Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho ta lẫn người khác.”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa từng bị nhiều phong kiến, đế quốc xâm lược và chúng ta đã chống lại ách xâm lược đó hàng ngàn năm. Dù thời gian ngắn hay dài, cuối cùng chiến thắng đều thuộc về chính nghĩa, về dân tộc đã không tiếc máu xương, sức lực để giữ gìn sự vẹn toàn của non sông gấm vóc. Có điều là các thế lực xâm lăng đã gây bao thương đau cho dân tộc, cho nhân dân, nhưng khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đều đối xử với họ rất nhân đạo. Quả thực là đức khoan dung độ lượng đã trở thành thuộc tính, thành bản chất của con người Việt Nam. Lòng khoan dung cũng là yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc ta. Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; Trước khi giã biệt trần gian, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã khuyên Vua Trần quyết sách giữ nước: “Hãy khoan cho sức dân để giữ kế rễ bền gốc sâu”.

Lòng khoan dung rất cần nhưng cũng phải đặt đúng nơi, đúng lúc. Hai võ sỹ trên võ đài sẽ không ai chiến thắng nếu ai cũng không dám ra đòn vì sợ đối phương đau đớn, lúc này khoan dung thể hiện ở chỗ đúng luật, không “Chơi xấu” khi đối phương đã chịu thua. Napoleon nói “Khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi”. Khoan dung, độ lượng là phẩm chất cao quý trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Giặc pháp xâm lược nước ta, chúng ta phải tự vệ, nhưng khi cả hai bên đều đổ máu, Người không cầm được nước mắt mà than rằng: Than ôi! máu Pháp hay máu Việt Nam cũng đều là máu đỏ, giá thế gian này hết chiến tranh thì hạnh phúc biết mấy. Đức khoan dung đó hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đang học tập và làm theo.

Có điều là hình như trong gian nan khốn khó, trong chiến tranh, khi sự sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc, lòng khoan dung mới có dịp phát triển và thể hiện rõ nét, còn bình thường khi người khôn càng nhiều, người đàng hoàng tử tế ít, lòng khoan dung cũng hạn chế đi nhiều vậy. Cứ quan sát trong lĩnh vực giao thông, đâu rồi hành vi nhường nhịn cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai? Đâu rồi lời cảm ơn, câu xin lỗi…Chỉ thấy người ta chen lấn, lạng lách, “sống chết mặc bay” trên đường, chỉ thấy người ta nhìn nhau bằng những ánh mắt “mang hình viên đạn” và những câu chửi thề thay cho lời xin lỗi, cảm ơn! Trong gia đình cũng vậy, sau khi đã qua rồi cái thuở yêu đương nồng cháy, người ta bắt đầu đưa lối ứng xử thiếu văn hóa vào trong quan hệ vợ chồng, cha con, anh em. Bác Hồ đã thẳng thắn phê bình: “Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là công dân, đàn bà cũng là công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác là phạm pháp”. Thật đáng buồn là trong những năm gần đây, bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường và bạo hành trong xã hội đều tăng rất nhiều lần. Cuộc đời chúng ta có ba người thầy đáng tôn kính nhất là thầy mẹ, thầy giáo và thầy thuốc thì hiện nay đều “có vấn đề”, đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, tôn tri trật tự bị đảo lộn khá nhiều…Thiếu khoan dung làm cho con người chấp nhặt, vô cảm trong các quan hệ xã hội, trong tình người. Khi đã thiếu khoan dung thì làm sao còn tình yêu thiên nhiên, môi trường, động vật…và đương nhiên sẽ phải trả giá cao cho “sự độc ác” của mình. Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, thói ích kỷ và nỗi sợ hãi. Con người hay so đo tính toán thiệt hơn, quen quy về giá trị đồng tiền kể cả các quan hệ thiêng liêng như tình cảm vợ chồng, nghĩa thầy trò, cha con, tình đồng chí, đồng đội. Cần phải biết rằng: thái độ và ứng xử khoan dung sẽ giúp con người đứng trên mọi hoàn cảnh, họ sẽ sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Những người có lòng khoan dung sẽ được xã hội, được mọi người kính trọng, mà giá trị không thể cân đong đo đếm tính được như đồng tiền. Nên biết rằng: Cái gì tính được bằng tiền thì cái đó rẻ. “Trong đối nhân xử thế nhường một bước là cao; lùi bước là nền móng của sự tiến bộ; đối xử với mọi người rộng lượng là phúc; đem lợi ích đến cho người khác là đem lại lợi ích cho mình”.

Lịch sử Việt Nam từ ngàn xưa từng bị nhiều phong kiến, đế quốc xâm lược và chúng ta đã chống lại ách xâm lược đó hàng ngàn năm. Dù thời gian ngắn hay dài, cuối cùng chiến thắng đều thuộc về chính nghĩa, về dân tộc đã không tiếc máu xương, sức lực để giữ gìn sự vẹn toàn của non sông gấm vóc. Có điều là các thế lực xâm lăng đã gây bao thương đau cho dân tộc, cho nhân dân, nhưng khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đều đối xử với họ rất nhân đạo. Quả thực là đức khoan dung độ lượng đã trở thành thuộc tính, thành bản chất của con người Việt Nam. Lòng khoan dung cũng là yếu tố làm nên sức mạnh của dân tộc ta. Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”; Trước khi giã biệt trần gian, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã khuyên Vua Trần quyết sách giữ nước: “Hãy khoan cho sức dân để giữ kế rễ bền gốc sâu”.

Lòng khoan dung rất cần nhưng cũng phải đặt đúng nơi, đúng lúc. Hai võ sỹ trên võ đài sẽ không ai chiến thắng nếu ai cũng không dám ra đòn vì sợ đối phương đau đớn, lúc này khoan dung thể hiện ở chỗ đúng luật, không “Chơi xấu” khi đối phương đã chịu thua. Napoleon nói “Khoan dung với tội lỗi là đồng tình với tội lỗi”. Khoan dung, độ lượng là phẩm chất cao quý trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Giặc pháp xâm lược nước ta, chúng ta phải tự vệ, nhưng khi cả hai bên đều đổ máu, Người không cầm được nước mắt mà than rằng: Than ôi! máu Pháp hay máu Việt Nam cũng đều là máu đỏ, giá thế gian này hết chiến tranh thì hạnh phúc biết mấy. Đức khoan dung đó hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam đang học tập và làm theo.

Có điều là hình như trong gian nan khốn khó, trong chiến tranh, khi sự sống và cái chết chỉ gần nhau trong gang tấc, lòng khoan dung mới có dịp phát triển và thể hiện rõ nét, còn bình thường khi người khôn càng nhiều, người đàng hoàng tử tế ít, lòng khoan dung cũng hạn chế đi nhiều vậy. Cứ quan sát trong lĩnh vực giao thông, đâu rồi hành vi nhường nhịn cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai? Đâu rồi lời cảm ơn, câu xin lỗi…Chỉ thấy người ta chen lấn, lạng lách, “sống chết mặc bay” trên đường, chỉ thấy người ta nhìn nhau bằng những ánh mắt “mang hình viên đạn” và những câu chửi thề thay cho lời xin lỗi, cảm ơn! Trong gia đình cũng vậy, sau khi đã qua rồi cái thuở yêu đương nồng cháy, người ta bắt đầu đưa lối ứng xử thiếu văn hóa vào trong quan hệ vợ chồng, cha con, anh em. Bác Hồ đã thẳng thắn phê bình: “Sao khi thì anh anh em em, mà khi thì lại thụi người ta? Nếu có đánh vợ thì phải sửa vì như vậy là dã man, là phạm pháp luật. Đàn ông là công dân, đàn bà cũng là công dân, dù là vợ chồng, người công dân này đánh người công dân khác là phạm pháp”. Thật đáng buồn là trong những năm gần đây, bạo lực trong gia đình, bạo lực học đường và bạo hành trong xã hội đều tăng rất nhiều lần. Cuộc đời chúng ta có ba người thầy đáng tôn kính nhất là thầy mẹ, thầy giáo và thầy thuốc thì hiện nay đều “có vấn đề”, đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng, tôn tri trật tự bị đảo lộn khá nhiều…Thiếu khoan dung làm cho con người chấp nhặt, vô cảm trong các quan hệ xã hội, trong tình người. Khi đã thiếu khoan dung thì làm sao còn tình yêu thiên nhiên, môi trường, động vật…và đương nhiên sẽ phải trả giá cao cho “sự độc ác” của mình. Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân của thiếu khoan dung là sự thiếu hiểu biết, thói ích kỷ và nỗi sợ hãi. Con người hay so đo tính toán thiệt hơn, quen quy về giá trị đồng tiền kể cả các quan hệ thiêng liêng như tình cảm vợ chồng, nghĩa thầy trò, cha con, tình đồng chí, đồng đội. Cần phải biết rằng: thái độ và ứng xử khoan dung sẽ giúp con người đứng trên mọi hoàn cảnh, họ sẽ sống chan hòa, nhân ái, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn. Những người có lòng khoan dung sẽ được xã hội, được mọi người kính trọng, mà giá trị không thể cân đong đo đếm tính được như đồng tiền. Nên biết rằng: Cái gì tính được bằng tiền thì cái đó rẻ. “Trong đối nhân xử thế nhường một bước là cao; lùi bước là nền móng của sự tiến bộ; đối xử với mọi người rộng lượng là phúc; đem lợi ích đến cho người khác là đem lại lợi ích cho mình”.

Chọn tập
Bình luận