Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Phân tích số phận bi thảm của người dân thuộc địa qua văn bản thuế máu

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Thuế máu là chương mở đầu đầy máu và nước mắt trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Dưới ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Ái Quốc, số phận của người dân thuộc địa hiện lên thật bi thảm, gieo vào lòng người đọc bao nỗi niềm thương cảm đến xót xa.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước thuộc địa Á-Phi-Mỹ La Tinh chìm trong đêm trường tối tăm ngột ngạt của cảnh sống nô lệ lầm than. Chính sách cai trị của bọn thực dân vô cùng dã man và độc ác, với hàng trăm thứ thuế bất công vô lý:

Các hạng thuế các làng tăng mãi

Hết đinh điền rồi lại trâu bò

Thuế chó củi, thuế lợn lò

Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe…

(Á tế ca).

Nhưng phũ phàng và tàn nhẫn nhất là thuế máu, sự bóc lột xương máu và mạng sống của người dân thuộc địa của bọn đế quốc đã được Nguyễn Ái Quốc phản ánh chân thực và sinh động.

Chưa bao giờ mà mạng sống của người dân thuộc địa lại bị coi rẻ như vậy. Dưới ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc, từng bi kịch đầy đau thương cứ hiện dần lên. Qua giọng văn vừa mỉa mai, giễu cợt, vừa cay đắng xót xa, ta cảm nhận được một cái tình người mênh mông của nhà văn. Hơn ai hết, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ tấm lòng thương yêu quê hương đất nước thiết tha của người dân bản xứ. Đối với họ, đàn trâu, mảnh vườn là những gì thân thiết nhất. Thế mà họ phải đột ngột xa lìa vợ con, đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu. Đọc đến đây ta thấy lòng mình nghẹn lại. Nhưng nỗi đau thương ấy đã thấm thía gì. Ngòi bút phê phán của Nguyễn Ái Quốc tiếp tục miêu tả khá tỉ mỉ những cái chết đầy thảm thương của những người lính thuộc địa trên các chiến trường châu Âu: trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ – chả thế sao lại đem nướng họ ở những nơi xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát, trên bờ sông Mác -nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ để lấy máu mình tưới những dòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm tên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

Không chỉ những người lính khốn khổ, ngay cả những người dân thuộc địa không trực tiếp ra trận cũng phải nhận cái chết đau đớn ở các công xưởng chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh.

Biết bao cái chết thương tâm để rồi kết lại thành con số khủng khiếp: Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn nhìn thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. Tám vạn người dân bản xứ đã bỏ mạng vì những danh dự hão huyền mà họ không bao giờ được nhận, vì những quyền lợi mà họ không bao giờ được hưởng.

Số còn lại thì sao? Dù có sông sót, họ chỉ lê tấm thân tàn ma dại trở về kiếp sống trâu ngựa dưới cái chế độ không hề biết gì đến chính nghĩa và công lý:

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyến bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô đến người An-nam-mít mặc nhiên trở tại “giống người bẩn thỉu”.

Nguyễn Ái Quốc kể tiếp: Để ghi nhớ công lao của người tính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ đã bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? về đến xứ sở, chẳng phải họ được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bàng một bài diễn văn yêu nước: Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chứng tôi không cần đến các anh nữa,cút đi! Đó sao?

Thật quá bất công và tàn nhẫn! Nhưng nào đã hết! Chiến tranh đã kết thúc mà thảm cảnh thì vẫn tiếp diễn. Cả một dân tộc bị đầu độc bởi vì chính quyền cai trị thực dân đã cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho các thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ người Pháp.

Ở những chương sau của Bản án chế độ thực dân Pháp,

Nguyễn Ái Quốc tiếp tục kể ra những thảm cảnh mà những người dân thuộc địa đang gánh chịu: một người da đen bị hành hình, hai cha con người bán hoa quả Việt Nam bị bọn thủy thủ Pháp dội nước sôi vào người rồi hô hố cười, những nỗi nhục của người đàn bà bản xứ…

Có thể nói: Bản án chế độ thực dân Pháp thấm đầy máu và nước mắt của người dân thuộc địa. Tiếng oán hờn thông thiết như thúc giục mọi người hãy thấm máu trên người, đứng dậy làm cách mạng đánh đuổi bọn thực dân, giành lấy quyền sống.

Thuế máu là chương mở đầu đầy máu và nước mắt trong Bản án chế độ thực dân Pháp. Dưới ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Ái Quốc, số phận của người dân thuộc địa hiện lên thật bi thảm, gieo vào lòng người đọc bao nỗi niềm thương cảm đến xót xa.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước thuộc địa Á-Phi-Mỹ La Tinh chìm trong đêm trường tối tăm ngột ngạt của cảnh sống nô lệ lầm than. Chính sách cai trị của bọn thực dân vô cùng dã man và độc ác, với hàng trăm thứ thuế bất công vô lý:

Các hạng thuế các làng tăng mãi

Hết đinh điền rồi lại trâu bò

Thuế chó củi, thuế lợn lò

Thuế muối, thuế rượu, thuế đò, thuế xe…

(Á tế ca).

Nhưng phũ phàng và tàn nhẫn nhất là thuế máu, sự bóc lột xương máu và mạng sống của người dân thuộc địa của bọn đế quốc đã được Nguyễn Ái Quốc phản ánh chân thực và sinh động.

Chưa bao giờ mà mạng sống của người dân thuộc địa lại bị coi rẻ như vậy. Dưới ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc, từng bi kịch đầy đau thương cứ hiện dần lên. Qua giọng văn vừa mỉa mai, giễu cợt, vừa cay đắng xót xa, ta cảm nhận được một cái tình người mênh mông của nhà văn. Hơn ai hết, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ tấm lòng thương yêu quê hương đất nước thiết tha của người dân bản xứ. Đối với họ, đàn trâu, mảnh vườn là những gì thân thiết nhất. Thế mà họ phải đột ngột xa lìa vợ con, đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu. Đọc đến đây ta thấy lòng mình nghẹn lại. Nhưng nỗi đau thương ấy đã thấm thía gì. Ngòi bút phê phán của Nguyễn Ái Quốc tiếp tục miêu tả khá tỉ mỉ những cái chết đầy thảm thương của những người lính thuộc địa trên các chiến trường châu Âu: trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ – chả thế sao lại đem nướng họ ở những nơi xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát, trên bờ sông Mác -nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ để lấy máu mình tưới những dòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm tên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

Không chỉ những người lính khốn khổ, ngay cả những người dân thuộc địa không trực tiếp ra trận cũng phải nhận cái chết đau đớn ở các công xưởng chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh.

Biết bao cái chết thương tâm để rồi kết lại thành con số khủng khiếp: Bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn nhìn thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. Tám vạn người dân bản xứ đã bỏ mạng vì những danh dự hão huyền mà họ không bao giờ được nhận, vì những quyền lợi mà họ không bao giờ được hưởng.

Số còn lại thì sao? Dù có sông sót, họ chỉ lê tấm thân tàn ma dại trở về kiếp sống trâu ngựa dưới cái chế độ không hề biết gì đến chính nghĩa và công lý:

Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyến bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô đến người An-nam-mít mặc nhiên trở tại “giống người bẩn thỉu”.

Nguyễn Ái Quốc kể tiếp: Để ghi nhớ công lao của người tính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ đã bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ… trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? về đến xứ sở, chẳng phải họ được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bàng một bài diễn văn yêu nước: Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ chứng tôi không cần đến các anh nữa,cút đi! Đó sao?

Thật quá bất công và tàn nhẫn! Nhưng nào đã hết! Chiến tranh đã kết thúc mà thảm cảnh thì vẫn tiếp diễn. Cả một dân tộc bị đầu độc bởi vì chính quyền cai trị thực dân đã cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện cho các thương binh người Pháp và vợ con tử sĩ người Pháp.

Ở những chương sau của Bản án chế độ thực dân Pháp,

Nguyễn Ái Quốc tiếp tục kể ra những thảm cảnh mà những người dân thuộc địa đang gánh chịu: một người da đen bị hành hình, hai cha con người bán hoa quả Việt Nam bị bọn thủy thủ Pháp dội nước sôi vào người rồi hô hố cười, những nỗi nhục của người đàn bà bản xứ…

Có thể nói: Bản án chế độ thực dân Pháp thấm đầy máu và nước mắt của người dân thuộc địa. Tiếng oán hờn thông thiết như thúc giục mọi người hãy thấm máu trên người, đứng dậy làm cách mạng đánh đuổi bọn thực dân, giành lấy quyền sống.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky