Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 8

Nghị luận xã hội: Nêu suy nghĩ của em về nghĩa từ “sang” trong câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Đây là một bài thơ hay, nhưng có nhiều cách hiểu, từ đó có những cách phân tích không giống nhau. Bản thân mỗi cách hiểu và phân tích khó tránh được sự không nhất quán trong quá trình lĩnh hội hình tượng thơ. Cách phân tích sau đây cũng là một trong những con đường tiếp cận, với hi vọng không mắc lại những thiếu sót không nên có vừa nêu.

Chủ đề, tư tưởng của bài thơ rất dễ nắm bắt. Ấy là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Nhưng chủ đề ấy, tư tưởng lớn ấy được thể hiện trong bài thơ như thế nào lại là điều không dễ chỉ ra cho thấu đáo, cho hợp lí hợp tình. Nên chăng là khi phân tích bài thơ này phải đi theo hai bước:

Ở bước thứ nhất, khai thác khía cạnh gian khổ mà Người đã trải qua trong bước đầu “nhóm lửa” ngọn lửa cách mạng từ cái nơi tăm tối, hoang vu. Tập hợp các chi tiết một cách hệ thống theo khía cạnh này ta thấy: ở thì ở suối, ở hang (“Sáng ra bờ suối, tối vào hang“). Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng, những năm mà con người vốn phóng khoáng, tự do phải chịu cảnh nhàm chán không chịu đổi thay với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Sự tù túng hiện lên ở bài thơ và nhịp thơ. Riêng về nhịp thơ có sự cứng nhắc, uể oải như cần một cái vươn vai mà không thể vươn vai. Tiếp đến là điều kiện ân uống hằng ngày:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Về câu thơ này có hai cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thứ nhất: dù có phải ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Còn cách hiểu thứ hai: trong hệ thống cả ba câu đầu, câu thứ hai toát lên cảm giác thích thú bằng lòng. Do hai cách hiểu này chúng ta buộc phải có cách hiểu thứ ba, vì với hai cách hiểu trên tuy khác nhau về nội dung mà giống nhau: nó không dựa trên sự nhất quán về phương pháp khi lĩnh hội một hình tượng thơ, rất dễ gây ra hiểu lầm và nhất là hiểu không toàn vẹn. Bởi nếu lúc nào, dù gian khổ đến đâu Bác cũng sẵn sàng, hơn thế còn “thích thú, bằng lòng” thì thử thách mà Người phải vượt qua, phải trải nghiệm là ở đâu ? Bởi nói đến ăn, đến ở, so với cái tiêu chí vừa nêu (cũng là mơ ước của nhiều người) nó là những đối cực. Vậy hiểu câu thơ thứ hai như thế nào ? Với cách hiểu thứ ba – mà khi phân tích câu đầu chúng ta đã nhập cuộc, câu thứ hai, trên ý nghĩa là hình tượng nên hiểu là những thiếu thốn điển hình. Thôi thì, trong điều kiện nào đó không có đủ thực phẩm cao sang cũng phải có cháo, có rau, nghĩa là chất tinh bột của gạo và rau xanh hái ở vườn nhà như câu thơ của Nguyễn Khuyên:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

(Bạn đến chơi nhà)

Nhưng cháo ở đây là cháo bẹ. Bẹ nghĩa là ngô, vốn không phải thức ăn quen thuộc đối với người miền xuôi, còn riêng Bác lại vừa về đến nước, có lẽ càng khó ăn hơn. Cháo bẹ đã không ngon, không đủ chất, còn không đủ no. Cháo ấy trộn với rau hay ăn nó với rau (chỉ một thứ rau măng) thì dù đói đến đâu cũng còn gì hào hứng nữa. Vậy thì hai chữ sẵn sàng ở đây, không nên hiểu là quá dư thừa, cần đến có ngay chưa một lần thiếu thốn, mà nên hiểu: nói thì nói đùa vui thế thôi, hóm hỉnh thế thôi, nhưng thật thì không một cái dạ dày nào có khả năng chấp nhận.

Thiếu thốn như thế tưởng đã đến mức điển hình, hoá ra không phải. Không những hai điều kiện sống là ở và ăn vừa nói, phương tiện làm việc của Bác lại chẳng ra sao:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên đâu phải đá xẻ, đá đã được mài, nó còn thô ráp, gồ ghề, lồi lõm. Lấy đá ấy – dù hòn đá nhặt được tốt nhất để làm bàn, không hiểu Bác viết ra sao ?

Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống, mới thấy sự nghiệp cách mạng mà Người chèo lái gian nan biết chừng nào. Hiểu như vậy mới thấy những hi sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất trong thời gian dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi Bác cũng là người, trên một phương diện, cũng bình thường như tất cả chúng ta nghĩa là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà Người đã vượt qua trên con đường cách mạng. Nhưng kì lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi: “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống: ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.

Từ câu thơ thứ tư với ý nghĩa như một chiếc bản lề như đã nói, cần phải nhìn lại bài thơ. Đây là bước thứ hai. Cái sang ờ đây bước sang một phạm trù khác: cái hùng, cái đẹp chuyển sang dạng đùa vui, hài hước, một hình thái thư giãn của cơ thể, của tâm hồn. Có những bài thơ saũ này Bác làm với một giọng đùa vui như:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

(Cảnh rừng Việt Bắc)

Cái ý vị đùa vui xuất hiện trong suốt cả bài thơ tạo ra một ý nghĩa kép cho từng câu thơ, có lẽ chính vì vậy đã có không ít người nhầm lẫn. Quả thật thế, hãy trở lại từ đầu:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Câu thơ tự vịnh về mình thật ung dung, tự tại: muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi, kiểu “Non nước dạo chơi tuỳ sở thích” (Nhật kí trong tù) hoặc “Non xanh nước biếc tha hồ dạo” (Cảnh rừng Việt Bắc). Câu thơ như động tác co duỗi tự nhiên, thay đổi không khí hằng ngày chẳng có gì gò bó cả. Con người trong hoàn cảnh ấy là con người tự do. Sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng sống, sẵn sàng vui, cũng như “cảm giác thích thú, bằng lòng” là trên ý nghĩa tinh thần ở hệ thống thứ hai của cùng một hình tượng, của chủ thể trữ tình. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” thật thoải mái, thậm chí thật hồ hởi vì nó rất vô tư: cần ăn là có, như “Khách đến thì mời ngô nếp nướng – Sán về thường chén thịt rừng quay” (cảnh rừng Việt Bắc). Cái khác thường thành cái ngày thường, cái bình thường là giọng thơ nói trạng, đùa vui để quên đi cái thiếu thốn, cái gian nan mà hằng ngày đối mặt. Con người Hồ Chí Minh là thế: trang trọng và vui đùa tuỳ nơi tuỳ lúc đã đành, có khi một câu nói của Người mang cả hai ý nghĩa ấy. Hiểu như thế khi nói về ăn, ở, sinh hoạt được người nghe dễ dàng chấp nhận, đồng tình. Nhưng còn khi làm việc, nhất là khi làm việc lớn như chuyển ngữ từ tiếng Nga sang tiếng Việt cuốn sách cẩm nang Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô cho các đồng chí của mình thì sao?

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Một công việc với ý nghĩa cực kì lớn lao, quan trọng, cần phải bao nhiêu ý chí, nghị lực, tài năng, hoàn toàn đối lập với cái “bàn đá chông chênh” tạm bợ. Không thể làm như thế, không ai làm như thế, nhưng Bác vẫn làm như thế, mà có sao đâu? Công việc vẫn hoàn thành, âu cũng là một điều thú vị, thật vui đấy chứ, vui như cái cách ăn ở hằng ngày của “cuộc đời cách mạng”. Có người cho rằng ở bài thơ này và một số bài thơ khác, Hồ Chí Minh có cái thú “lâm tuyền” (thích nơi rừng suối như những ẩn sĩ thời xưa). Cách hiểu đó ở đây không hoàn toàn đúng ít nhất trong bài thơ này, Bác chỉ là một con người, nhất là một con người cách mạng. Làm gì có chỗ cho sự nghỉ ngơi, lánh đời, thưởng ngoạn. Nếu có bằng lòng hay thích thú đi chăng nữa là với con người cùng với hai tư cách vừa nêu, và cũng vì hai tư cách vừa nêu mà hình tượng thơ mới trở nên lấp lánh, sinh động, tạo nên cảm hứng nghệ thuật dồi dào cho người đón nhận nó.

Nếu cần nói thêm về nghệ thuật thơ Đường thì Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ rất đúng niêm luật có lẽ bởi ý nghĩa thứ hai là nói chơi, còn ý nghĩa đầu tiên vẫn là nói thật. Tính nghiêm túc của bài thơ phải chăng là sự phản ánh nghiêm túc những đòi hỏi có thật của cuộc đời đối với con người cách mạng. Nhưng một khi đã đáp ứng được nó, trụ vững trước nó thì ai cấm cái quyền nói chơi của người đã biết tự rèn luyện mình và vượt lên tất cả?

Đây là một bài thơ hay, nhưng có nhiều cách hiểu, từ đó có những cách phân tích không giống nhau. Bản thân mỗi cách hiểu và phân tích khó tránh được sự không nhất quán trong quá trình lĩnh hội hình tượng thơ. Cách phân tích sau đây cũng là một trong những con đường tiếp cận, với hi vọng không mắc lại những thiếu sót không nên có vừa nêu.

Chủ đề, tư tưởng của bài thơ rất dễ nắm bắt. Ấy là tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Nhưng chủ đề ấy, tư tưởng lớn ấy được thể hiện trong bài thơ như thế nào lại là điều không dễ chỉ ra cho thấu đáo, cho hợp lí hợp tình. Nên chăng là khi phân tích bài thơ này phải đi theo hai bước:

Ở bước thứ nhất, khai thác khía cạnh gian khổ mà Người đã trải qua trong bước đầu “nhóm lửa” ngọn lửa cách mạng từ cái nơi tăm tối, hoang vu. Tập hợp các chi tiết một cách hệ thống theo khía cạnh này ta thấy: ở thì ở suối, ở hang (“Sáng ra bờ suối, tối vào hang“). Không gian và cả thời gian chật chội, quẩn quanh, đơn điệu. Còn gì gò bó cho bằng những ngày, những tối, những tháng, những năm mà con người vốn phóng khoáng, tự do phải chịu cảnh nhàm chán không chịu đổi thay với hang, với suối quen thuộc đến trơ mòn. Sự tù túng hiện lên ở bài thơ và nhịp thơ. Riêng về nhịp thơ có sự cứng nhắc, uể oải như cần một cái vươn vai mà không thể vươn vai. Tiếp đến là điều kiện ân uống hằng ngày:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Về câu thơ này có hai cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu thứ nhất: dù có phải ăn cháo bẹ, rau măng rất khổ nhưng tinh thần vẫn sẵn sàng. Còn cách hiểu thứ hai: trong hệ thống cả ba câu đầu, câu thứ hai toát lên cảm giác thích thú bằng lòng. Do hai cách hiểu này chúng ta buộc phải có cách hiểu thứ ba, vì với hai cách hiểu trên tuy khác nhau về nội dung mà giống nhau: nó không dựa trên sự nhất quán về phương pháp khi lĩnh hội một hình tượng thơ, rất dễ gây ra hiểu lầm và nhất là hiểu không toàn vẹn. Bởi nếu lúc nào, dù gian khổ đến đâu Bác cũng sẵn sàng, hơn thế còn “thích thú, bằng lòng” thì thử thách mà Người phải vượt qua, phải trải nghiệm là ở đâu ? Bởi nói đến ăn, đến ở, so với cái tiêu chí vừa nêu (cũng là mơ ước của nhiều người) nó là những đối cực. Vậy hiểu câu thơ thứ hai như thế nào ? Với cách hiểu thứ ba – mà khi phân tích câu đầu chúng ta đã nhập cuộc, câu thứ hai, trên ý nghĩa là hình tượng nên hiểu là những thiếu thốn điển hình. Thôi thì, trong điều kiện nào đó không có đủ thực phẩm cao sang cũng phải có cháo, có rau, nghĩa là chất tinh bột của gạo và rau xanh hái ở vườn nhà như câu thơ của Nguyễn Khuyên:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

(Bạn đến chơi nhà)

Nhưng cháo ở đây là cháo bẹ. Bẹ nghĩa là ngô, vốn không phải thức ăn quen thuộc đối với người miền xuôi, còn riêng Bác lại vừa về đến nước, có lẽ càng khó ăn hơn. Cháo bẹ đã không ngon, không đủ chất, còn không đủ no. Cháo ấy trộn với rau hay ăn nó với rau (chỉ một thứ rau măng) thì dù đói đến đâu cũng còn gì hào hứng nữa. Vậy thì hai chữ sẵn sàng ở đây, không nên hiểu là quá dư thừa, cần đến có ngay chưa một lần thiếu thốn, mà nên hiểu: nói thì nói đùa vui thế thôi, hóm hỉnh thế thôi, nhưng thật thì không một cái dạ dày nào có khả năng chấp nhận.

Thiếu thốn như thế tưởng đã đến mức điển hình, hoá ra không phải. Không những hai điều kiện sống là ở và ăn vừa nói, phương tiện làm việc của Bác lại chẳng ra sao:

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Bàn đá, đá ở đây là đá núi, đá tự nhiên đâu phải đá xẻ, đá đã được mài, nó còn thô ráp, gồ ghề, lồi lõm. Lấy đá ấy – dù hòn đá nhặt được tốt nhất để làm bàn, không hiểu Bác viết ra sao ?

Đặt ba điều ấy vào trong cùng một hệ thống, mới thấy sự nghiệp cách mạng mà Người chèo lái gian nan biết chừng nào. Hiểu như vậy mới thấy những hi sinh, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất trong thời gian dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi Bác cũng là người, trên một phương diện, cũng bình thường như tất cả chúng ta nghĩa là biết đói, biết rét, biết thiếu thốn, ấy là chưa kể những chông gai mà Người đã vượt qua trên con đường cách mạng. Nhưng kì lạ thay, câu kết bài thơ không đi về hướng ấy:

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi: “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống: ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.

Từ câu thơ thứ tư với ý nghĩa như một chiếc bản lề như đã nói, cần phải nhìn lại bài thơ. Đây là bước thứ hai. Cái sang ờ đây bước sang một phạm trù khác: cái hùng, cái đẹp chuyển sang dạng đùa vui, hài hước, một hình thái thư giãn của cơ thể, của tâm hồn. Có những bài thơ saũ này Bác làm với một giọng đùa vui như:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

(Cảnh rừng Việt Bắc)

Cái ý vị đùa vui xuất hiện trong suốt cả bài thơ tạo ra một ý nghĩa kép cho từng câu thơ, có lẽ chính vì vậy đã có không ít người nhầm lẫn. Quả thật thế, hãy trở lại từ đầu:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Câu thơ tự vịnh về mình thật ung dung, tự tại: muốn ở đâu thì ở, muốn đi đâu thì đi, kiểu “Non nước dạo chơi tuỳ sở thích” (Nhật kí trong tù) hoặc “Non xanh nước biếc tha hồ dạo” (Cảnh rừng Việt Bắc). Câu thơ như động tác co duỗi tự nhiên, thay đổi không khí hằng ngày chẳng có gì gò bó cả. Con người trong hoàn cảnh ấy là con người tự do. Sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng sống, sẵn sàng vui, cũng như “cảm giác thích thú, bằng lòng” là trên ý nghĩa tinh thần ở hệ thống thứ hai của cùng một hình tượng, của chủ thể trữ tình. “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” thật thoải mái, thậm chí thật hồ hởi vì nó rất vô tư: cần ăn là có, như “Khách đến thì mời ngô nếp nướng – Sán về thường chén thịt rừng quay” (cảnh rừng Việt Bắc). Cái khác thường thành cái ngày thường, cái bình thường là giọng thơ nói trạng, đùa vui để quên đi cái thiếu thốn, cái gian nan mà hằng ngày đối mặt. Con người Hồ Chí Minh là thế: trang trọng và vui đùa tuỳ nơi tuỳ lúc đã đành, có khi một câu nói của Người mang cả hai ý nghĩa ấy. Hiểu như thế khi nói về ăn, ở, sinh hoạt được người nghe dễ dàng chấp nhận, đồng tình. Nhưng còn khi làm việc, nhất là khi làm việc lớn như chuyển ngữ từ tiếng Nga sang tiếng Việt cuốn sách cẩm nang Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô cho các đồng chí của mình thì sao?

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Một công việc với ý nghĩa cực kì lớn lao, quan trọng, cần phải bao nhiêu ý chí, nghị lực, tài năng, hoàn toàn đối lập với cái “bàn đá chông chênh” tạm bợ. Không thể làm như thế, không ai làm như thế, nhưng Bác vẫn làm như thế, mà có sao đâu? Công việc vẫn hoàn thành, âu cũng là một điều thú vị, thật vui đấy chứ, vui như cái cách ăn ở hằng ngày của “cuộc đời cách mạng”. Có người cho rằng ở bài thơ này và một số bài thơ khác, Hồ Chí Minh có cái thú “lâm tuyền” (thích nơi rừng suối như những ẩn sĩ thời xưa). Cách hiểu đó ở đây không hoàn toàn đúng ít nhất trong bài thơ này, Bác chỉ là một con người, nhất là một con người cách mạng. Làm gì có chỗ cho sự nghỉ ngơi, lánh đời, thưởng ngoạn. Nếu có bằng lòng hay thích thú đi chăng nữa là với con người cùng với hai tư cách vừa nêu, và cũng vì hai tư cách vừa nêu mà hình tượng thơ mới trở nên lấp lánh, sinh động, tạo nên cảm hứng nghệ thuật dồi dào cho người đón nhận nó.

Nếu cần nói thêm về nghệ thuật thơ Đường thì Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ rất đúng niêm luật có lẽ bởi ý nghĩa thứ hai là nói chơi, còn ý nghĩa đầu tiên vẫn là nói thật. Tính nghiêm túc của bài thơ phải chăng là sự phản ánh nghiêm túc những đòi hỏi có thật của cuộc đời đối với con người cách mạng. Nhưng một khi đã đáp ứng được nó, trụ vững trước nó thì ai cấm cái quyền nói chơi của người đã biết tự rèn luyện mình và vượt lên tất cả?

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky