Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh con hổ trong bài thơ “Nhớ Rừng” của Thế Lữ

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hổ – ngay từ ngoại hình thôi cũng đã thấy tự nó rất kiêu hãnh và oai hùng với chữ Vương ở trên trán như một lời cảnh báo cho mọi muông thú trong rừng “ Ta là chúa, là vua của các người” đến tính cách hoang dã, mạnh mẽ, dữ dằn không chịu khuất phục của nó đã thấy nó là một vị chúa sơn lâm đầy uy quyền và sức mạnh. Chính vì thế, sự nhục nhằn tù hãm, sự bí bách, sự không được sống là chính mình, được vùng vẫy trong giang sơn của mình khi đặt dưới con mắt, khi hóa thân vào nỗi niềm của một loài vua của các loài như vậy thật đau đớn, chua xót biết bao nhiêu.

Khi người nghệ sĩ dùng một thứ không – phải – là – mình và nhất là dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời con người thì thực sự không dễ dàng gì. Đúng là trong cái bối cảnh xã hội đầy biển đổi, chỉ có những người nghê sĩ là có cảm nhận tinh tế bậc nhất mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. Thế Lữ đã tạo một cảm giác bất ngờ cho độc giả khi đọc chuyện con hổ mà lại có thể ngẫm ra được mình. Một chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt, một chú cọp hoài xưa, một chú cọp…. một kiếp người…

Hãy thử ngẫm chút mà xem, còn ai thấu hiểu căn nhà của ta,còn ai yêu giang sơn của ta hơn chính ta? Và đương nhiên, khi đặt điểm nhìn của tác giả, của độc giả, của chúng ta vào vị thế của con hổ- vị chúa tể sơn lâm ta mới thấy được niềm khao khát, tình yêu, nỗi hoài niệm cháy bỏng của con hổ khi nhớ về rừng xanh.

“Trong mắt Hổ, cảnh rừng núi bây giờ chỉ còn sống trong tình thương và nối nhớ. Ông hổ” nhớ về cảnh rừng thiêng nước độc. tuy gai góc, tuy độc địa thật đấy nhưng lại hết sức mềm mại và thân thuộc.

“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”

Dường như rừng của Hổ, nhà của Hổ không phải căn nhà bình thường như bao căn nhà khác mà đó là một không gian tráng lệ, hung vĩ với bóng cả, cây già, tiếng gió, tiếng nguồn thì Gào ngàn, thét núi. Và căn nhà đó thật đẹp với những sợi vàng của ánh trăng

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” – những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng – không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. Chữ “say mồi” có thể làm người đọc lạc hướng, bởi tưởng rằng “mồi” đây hẳn là một con thú đáng thương nào đó. Không phải. Con mồi chính là con trăng vàng in bóng trong lòng suối. Con mồi – cái đẹp, cái đẹp – con mồi một thân phận kép, đó là cảm nhận độc đáo của con hổ – thi sĩ này. Thế Lữ đã tỏ ra là người nhập được vào hổ, khi gửi vào mãnh thú một mảnh hồn thi sĩ.

Những hiện tượng thiên nhiên ở rừng cũng không hề nhẹ nhàng, gió không hiu hiu thôi, càng không run rẩy rung rinh và Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng.

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”

Tác giả thật khéo léo khi lấy sự gào thét của núi rừng, sự ngả nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ào ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình

“Ta bước chân lên , dõng dạc đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”

Hay

“Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.”

Nếu bức tranh đầu tiên thiên nhiên là phông nền vĩ đại thì bức tranh tiếp theo là cảnh nhẹ nhàng, thân thuộc và êm ấm sao.

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Một vị vua được mẹ rừng bao bọc bởi ngàn tia nắng gột rửa cây xanh, được bao bọc bởi tiếng những “cư dân” trong rừng – tiềng chim ca khiến cho sự vui tươi, tưng bừng đi vào tận sâu trong giấc ngủ của hổ

Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Là máu của con thú rừng xấu số nào đó chăng? Không! Đó là máu của mặt trời. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu bạc của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Những chiều lênh láng máu” là máu mặt trời đã nhuộm cả thời gian. Máu đã trở thành màu kỷ niệm. Chữ “sau rừng” gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời từ vật thể thành sinh thể. Không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác giữa không trung, mặt trời đã thành một con thú. Thậm chí, một con thú thảm hại – chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của con hổ này. Vẻ “gay gắt” trong giờ phút hấp hối của con thú tử thương dường như càng làm cho nó bị khinh bỉ. Thì ra, đối thủ của con hổ này không phải là loài gấu, loài báo vô tư lự dở hơi, đã đành. Mà ngay cả con người cũng không xứng là đối thủ của nó. Trong vũ trụ này chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm này xem là địch thủ mà thôi, ấy là vầng thái dương. Nhưng, cái đáng nói là: trong cuộc kịch chiến kia, phần thắng vẫn thuộc về nó, vị “chúa tể của muôn loài” ấy. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ bệ, hạ gục đối thủ, khiến mặt trời cũng trở nên tầm thường. Bằng cuộc thư hùng bạo liệt với mặt trời để “chiếm lấy riêng phần bí mật”, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ. Nó kỳ vĩ hơn cả những gì vốn kỳ vĩ nhất trong hoàn vũ. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ. Còn tham vọng “Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, thì đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này!

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật.”

Ghê gớm thật, hổ ta như ôm trọn cả núi rừng, lấy ánh trăng làm nước uống, lấy mảnh mặt trời làm mồi ăn…

Phải là con Hổ, phải thực sự là hổ thì mới thấu được cái bi kịch của nó đang phải trái qua

Bi kịch của con hổ được nhìn nhận ở góc độ:Hoàn cảnh đổi thay nhưng con hổ không đổi thay. Bởi nó không chịu hạ mình, không chấp nhận hoàn cảnh.Con hổ ý thức mình là “chúa” nên nó không chấp nhận hoàn cảnh thay đổi mà thay đổi theo hoàn cảnh.Cả hai góc độ ấy tạo nên niềm u uất chạy suốt bài thơ, đi vào từng câu thơ để từ đó tạo nên sự xung đột, giằng xé dữ dội.

Trong cái xung đột ngột ngạt ấy có nỗi đau của kẻ bất đắc chí về những tháng ngày: “Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”. Thế mà giờ đây con hổ đang trải qua những tháng ngày ngao ngán:

“Nay sa cơ chịu nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.”

Con hổ phải chấp nhận một nghịch lí không thể nào chấp nhận được là nó phải chung sống với những thứ giả tạo, tầm thường. Xem ra có vẻ như hiện thực đầy đủ cả mọi thứ để làm vui lòng “kẻ nô lệ”, làm cho họ quên đi thân phận tôi đòi nhưng thật ra đó là những thứ sắp đặt vô hồn đầy vẻ “mị dân” nhằm thủ tiêu sức mạnh và ý chí của hổ, biến con hổ thành vật trang trí cho cuộc sống màu mè của con người

“Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém … ”

Nhưng sống trong sự giả tạo nào đã là gì khi một vị chúa sơn lâm lại bị tầm thường hóa với kẻ dở hơi, yên phận, cơ hội làm tôi mọi cho kẻ mạnh mà tàn ác. Giữa con hổ với những con thú khác giờ đây đã có sự thay bậc đổi ngôi. Từ vị thế của kẻ nhận thức được giá trị của mình là “ chúa tể muôn loài”, lúc này con hổ đã thực sự đau buồn, uất hận khi phải chấp nhận nghịch cảnh :

“Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”

Nhưng thật đáng trân trọng là dù môi trường, thân phận, quan hệ … tất cả đã thay đổi , quyền lực, sức mạnh đã bị tước đoạt nhưng con hổ vẫn không cúi mình.Vì vậy, người đọc mới cảm nhận được cái không khí kìm nén nhưng sẵn sàng bùng phát làm nên xung lực trong toàn bài thơ. Dù trong từng đoạn thơ có nhiều sắc thái tâm trạng khác nhau: có lúc con hổ mang tâm trạng chán chường trước hiện tại:

“Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”

Lúc thì tâm trí của hổ mở theo dòng hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son oanh liệt:

“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi,

Ta biết ta chúa tể của muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”

Chính vì vậy, khi đọc toàn bài thơ người đọc không hề thấy cái bi lụy của kẻ sa cơ mà cảm nhận được cái bi tráng của bậc anh hùng bất đắc chí vì thất thế :

“Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ

Là nơi giống Hùm thiêng ta ngự trị

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa

Nơi ta không còn được thấy bao giờ !

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi”

Quá khứ và hiện tại, tự do và nô lệ, cái mất và cái còn, tầm thường và trác việt, chán chường tẻ nhạt và rực rỡ huy hoàng … luôn đan xen nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên những vẻ đẹp lấp lánh nhiều sắc màu, nhiều cung bậc tình cảm, nhiều giọng điệu trong toàn bài thơ.

Tuy nhiên, tinh thần cơ bản của bài thơ là một hoài niệm.

Quá khứ chính là yếu tố tạo nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mạch cảm xúc thông thường trong tác phẩm thơ là từ hiện tại mà hướng đến tương lai, còn ở đây tác giả lại để cho cảm xúc vận động theo chiều ngược lại : từ hiện tại mà quay về quá khứ.

Quá khứ dầu sao cũng đã đóng lại, đồng thời chủ thể trữ tình cũng không còn tương lai. Nói cách khác tương lai của nó đã bị đóng lại kể từ khi con người tròng ách nô lệ vào cổ của hổ.

Nhưng điều đáng quí là dù là kẻ bị tước mất tự do, chịu bất lực, sống bế tắc, vô vọng nhưng con hổ vẫn giữ được niềm tin, vẫn giữ được mình. Nó không vì hoàn cảnh mà vong thân, cúi đầu. 

Hổ – ngay từ ngoại hình thôi cũng đã thấy tự nó rất kiêu hãnh và oai hùng với chữ Vương ở trên trán như một lời cảnh báo cho mọi muông thú trong rừng “ Ta là chúa, là vua của các người” đến tính cách hoang dã, mạnh mẽ, dữ dằn không chịu khuất phục của nó đã thấy nó là một vị chúa sơn lâm đầy uy quyền và sức mạnh. Chính vì thế, sự nhục nhằn tù hãm, sự bí bách, sự không được sống là chính mình, được vùng vẫy trong giang sơn của mình khi đặt dưới con mắt, khi hóa thân vào nỗi niềm của một loài vua của các loài như vậy thật đau đớn, chua xót biết bao nhiêu.

Khi người nghệ sĩ dùng một thứ không – phải – là – mình và nhất là dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời con người thì thực sự không dễ dàng gì. Đúng là trong cái bối cảnh xã hội đầy biển đổi, chỉ có những người nghê sĩ là có cảm nhận tinh tế bậc nhất mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. Thế Lữ đã tạo một cảm giác bất ngờ cho độc giả khi đọc chuyện con hổ mà lại có thể ngẫm ra được mình. Một chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt, một chú cọp hoài xưa, một chú cọp…. một kiếp người…

Hãy thử ngẫm chút mà xem, còn ai thấu hiểu căn nhà của ta,còn ai yêu giang sơn của ta hơn chính ta? Và đương nhiên, khi đặt điểm nhìn của tác giả, của độc giả, của chúng ta vào vị thế của con hổ- vị chúa tể sơn lâm ta mới thấy được niềm khao khát, tình yêu, nỗi hoài niệm cháy bỏng của con hổ khi nhớ về rừng xanh.

“Trong mắt Hổ, cảnh rừng núi bây giờ chỉ còn sống trong tình thương và nối nhớ. Ông hổ” nhớ về cảnh rừng thiêng nước độc. tuy gai góc, tuy độc địa thật đấy nhưng lại hết sức mềm mại và thân thuộc.

“Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”

Dường như rừng của Hổ, nhà của Hổ không phải căn nhà bình thường như bao căn nhà khác mà đó là một không gian tráng lệ, hung vĩ với bóng cả, cây già, tiếng gió, tiếng nguồn thì Gào ngàn, thét núi. Và căn nhà đó thật đẹp với những sợi vàng của ánh trăng

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?”

Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” – những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng – không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. Chữ “say mồi” có thể làm người đọc lạc hướng, bởi tưởng rằng “mồi” đây hẳn là một con thú đáng thương nào đó. Không phải. Con mồi chính là con trăng vàng in bóng trong lòng suối. Con mồi – cái đẹp, cái đẹp – con mồi một thân phận kép, đó là cảm nhận độc đáo của con hổ – thi sĩ này. Thế Lữ đã tỏ ra là người nhập được vào hổ, khi gửi vào mãnh thú một mảnh hồn thi sĩ.

Những hiện tượng thiên nhiên ở rừng cũng không hề nhẹ nhàng, gió không hiu hiu thôi, càng không run rẩy rung rinh và Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cữi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng.

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”

Tác giả thật khéo léo khi lấy sự gào thét của núi rừng, sự ngả nghiêng của cây cối, cảnh tuôn rơi ào ào của ngày mưa làm phông nền cho một hổ ta điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới của mình

“Ta bước chân lên , dõng dạc đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”

Hay

“Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.”

Nếu bức tranh đầu tiên thiên nhiên là phông nền vĩ đại thì bức tranh tiếp theo là cảnh nhẹ nhàng, thân thuộc và êm ấm sao.

“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”

Một vị vua được mẹ rừng bao bọc bởi ngàn tia nắng gột rửa cây xanh, được bao bọc bởi tiếng những “cư dân” trong rừng – tiềng chim ca khiến cho sự vui tươi, tưng bừng đi vào tận sâu trong giấc ngủ của hổ

Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Là máu của con thú rừng xấu số nào đó chăng? Không! Đó là máu của mặt trời. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu bạc của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Những chiều lênh láng máu” là máu mặt trời đã nhuộm cả thời gian. Máu đã trở thành màu kỷ niệm. Chữ “sau rừng” gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời từ vật thể thành sinh thể. Không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác giữa không trung, mặt trời đã thành một con thú. Thậm chí, một con thú thảm hại – chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của con hổ này. Vẻ “gay gắt” trong giờ phút hấp hối của con thú tử thương dường như càng làm cho nó bị khinh bỉ. Thì ra, đối thủ của con hổ này không phải là loài gấu, loài báo vô tư lự dở hơi, đã đành. Mà ngay cả con người cũng không xứng là đối thủ của nó. Trong vũ trụ này chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm này xem là địch thủ mà thôi, ấy là vầng thái dương. Nhưng, cái đáng nói là: trong cuộc kịch chiến kia, phần thắng vẫn thuộc về nó, vị “chúa tể của muôn loài” ấy. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ bệ, hạ gục đối thủ, khiến mặt trời cũng trở nên tầm thường. Bằng cuộc thư hùng bạo liệt với mặt trời để “chiếm lấy riêng phần bí mật”, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ. Nó kỳ vĩ hơn cả những gì vốn kỳ vĩ nhất trong hoàn vũ. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ. Còn tham vọng “Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, thì đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này!

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật.”

Ghê gớm thật, hổ ta như ôm trọn cả núi rừng, lấy ánh trăng làm nước uống, lấy mảnh mặt trời làm mồi ăn…

Phải là con Hổ, phải thực sự là hổ thì mới thấu được cái bi kịch của nó đang phải trái qua

Bi kịch của con hổ được nhìn nhận ở góc độ:Hoàn cảnh đổi thay nhưng con hổ không đổi thay. Bởi nó không chịu hạ mình, không chấp nhận hoàn cảnh.Con hổ ý thức mình là “chúa” nên nó không chấp nhận hoàn cảnh thay đổi mà thay đổi theo hoàn cảnh.Cả hai góc độ ấy tạo nên niềm u uất chạy suốt bài thơ, đi vào từng câu thơ để từ đó tạo nên sự xung đột, giằng xé dữ dội.

Trong cái xung đột ngột ngạt ấy có nỗi đau của kẻ bất đắc chí về những tháng ngày: “Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”. Thế mà giờ đây con hổ đang trải qua những tháng ngày ngao ngán:

“Nay sa cơ chịu nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.”

Con hổ phải chấp nhận một nghịch lí không thể nào chấp nhận được là nó phải chung sống với những thứ giả tạo, tầm thường. Xem ra có vẻ như hiện thực đầy đủ cả mọi thứ để làm vui lòng “kẻ nô lệ”, làm cho họ quên đi thân phận tôi đòi nhưng thật ra đó là những thứ sắp đặt vô hồn đầy vẻ “mị dân” nhằm thủ tiêu sức mạnh và ý chí của hổ, biến con hổ thành vật trang trí cho cuộc sống màu mè của con người

“Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém … ”

Nhưng sống trong sự giả tạo nào đã là gì khi một vị chúa sơn lâm lại bị tầm thường hóa với kẻ dở hơi, yên phận, cơ hội làm tôi mọi cho kẻ mạnh mà tàn ác. Giữa con hổ với những con thú khác giờ đây đã có sự thay bậc đổi ngôi. Từ vị thế của kẻ nhận thức được giá trị của mình là “ chúa tể muôn loài”, lúc này con hổ đã thực sự đau buồn, uất hận khi phải chấp nhận nghịch cảnh :

“Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”

Nhưng thật đáng trân trọng là dù môi trường, thân phận, quan hệ … tất cả đã thay đổi , quyền lực, sức mạnh đã bị tước đoạt nhưng con hổ vẫn không cúi mình.Vì vậy, người đọc mới cảm nhận được cái không khí kìm nén nhưng sẵn sàng bùng phát làm nên xung lực trong toàn bài thơ. Dù trong từng đoạn thơ có nhiều sắc thái tâm trạng khác nhau: có lúc con hổ mang tâm trạng chán chường trước hiện tại:

“Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”

Lúc thì tâm trí của hổ mở theo dòng hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son oanh liệt:

“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi,

Ta biết ta chúa tể của muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”

Chính vì vậy, khi đọc toàn bài thơ người đọc không hề thấy cái bi lụy của kẻ sa cơ mà cảm nhận được cái bi tráng của bậc anh hùng bất đắc chí vì thất thế :

“Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ

Là nơi giống Hùm thiêng ta ngự trị

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa

Nơi ta không còn được thấy bao giờ !

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi”

Quá khứ và hiện tại, tự do và nô lệ, cái mất và cái còn, tầm thường và trác việt, chán chường tẻ nhạt và rực rỡ huy hoàng … luôn đan xen nhau, hỗ trợ cho nhau tạo nên những vẻ đẹp lấp lánh nhiều sắc màu, nhiều cung bậc tình cảm, nhiều giọng điệu trong toàn bài thơ.

Tuy nhiên, tinh thần cơ bản của bài thơ là một hoài niệm.

Quá khứ chính là yếu tố tạo nên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Mạch cảm xúc thông thường trong tác phẩm thơ là từ hiện tại mà hướng đến tương lai, còn ở đây tác giả lại để cho cảm xúc vận động theo chiều ngược lại : từ hiện tại mà quay về quá khứ.

Quá khứ dầu sao cũng đã đóng lại, đồng thời chủ thể trữ tình cũng không còn tương lai. Nói cách khác tương lai của nó đã bị đóng lại kể từ khi con người tròng ách nô lệ vào cổ của hổ.

Nhưng điều đáng quí là dù là kẻ bị tước mất tự do, chịu bất lực, sống bế tắc, vô vọng nhưng con hổ vẫn giữ được niềm tin, vẫn giữ được mình. Nó không vì hoàn cảnh mà vong thân, cúi đầu. 

Chọn tập
Bình luận