Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? “

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ônd đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn người ở đâu? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.

Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước?

Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ. Để rồi, trong tâm hồn ta bất chợt một lúc nào đó lại vọng về tiếng bà ru cùng tiếng đua nôi kẽo kẹt:

Chẳng ham ruộng cả ao liền

Chỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ.

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ônd đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn người ở đâu? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi:

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.

Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước?

Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ. Để rồi, trong tâm hồn ta bất chợt một lúc nào đó lại vọng về tiếng bà ru cùng tiếng đua nôi kẽo kẹt:

Chẳng ham ruộng cả ao liền

Chỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ.

Chọn tập
Bình luận