Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Từ bài bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Từ bài tấu Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã xác định rõ mục đính và phương pháp học tập trong văn bản này: Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học tiến lên đến tứ thư,… Học rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy học là gì? hành là gì?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử hay những cái mới, những điều mà chúng ta chưa biết. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao, học rộng nắm gọn. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Nhưng trên hết học luôn đi đôi với hành.

Hành là quá trình vận dụng, thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào những công việc, thực tế cuộc sống hằng ngày. Đơn giản là kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Hay anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành.

Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Nếu học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì khi không biết đem những điều đó vận dụng cào thực tế đời sống. Học mà không hành như vậy thật vô ích, không những vậy việc học như vậy còn chỉ thêm tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì làm sao biết đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc để ứng phó trong mọi trường hợp, lĩnh vực. Hành mà không học chỉ là sự mò mẫn, chẳng khác nào người đi trong đêm tối vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm bài. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao.

Qua đó, chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập rõ ràng: Học trước hết là để làm người, để trở thành người có đạo đức, tri thức và văn hóa, học còn để góp phần phục vụ tốt cho đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Không những vậy, phương pháp học cũng là điều không thể thiếu trong quá trình học tập của bản thân: Học rộng nắm gọn, biết tổng hợp kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế “Học đi đôi với hành” học từ kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức nâng cao, học để trang bị cho mình những kiến thức làm hành trang bước vào tương lai. Có như vậy kiến thức ta mới được trọn vẹn.

Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải áp dụng tốt phương châm học của Nguyễn Thiếp để việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn nhất đối với một số người lười nhác, không chịu học hành, chỉ muốn dập khuôn theo lý thuyết.

Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lời văn khúc chiết thể hiện rõ mục đích của việc học là học để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Từ bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm, trên hết học phải luôn đi đôi với hành.

Từ bài tấu Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã xác định rõ mục đính và phương pháp học tập trong văn bản này: Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự học tiến lên đến tứ thư,… Học rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy học là gì? hành là gì?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử hay những cái mới, những điều mà chúng ta chưa biết. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao, học rộng nắm gọn. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Nhưng trên hết học luôn đi đôi với hành.

Hành là quá trình vận dụng, thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào những công việc, thực tế cuộc sống hằng ngày. Đơn giản là kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người. Hay anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành.

Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt. Nếu học chỉ để nhồi nhét một mớ kiến thức sách vở vào đầu thì có lợi ích gì khi không biết đem những điều đó vận dụng cào thực tế đời sống. Học mà không hành như vậy thật vô ích, không những vậy việc học như vậy còn chỉ thêm tốn thời gian, công sức và tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì làm sao biết đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc để ứng phó trong mọi trường hợp, lĩnh vực. Hành mà không học chỉ là sự mò mẫn, chẳng khác nào người đi trong đêm tối vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm bài. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao.

Qua đó, chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập rõ ràng: Học trước hết là để làm người, để trở thành người có đạo đức, tri thức và văn hóa, học còn để góp phần phục vụ tốt cho đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Không những vậy, phương pháp học cũng là điều không thể thiếu trong quá trình học tập của bản thân: Học rộng nắm gọn, biết tổng hợp kiến thức, vận dụng những kiến thức đó vào thực tế “Học đi đôi với hành” học từ kiến thức cơ bản nhất đến những kiến thức nâng cao, học để trang bị cho mình những kiến thức làm hành trang bước vào tương lai. Có như vậy kiến thức ta mới được trọn vẹn.

Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải áp dụng tốt phương châm học của Nguyễn Thiếp để việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn nhất đối với một số người lười nhác, không chịu học hành, chỉ muốn dập khuôn theo lý thuyết.

Với nghệ thuật lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lời văn khúc chiết thể hiện rõ mục đích của việc học là học để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Từ bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm, trên hết học phải luôn đi đôi với hành.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky