ” liệu đâu vào đấy cả” cho cái chết của mình Qua nhân vật Lão Hạc, nhà văn phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong c đồng thời lên án gay gắt cái xã hội bất lương, vô nhân đạo ấy. Từ bi kịch về cái nghèo, về nhân phâme cảu Lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tiếng nói đồng cảm, trân trọng và nâng nui vẻ đẹp ở lão Hạc, giúp người đọc có niềm tin yêu vào con người. Truyện thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc

Tác phẩm viết 1943 – khi ấy Nam Cao cũng đang phải chịu cảnh sống cùng cực của người dân dới chế độ phong kiến, ông hiểu hơn ai hết những khốn cùng, những cay đắng của người nông dân. Đọc Lão Hạc, ta thấy được bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam trước cahcs mạng tháng 8 với sự bần cùng hoá của bao kiếp người. Bằng ngòi bút hiện thực, bằng tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc.

* Lão Hạc là người nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh: – Lão sống trong tuổi già cô đơn đầy lo nghĩ. Cả đời làm lụng vvất vả, vợ chồng lão cũng tậu được mảnh vườn, nhưng mảnh vườn ấy cũng không giúp lão lo được hạnh phúc cho con. Đứa con trai duy nhất của lão đã có người yêu- chúng rất mến nhau, nhưng tiền thách cưới quá nặng, mất ” cứng đến 200 bạc. Lão không lo được”. Tục lệ cưới xin lạc hậu, lão không làm tròn bổn phận của người cha. Nỗi đau ấy luôn dày vò lão Phẫn chí, anh con trai bỏ đi phu đồn điền cao su để lão sống một mình. Lão xót xa cay đắng khi nhận ra đưa con cứ tuột đần khỏi tay mình” hình của nó người ta chụp, ảnh của nó người ta giữ., nó là người của người ta rồi chứ đâu còn là con của tôi nữa”. Và từ đấy lão sống một mình, bầu bạn với lão chỉ có con vàng. Vợ chết, con đi xa, lão cô đơn làm sao. Đến ông giáo cũng cảm nhận được nỗi cô đơn của lão “già rồi mà ngày cũng như đêm, suốt ngày chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn”. ấy vậy mà lão cũng phải bán con Vàng, bán nguồn an ủi động viên, bán người bạn. Giá như ta biết quá trình tính toán, cân nhắc từng bữa ăn của chó, của người, biết được bao lần lão Hạc đã sang kể cho ông giáo nghe việc mình bán con Vàng, ta mới thấy được lão đã day dứt, trăn trở, khổ đau thế nào – Cuộc sống của lão càng ngày càng túng thiếu chật vật. Già rồi, đến tuổi vui thú điền viên, được con cháu phụng dưỡng mà lão vẫn phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Nhưng ốm đau không chừa lão. Lão đã ốm một trận thừa chết thiếu sống đến hơn tháng trời. Làng lại mất vé sợi, người khoẻ mạnh tranh hết việc, ai thuê người già lão, yếu đau. Lão thất nghiệp, lão sống bằng cái gì đây. không thể tiêu vào tiền của con, lão” chế tạo được món gì, ăn món ấy”, khi bữa trai bữa ốc, khi củ khoai củ dáy. Bữa ăn súi só đắp đổi qua ngày. Cuộc sống đã khổ ngày càng khổ hơn, bế tắc hơn. – Lão sống khốn khổ như vậy mà có người vẫn không hiểu lão. Vợ ông giáo không phải là người xấu. C.sống cũng khốn khó, nhưng khi thấy chồng giúp lão thì chị cũng khó chịu” Cho lão chết. Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ” Trong con mắt của chị, lão là người keo kiệt bủn xỉn, keo kiệt bủn xỉn với ngay chính bản thân mình, keo kiệt đến gàn dở. Còn Binh Tư – kẻ sống bằng nghề trộm cắp cũng coi thường lão” Lão làm bộ đấy. Lão tẩm mgẩm thế thôi chứ ghê ra phết” Binh Tư như tìm được một đồng minh. Trong con mắt của Binh Tư, lão chỉ là kẻ sống bất lương núp dưới bộ mặt đạo đức giả. Mỗi người một cách nhìn khác nhau, nhưng rõ ràng lão trở nên xấu xa, gàn dở, tội lỗi. – Sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông tha lão. Ta hãy cùng Nam Cao bước sang nhà lão để cháng kiến những giây phút cuối cùng của đời lão” lão đang vật vã…đầu tóc rũ rượi…hai mắt long sòng sọc…bọt mép sùi ra…”thế giới tả thực, tả tỉ mỉ từng cử chỉ, hành động của lão trước khi từ giã cõi đời. Cái chết của lão sao mà đau đớn, dữ dội, bất ngờ và bí ẩn đến thế. Xót xa thay, thương cảm thay cho một kiếp người sống trong túng đói, dằn vặt, cô đơn, chết trong đau đớn vật vã.

* Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp của nhân cách. – Lão thương yêu con trai. Lão luôn nhớ đến con. Đang nói chuyện với ông giáo về việc bán con Vàng,lão cũng nhắc đến con” thằng bé nhà tôi dễ đến hơn một năm không có thư từ gì đấy ông giáo a,” nói chuyện với con vàng, lão cũng nhắc đến con. Có lẽ hình ảnh đứa con lúc nào cũng hiện lên trong nối nhớ. Lão trông mong từng ngày con trai trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão chắt chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Có mảnh vườn vợ chồng lão mua được, lão coi đó là của con, tiền thu được từ mảnh vườn, lão tích cóp để dành cho con để phụ với con khi con cưới vợ, hay thêm vào chút vón để làm ăn. Có thể nói mỗi đồng tiền bòn được từ mảnh vườn thấm đượm mồ hôi, nước mắt và tình thương yêu của người cha với con. Đến khi ốm đau không làm được, phải tiêu vào tiền của con, lão dằn vặt” bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Vì vậy, dù yêu quý con vàng, lão cũng phải bán đi. Lão chấp nhận cuộc sống đắp đổi qua ngày chứ quyết không phạm vào tiền của con. Khi không vừa tự kiếm sống, vừa bòn vườn cho con, laoz gửi ông giáo mảnh vườn để ” con lão về thì nó nhận vườn làm”. Lão hiểu với người nông dân, tấc đất quan trọng ntn. Lão cũng biết mảnh vườn của con lão dang bị kẻ có thế lực dòm ngó. Và thế là lão vờ nhượng lại cho ông giáo để giữ mảnh vườn cho con. Chao ôi, lão sống đầy trách nhiệm và tình thưng với con. – Thương con trai, lão cũng thương con Vàng. Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là ” cậu Vàng”, cho nó ăn trong bát như chó của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm được, bật “khóc hu hu” như con nít. – Lão là người nông dân sống lương thiện. Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê được nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống được nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:”thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó”. Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với con chó lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.

– Lão còn là người giàu lòng tự trọng. Sống trong túng thiếu nhưng lão không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì ” lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng”một miếng khi đói, bằng một gói khi no” hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho. Một biểu hiện thật cao đẹp mà cũng thật chua xót của lòng tự trọng là lão thà chết để giữ trọn đạo làm cha, nhân cách làm người. không thể đi ăn trộm như Binh Tư, không thể phạm vào tiền của con, lão dã âm thần “dọn cho mình con đường sạch sẽ nhất để đi đến nhà mồ” (Văn Giá). Một nỗi nghẹn ngào trào dâng khi ta hiểu rằng: con người cô đơn bất hạnh ấy đã sống bằng một tình yêu thương sâu sắc, bằng nhân cách cao thượng và chết đi trong ý thức tự trọng vô cùng lớn lao. Cái chết của lão là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện” hay chỉ làm bộ đạo đức giả. Lão Hạc – người nông dân bình thường, nhỏ nhoi, nghèo đói, nhưng từ lão lại toả ra ánh sáng rạng ngời của nhân cách Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí, đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Xuyên suốt truyện, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa chọn của lão Hạc. Nào lão tính toán thời gian con đi, nào tính giá tiền từng bữa ăn của con Vàng, nào tính toán việc bán con Vàng, thậm chí ” liệu đâu vào đấy cả” cho cái chết của mình Qua nhân vật Lão Hạc, nhà văn phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong c đồng thời lên án gay gắt cái xã hội bất lương, vô nhân đạo ấy. Từ bi kịch về cái nghèo, về nhân phâme cảu Lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tiếng nói đồng cảm, trân trọng và nâng nui vẻ đẹp ở lão Hạc, giúp người đọc có niềm tin yêu vào con người. Truyện thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc

Chọn tập
Bình luận