Đề bài:
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tởi đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoảng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tia trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Đọc đoạn trích trên trả lời câu hỏi:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Ngoài ra đoạn trích còn có sự kết hợp thêm phương thức biểu đạt nào? Loại từ ngữ nào em đã học góp phần tạo nên phương thức biểu đạt kết hợp đó? ( gọi tên loại từ ngữ và minh họa ngữ liệu). Vai trò của những từ ngữ này trong việc thể hiện nội dung.
Bài làm:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
+ Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.
Ngoài ra đoạn trích còn có sự kết hợp thêm phương thức biểu đạt nào?
+ Kết hợp một vài câu tự sự, biểu cảm.
Loại từ ngữ nào em đã học góp phần tạo nên phương thức biểu đạt kết hợp đó? ( gọi tên loại từ ngữ và minh họa ngữ liệu).
+ Một số từ tượng thanh: rì rào, thiết tha, nống thắm, vù vù, im bặt, êm dịu.
+ Một số từ tượng hình: nghiêng ngả, vô hình, dẻo dai, rừng rực.
Vai trò của những từ ngữ này trong việc thể hiện nội dung.
Khiến cho việc miêu tả hai cây phong khiến cho hình ảnh, âm thanh trở nên sinh động, cụ thể, khiến cho người đọc nhìn thấy được sự vật, con người miêu tả một cách khách quan, đậm chất hội họa, thể hiện tâm hồn riêng của hai cây phong trong suy nghĩ của tác giả, khiến cho người đọc rung cảm.