Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Hai cây phong của Ai-ma-tốp

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

1. Nội dung

Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.

Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng “tôi” (có lúc là “chúng tôi”) cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

2. Nghệ thuật

Trong văn bản này, mặc dù không thể đồng nhất giữa “tôi” (hoặc “chúng tôi”) với tác giả song rõ ràng là nhà văn đã uỷ thác cho người kể chuyện xưng “tôi” một vai trò quan trọng: người chứng kiến và kể lại câu chuyện.

Dưới hình thức kể chuyện này, tác giả như là người đứng ngoài, không can dự vào câu chuyện nhưng thực chất là đã ẩn mình (ở một mức độ nào đó) vào “tôi” ở đây, bằng một giọng trầm tha thiết, “tôi” say sưa kể về làng Ku-ku-rêu, về hai cây phong với mạch xúc cảm dào dạt. Từ đoạn “Vào năm học cuối cùng…” đến “… sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”, người kể lại xưng “chúng tôi”. Trước đó, là xưng “tôi” (lưu ý ở đầu bài văn có hai lần “chúng tôi” xuất hiện nhưng nó nằm trong cụm làng Ku-ku-rêu chúng tôi chứ không phải là ngôi xưng để kể). Đến cuối văn bản, người kể trở lại với hình thức nhân xưng “tôi”.

Thực chất, đứng ở góc độ kể thì “chúng tôi” cũng từ “tôi” mà ra. Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng “bọn con trai” ngày ấy, người kể xưng “chúng tôi” nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về “tôi” – Cũng có thể nói đến sự lồng ghép của hai mạch kể (“tôi” và “chúng tôi”). Mạch kể “chúng tôi” được lồng vào giữa, nằm trong sự chi phối của mạch kể “tôi”. Chúng ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp, ở đó hình ảnh hai cây phong được đặt trong nền cảnh làng Ku-ku-rêu với không gian bao la của cao nguyên, thung lũng, đồng cỏ…

Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: “rì rào”, “thì thầm”, “im bặt”, “thở dài”, “reo vù vù”, “tim đập rộn ràng”, “vẻ thảng thốt”, “vui sướng”, “xào xạc”… Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên “sinh động khác thường”.

Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Đoạn trích thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua những cảm xúc bồi hồi của người kể về hai cây phong từng gắn bó với tuổi học trò trong kí ức và trong hiện tại.

Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng “tôi” (có lúc là “chúng tôi”) cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

Trong văn bản này, mặc dù không thể đồng nhất giữa “tôi” (hoặc “chúng tôi”) với tác giả song rõ ràng là nhà văn đã uỷ thác cho người kể chuyện xưng “tôi” một vai trò quan trọng: người chứng kiến và kể lại câu chuyện.

Dưới hình thức kể chuyện này, tác giả như là người đứng ngoài, không can dự vào câu chuyện nhưng thực chất là đã ẩn mình (ở một mức độ nào đó) vào “tôi” ở đây, bằng một giọng trầm tha thiết, “tôi” say sưa kể về làng Ku-ku-rêu, về hai cây phong với mạch xúc cảm dào dạt. Từ đoạn “Vào năm học cuối cùng…” đến “… sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”, người kể lại xưng “chúng tôi”. Trước đó, là xưng “tôi” (lưu ý ở đầu bài văn có hai lần “chúng tôi” xuất hiện nhưng nó nằm trong cụm làng Ku-ku-rêu chúng tôi chứ không phải là ngôi xưng để kể). Đến cuối văn bản, người kể trở lại với hình thức nhân xưng “tôi”.

Thực chất, đứng ở góc độ kể thì “chúng tôi” cũng từ “tôi” mà ra. Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng “bọn con trai” ngày ấy, người kể xưng “chúng tôi” nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về “tôi” – Cũng có thể nói đến sự lồng ghép của hai mạch kể (“tôi” và “chúng tôi”). Mạch kể “chúng tôi” được lồng vào giữa, nằm trong sự chi phối của mạch kể “tôi”. Chúng ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp, ở đó hình ảnh hai cây phong được đặt trong nền cảnh làng Ku-ku-rêu với không gian bao la của cao nguyên, thung lũng, đồng cỏ…

Bằng con mắt của một hoạ sĩ thực thụ và mối giao cảm tinh tế, người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: “rì rào”, “thì thầm”, “im bặt”, “thở dài”, “reo vù vù”, “tim đập rộn ràng”, “vẻ thảng thốt”, “vui sướng”, “xào xạc”… Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên “sinh động khác thường”.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky