Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Nghị luận về câu: “Mài tâm tu trí xây đất nước/ Rèn đức luyện tài gánh non sông”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, và “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ phải “vừa hồng vừa chuyên”. “Hồng” là phẩm chất đạo đức cách mạng. Người răn dạy cán bộ phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân” thì mới xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Đặt chữ “Đức” lên hàng đầu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn coi trọng cái “Tài”. Người nhìn nhận “Đức” và “Tài” trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Chữ “Đức” gói gọn tất cả những bản chất tốt đẹp nhất một con người cần có. Mỗi người có một cái “Tài” khác nhau. Tuy nhiên, cái “Tài” ban đầu – bẩm sinh – thường chỉ ở một mức độ giới hạn. Theo thời gian, cái “Tài” cần được tu dưỡng, hoàn thiện bằng cái “Đức”. Người “Đức” dày sẽ có động lực để tu luyện cái “Tài” cao. Tuy nhiên, đó là xét ở bình diện chung. Thực tế không loại trừ có những người có “Tài” mà thiếu “Đức”. Kết cục của những con người ấy luôn là bi kịch.

Người có “Đức” tức là người luôn ý thức được việc hoàn thiện mình. Điều ấy cũng có nghĩa, cái “Đức” trở thành động lực để hoàn thiện cái “Tài”. Vì thế bắt đầu việc học làm người từ cái “Đức”, sẽ nhận được sự hoàn thiện. Bắt đầu chỉ từ cái “Tài”, số phận sẽ ẩn chứa những bi kịch khó lường.

Đặt “Đức” ở vị trí gốc rễ luôn đúng với mọi thời đại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi những yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày tác động vào suy nghĩ, nhận thức của từng cá nhân trong xã hội.

Trong một xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều tri thức như hiện nay, chữ “Tài” đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nhiều con người tài năng sẽ góp phần dựng xây đất nước Việt nam giàu đẹp. Thế nhưng, đôi khi vì quá chú trọng cái “Tài”, có một người đã thiếu tu dưỡng “Đức”. Từ ấy đã nảy sinh ra những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những kẻ quyết tâm leo lên con đường quan chức bằng mọi giá để rồi quay lại nhũng nhiễu nhân dân, tham ô tài sản Nhà nước.

Tham nhũng đã bị Đảng ta coi là một trong những “nguy cơ” lớn. Mà bản chất của tham nhũng chính là đạo đức xuống cấp. Do đó, đấu tranh chống tham nhũng cũng chính là việc đấu tranh chống lại tệ sùng bái cá nhân chủ nghĩa, chống lại nạn suy thoái đạo đức.

Có “Tài” mà thiếu “Đức”, thì “Tài” đó không có ý nghĩa. Không những thế, có “Tài” thiếu “Đức” còn gây hại cho chính bản thân và cả cộng đồng

Cái “Đức” cần được tu dưỡng ngay từ trong gia đình. Cha mẹ, ông bà, những người thân phải là những tấm gương sáng và liên tục có ý thức rèn giũa trẻ học hỏi những điều hay lẽ phải. Khi trẻ đến tuổi đi học, nhà trường lại là một môi trường “rèn đức, luyện tài”. Thầy cô giáo, ngoài việc dạy chữ, còn phải dạy các học sinh “làm người”.

Có được nền móng đạo đức từ gia đình và nhà trường, lớn lên trẻ sẽ vững vàng hơn trước những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Chúng sẽ tránh xa được những tệ nạn xã hội, tiếp tục tu dưỡng thành người có “Đức”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, và “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ phải “vừa hồng vừa chuyên”. “Hồng” là phẩm chất đạo đức cách mạng. Người răn dạy cán bộ phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân” thì mới xứng đáng “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Đặt chữ “Đức” lên hàng đầu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn coi trọng cái “Tài”. Người nhìn nhận “Đức” và “Tài” trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”, nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Chữ “Đức” gói gọn tất cả những bản chất tốt đẹp nhất một con người cần có. Mỗi người có một cái “Tài” khác nhau. Tuy nhiên, cái “Tài” ban đầu – bẩm sinh – thường chỉ ở một mức độ giới hạn. Theo thời gian, cái “Tài” cần được tu dưỡng, hoàn thiện bằng cái “Đức”. Người “Đức” dày sẽ có động lực để tu luyện cái “Tài” cao. Tuy nhiên, đó là xét ở bình diện chung. Thực tế không loại trừ có những người có “Tài” mà thiếu “Đức”. Kết cục của những con người ấy luôn là bi kịch.

Người có “Đức” tức là người luôn ý thức được việc hoàn thiện mình. Điều ấy cũng có nghĩa, cái “Đức” trở thành động lực để hoàn thiện cái “Tài”. Vì thế bắt đầu việc học làm người từ cái “Đức”, sẽ nhận được sự hoàn thiện. Bắt đầu chỉ từ cái “Tài”, số phận sẽ ẩn chứa những bi kịch khó lường.

Đặt “Đức” ở vị trí gốc rễ luôn đúng với mọi thời đại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi những yếu tố tiêu cực của nền kinh tế thị trường đang hàng ngày tác động vào suy nghĩ, nhận thức của từng cá nhân trong xã hội.

Trong một xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều tri thức như hiện nay, chữ “Tài” đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nhiều con người tài năng sẽ góp phần dựng xây đất nước Việt nam giàu đẹp. Thế nhưng, đôi khi vì quá chú trọng cái “Tài”, có một người đã thiếu tu dưỡng “Đức”. Từ ấy đã nảy sinh ra những kẻ cơ hội chủ nghĩa, những kẻ quyết tâm leo lên con đường quan chức bằng mọi giá để rồi quay lại nhũng nhiễu nhân dân, tham ô tài sản Nhà nước.

Tham nhũng đã bị Đảng ta coi là một trong những “nguy cơ” lớn. Mà bản chất của tham nhũng chính là đạo đức xuống cấp. Do đó, đấu tranh chống tham nhũng cũng chính là việc đấu tranh chống lại tệ sùng bái cá nhân chủ nghĩa, chống lại nạn suy thoái đạo đức.

Có “Tài” mà thiếu “Đức”, thì “Tài” đó không có ý nghĩa. Không những thế, có “Tài” thiếu “Đức” còn gây hại cho chính bản thân và cả cộng đồng

Cái “Đức” cần được tu dưỡng ngay từ trong gia đình. Cha mẹ, ông bà, những người thân phải là những tấm gương sáng và liên tục có ý thức rèn giũa trẻ học hỏi những điều hay lẽ phải. Khi trẻ đến tuổi đi học, nhà trường lại là một môi trường “rèn đức, luyện tài”. Thầy cô giáo, ngoài việc dạy chữ, còn phải dạy các học sinh “làm người”.

Có được nền móng đạo đức từ gia đình và nhà trường, lớn lên trẻ sẽ vững vàng hơn trước những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Chúng sẽ tránh xa được những tệ nạn xã hội, tiếp tục tu dưỡng thành người có “Đức”.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky