Quá khứ – hiện tại, cuộc sống của chị Dậu bị đảo lộn, dày vò bởi chặng dài những bức bách, những đau thương. Ngay cả tương lai của chị cũng có gì hơn ngoài bế tắc – một tương lai “tối như mực” , không có một chút ánh sáng nào.
Thế giới của chị Dậu là một thế giới khổ đau – một “cánh đồng đen tối” – một lòng “chảo” tang thương của những sinh vật nhớp nhơ và bất lực không lối thoát. Đọc toàn tác phẩm, ta thấy uất ức đến khó thở, ta chỉ thấy trước mắt một thực tại , một xã hội thối nát, mục ruỗng đến cùng cực được vẽ ra thực đến từng chi tiết, ta đã mong chờ đến cuối tác phẩm là một nguồn sáng, dẫu có nhỏ nhoi từ một thế giới khác sáng tươi hơn, song, mọi thứ tác giả cho ta chỉ là “một đêm đen như mực. Tác giả không cho ta hi vọng đến một thế giới khác, một tương lai khác, không cho ta cả một niềm hi vọng nhỏ bé, một lối nhỏ để thoát ra bức bách. Như vậy, ý nghĩa tác phẩm đã mất đi đáng kể, nó chỉ dừng lại ở việc phê phán xã hội thực dân, nó chưa đem đến nguồn sáng cho người ta về một tương lai mới ~> đó là do hồi ấy tác giả chưa giác ngộ Cách Mạng, chưa được ánh sáng Cách Mạng soi đường chỉ lối. Viết một cái kết khác là vẽ ra cho chị Dậu chút nguồn sáng : để chị chạy ra cửa và thấy một hừng đông phơn phớt ánh hồng