Ý chính trong bài:
Ngày xưa, ông đồ khăn đóng áo, dài thâm, quần chúc bầu trắng, chòm râu bạc phất phơ thật cốt cách, chải chiếu ngồi mài mực trên vỉa hè. Đàng sau ông giăng đầy những chữ Thần, chữ Phúc và những câu đối viết trên giấy màu đỏ khổ to. Bên nghiêng mực và mấy chiếc bút lông, ông đồ nằm bò trên giấy chăm chú thảo những dòng chữ Hán, chữ Nôm như rồng bay, phượng múa. Phố phường từ đó như rực rỡ thêm bằng những tấm giấy lụa, giấy điều…
Các Ông Đồ có nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng chỗ các Ông Đồ già mặc áo the, đầu đội khăn xếp, viết chữ nghĩa vuông vắn, mực thước thường có đông du khách ngồi xem cách thể hiện, du khách vừa xem vừa nghe các cụ giảng giải về nội dung các chữ, cách viết, cách mài mực, viết làm sao cho chữ đẹp không bị nhoè, không bị chảy mực, giới thiệu về lịch sử của chữ nho, cũng như dấu ấn của một thời thi cử có mang theo lều chõng của các sĩ tử trong lịch sử. Khác với những ông đồ già,có một số ông đồ trẻ đầu cũng đội khăn, mặc áo nhiễu sặc sỡ in chữ thọ để tạo thêm dáng vẻ của một nhà nho
Ngày xưa thì ông đồ Cho chữ. Ngày nay Xin chữ (chưa kể có mấy ông mù chữ nhưng cứ chen mặt vào).
Ngày xưa giấy đỏ, nay thi thôi sặc sỡ đủ loại, đóng khung vẽ tranh