Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Muốn học ở nhà tốt phải cho mình một góc học tập ở nhà tốt. Em hiểu vấn đề đó như thế nào

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Góc học tập là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến kết quả và niềm vui học tập của con trẻ. “Sinh viên nhỏ” nhà bạn sẽ dễ tập trung vào công việc của bé hơn nếu góc riêng của bé được trang bị hợp lý. Nhưng thế nào là hợp lý, bạn biết chưa?

Vị trí góc học tập:

Con bạn không cần cả một căn phòng thật rộng mà chỉ cần một góc phòng nho nhỏ, miễn nơi đó đủ yên tĩnh, thoáng, đủ ánh sáng và vẫn ở trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Tránh đặt góc học tập của con ở gần những nơi ồn ào náo nhiệt như bếp, phòng ăn, nơi để TV… tuy vậy cũng đừng đặt ở nơi quá biệt lập, tách rời con khỏi các thành viên khác trong gia đình.

Bạn hãy để bé cùng tham gia chuẩn bị góc học tập cho mình: chọn màu, thiết kế, làm đồ đựng bút từ những chiếc can cũ… (Lưu ý: bạn đừng để con dán quá nhiều poster, tranh ảnh có thể gây mất tập trung.) Góc học tập của con không nên dùng màu quá đậm, sẽ dễ làm bé “quá khích” và khó tập trung nhưng cũng đừng nên là màu quá nhạt nhòa, buồn chán. Hãy chọn một màu tươi sáng tự nhiên kết hợp với một màu nhẹ dịu hơn, để trông vẫn tươi sáng mà không bị chói, ví dụ: cam và trắng, xanh lá và kem. Trong trường hợp góc học tập của con quá nhỏ để biến hóa màu sắc tường, hãy sơn màu trung tính nhạt và tạo điểm nhấn bằng màu của bàn ghế tủ (nên chọn cùng tông, nhiều sắc độ cho đẹp).

Góc học tập đơn giản, hiện đại

Bàn học:

Có nhiều yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn bàn học cho con.

Đầu tiên là về chức năng. Bàn học, ngoài chức năng chính là nơi để bé ngồi học, thì còn là “thế giới riêng” của bé, vậy nên hãy chọn loại bàn rộng rãi một chút để ngoài tập vở, trên bàn vẫn còn không gian để bé bày biện và trang trí. Bàn của bé nên có ngăn kéo, kệ để phân loại và cất giữ đồ đạc. Và dù bạn đã định trang bị máy tính cho con ngay hay chưa, cũng hãy cân nhắc đến không gian để đặt một chiếc máy bàn hoặc laptop – chắc chắn rồi con bạn cũng sẽ cần dùng đến chúng, và khi đó, bạn sẽ không phải đi tìm một chiếc bàn khác. Việc chuẩn bị hơi mất công, và có thể tốn kém hơn một chút lúc đầu nhưng bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí trong nhiều năm sau.

Thứ hai là về kích cỡ. Chọn bàn ghế có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của con, điều đó là chắc chắn, ngoài ra còn phải phù hợp với không gian nhà. Trước hết bạn nên xác định vị trí mà mình sẽ đặt bàn học cho trẻ, đo đạc cẩn thận để lựa chọn đúng cỡ bàn (cân nhắc cả dài, rộng và cao).

Thứ ba là về độ an toàn. Bạn phải luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi chọn mua đồ cho trẻ em. Đừng chọn những bàn có chất liệu kính hay kim loại sắc, tránh loại bàn nhiều góc nhọn có thể làm con bị thương khi đùa nghịch và va phải. Dù là bạn mua hay đặt đóng thì cũng hãy tự mình nghiệm thu cẩn thận: ngồi thử, rung thử, nếu chiếc bàn dễ lung lay thì cũng có nghĩa là không an toàn đâu.

Yếu tố cuối cùng: ý kiến của con. Chức năng, kích cỡ và độ an toàn là mối quan tâm hàng đầu của bạn chứ không phải của con, nên bạn hãy chọn ra vài chiếc hợp ý mình và để con chọn một trong số đó. Bạn có thể giúp con hứng thú hơn bằng cách cho bé quyền quyết định trong việc trang trí. Bạn cũng đừng quên chưa chỗ cho con được trưng bày các tác phẩm, bằng khen hay món đồ mà bé yêu thích. Chúng ta cần có những thứ nho nhỏ để gợi nhắc về việc làm tốt của mình!

Ghế: Cùng với bàn học, việc chọn ghế phù hợp là rất quan trọng, bởi chúng ta đều biết ngồi không đúng tư thế sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với sức khỏe (mắt, cổ, vai…) Đó là chưa kể tư thế không đúng còn khiến cho việc làm bài tập trở nên khó khăn, chữ cũng xấu hơn. Ghế xoay, ghế có bánh xe có vẻ tiện lợi và pro, nhưng để con ngồi học thì một chiếc ghế đơn giản, lưng thẳng là lựa chọn tốt nhất.

Bàn học có nhiều ngăn kéo, kệ

Ánh sáng:

Giống như tư thế ngồi, ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, gây giảm thị lực, đau đầu, mất tập trung… Dù rằng con bạn nói bé có thể đọc được ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, nhưng bạn cũng biết thế là không đúng; hãy khuyến khích con làm bài tập gần cửa sổ, tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày và đảm bảo đầy đủ ánh sáng vào buổi tối. Nếu khu vực học tập của con thiếu ánh sáng tự nhiên, hãy trang bị thêm đèn bàn (nếu có thể, hãy chọn màu và kiểu dáng theo sở thích của con), bảo đảm vùng sáng của đèn tỏa rộng và cao vừa đủ để không rọi trực tiếp vào mắt con.

Dụng cụ học tập:

Sách vở, bút, thước, từ điển… nói chung là đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết nên được sắp xếp gọn gàng và hợp lý ở trong tầm tay của con, giúp bé không mất thời gian tìm kiếm, cũng như không bị bực mình và cụt hứng học hành. Bạn cũng nên trang bị cho bé một tấm bảng nhỏ để viết hoặc dán những ghi chú của mình lên, những việc cần làm hoặc những ý chính cần nhớ trong bài học sắp tới của bé…

Máy tính và máy in đã dần trở thành những trợ thủ đắc lực cho việc học hành của các con. Các bé nhỏ có thể dùng chung máy tính của gia đình, các bé lớn có thể có máy riêng, tuy nhiên vẫn cần được đặt ở khu vực mà người lớn có thể kiểm soát dễ dàng.

Bạn đã có kinh nghiệm bàn làm việc có thể ảnh hưởng tới năng suất và tinh thần như thế nào rồi, đúng không? Mọi việc với con bạn cũng không khác là mấy, nên hãy chú ý cho con, để con có một khởi đầu năm học mới thật tốt nhé!

Góc học tập là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến kết quả và niềm vui học tập của con trẻ. “Sinh viên nhỏ” nhà bạn sẽ dễ tập trung vào công việc của bé hơn nếu góc riêng của bé được trang bị hợp lý. Nhưng thế nào là hợp lý, bạn biết chưa?

Vị trí góc học tập:

Con bạn không cần cả một căn phòng thật rộng mà chỉ cần một góc phòng nho nhỏ, miễn nơi đó đủ yên tĩnh, thoáng, đủ ánh sáng và vẫn ở trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Tránh đặt góc học tập của con ở gần những nơi ồn ào náo nhiệt như bếp, phòng ăn, nơi để TV… tuy vậy cũng đừng đặt ở nơi quá biệt lập, tách rời con khỏi các thành viên khác trong gia đình.

Bạn hãy để bé cùng tham gia chuẩn bị góc học tập cho mình: chọn màu, thiết kế, làm đồ đựng bút từ những chiếc can cũ… (Lưu ý: bạn đừng để con dán quá nhiều poster, tranh ảnh có thể gây mất tập trung.) Góc học tập của con không nên dùng màu quá đậm, sẽ dễ làm bé “quá khích” và khó tập trung nhưng cũng đừng nên là màu quá nhạt nhòa, buồn chán. Hãy chọn một màu tươi sáng tự nhiên kết hợp với một màu nhẹ dịu hơn, để trông vẫn tươi sáng mà không bị chói, ví dụ: cam và trắng, xanh lá và kem. Trong trường hợp góc học tập của con quá nhỏ để biến hóa màu sắc tường, hãy sơn màu trung tính nhạt và tạo điểm nhấn bằng màu của bàn ghế tủ (nên chọn cùng tông, nhiều sắc độ cho đẹp).

Góc học tập đơn giản, hiện đại

Bàn học:

Có nhiều yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn bàn học cho con.

Đầu tiên là về chức năng. Bàn học, ngoài chức năng chính là nơi để bé ngồi học, thì còn là “thế giới riêng” của bé, vậy nên hãy chọn loại bàn rộng rãi một chút để ngoài tập vở, trên bàn vẫn còn không gian để bé bày biện và trang trí. Bàn của bé nên có ngăn kéo, kệ để phân loại và cất giữ đồ đạc. Và dù bạn đã định trang bị máy tính cho con ngay hay chưa, cũng hãy cân nhắc đến không gian để đặt một chiếc máy bàn hoặc laptop – chắc chắn rồi con bạn cũng sẽ cần dùng đến chúng, và khi đó, bạn sẽ không phải đi tìm một chiếc bàn khác. Việc chuẩn bị hơi mất công, và có thể tốn kém hơn một chút lúc đầu nhưng bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí trong nhiều năm sau.

Thứ hai là về kích cỡ. Chọn bàn ghế có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của con, điều đó là chắc chắn, ngoài ra còn phải phù hợp với không gian nhà. Trước hết bạn nên xác định vị trí mà mình sẽ đặt bàn học cho trẻ, đo đạc cẩn thận để lựa chọn đúng cỡ bàn (cân nhắc cả dài, rộng và cao).

Thứ ba là về độ an toàn. Bạn phải luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu khi chọn mua đồ cho trẻ em. Đừng chọn những bàn có chất liệu kính hay kim loại sắc, tránh loại bàn nhiều góc nhọn có thể làm con bị thương khi đùa nghịch và va phải. Dù là bạn mua hay đặt đóng thì cũng hãy tự mình nghiệm thu cẩn thận: ngồi thử, rung thử, nếu chiếc bàn dễ lung lay thì cũng có nghĩa là không an toàn đâu.

Yếu tố cuối cùng: ý kiến của con. Chức năng, kích cỡ và độ an toàn là mối quan tâm hàng đầu của bạn chứ không phải của con, nên bạn hãy chọn ra vài chiếc hợp ý mình và để con chọn một trong số đó. Bạn có thể giúp con hứng thú hơn bằng cách cho bé quyền quyết định trong việc trang trí. Bạn cũng đừng quên chưa chỗ cho con được trưng bày các tác phẩm, bằng khen hay món đồ mà bé yêu thích. Chúng ta cần có những thứ nho nhỏ để gợi nhắc về việc làm tốt của mình!

Ghế: Cùng với bàn học, việc chọn ghế phù hợp là rất quan trọng, bởi chúng ta đều biết ngồi không đúng tư thế sẽ dẫn đến nhiều tác hại đối với sức khỏe (mắt, cổ, vai…) Đó là chưa kể tư thế không đúng còn khiến cho việc làm bài tập trở nên khó khăn, chữ cũng xấu hơn. Ghế xoay, ghế có bánh xe có vẻ tiện lợi và pro, nhưng để con ngồi học thì một chiếc ghế đơn giản, lưng thẳng là lựa chọn tốt nhất.

Bàn học có nhiều ngăn kéo, kệ

Ánh sáng:

Giống như tư thế ngồi, ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, gây giảm thị lực, đau đầu, mất tập trung… Dù rằng con bạn nói bé có thể đọc được ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, nhưng bạn cũng biết thế là không đúng; hãy khuyến khích con làm bài tập gần cửa sổ, tận dụng ánh sáng tự nhiên ban ngày và đảm bảo đầy đủ ánh sáng vào buổi tối. Nếu khu vực học tập của con thiếu ánh sáng tự nhiên, hãy trang bị thêm đèn bàn (nếu có thể, hãy chọn màu và kiểu dáng theo sở thích của con), bảo đảm vùng sáng của đèn tỏa rộng và cao vừa đủ để không rọi trực tiếp vào mắt con.

Dụng cụ học tập:

Sách vở, bút, thước, từ điển… nói chung là đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết nên được sắp xếp gọn gàng và hợp lý ở trong tầm tay của con, giúp bé không mất thời gian tìm kiếm, cũng như không bị bực mình và cụt hứng học hành. Bạn cũng nên trang bị cho bé một tấm bảng nhỏ để viết hoặc dán những ghi chú của mình lên, những việc cần làm hoặc những ý chính cần nhớ trong bài học sắp tới của bé…

Máy tính và máy in đã dần trở thành những trợ thủ đắc lực cho việc học hành của các con. Các bé nhỏ có thể dùng chung máy tính của gia đình, các bé lớn có thể có máy riêng, tuy nhiên vẫn cần được đặt ở khu vực mà người lớn có thể kiểm soát dễ dàng.

Bạn đã có kinh nghiệm bàn làm việc có thể ảnh hưởng tới năng suất và tinh thần như thế nào rồi, đúng không? Mọi việc với con bạn cũng không khác là mấy, nên hãy chú ý cho con, để con có một khởi đầu năm học mới thật tốt nhé!

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky