Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Nghị luận vấn đề: Trong giao tiếp rất cần tế nhị và tôn trọng người khác

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trước hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.

“Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.

Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời…

Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói là vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Trước hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.

“Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường…

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được.

Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời…

Chọn tập
Bình luận