Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Anna Karenina

Quyển 1 – Chương 33

Tác giả: Leo Tolstoy
Chọn tập

Khi rời Peterburg, Vronxki đó nhường căn phòng rộng của mình ở phố Morxkaia cho bạn là Pet’rixki, mà chàng rất yêu mến.

Pet’rixki là một trung úy trẻ, không có gì đặc sắc, và không những nghèo mà còn nợ như chúa chổm; tối nào anh ta cũng say và cứ bị đưa lên đồn luôn vì các thứ chuyện tức cười và rắc rối khác nhau, nhưng lại được bạn bè và cấp chỉ huy rất yêu. Trưa hôm ấy, khi đi thẳng từ ga về gần đến nhà, Vronxki thấy một chiếc xe ngựa trông quen quen đỗ cạnh thềm nhà. Sau khi kéo chuông, chàng đứng trước cửa và nghe thấy tiếng đàn ông cười, một giọng đàn bà và tiếng Pet’rixki kêu: “Nếu là một trong những thằng kẻ cướp ấy thì đừng cho nó vào nhé!”. Vronxki không để người vào báo, khẽ rón rén đi vào căn phòng đầu tiên. Nữ nam tước Sinton, nhân tình của Pet’rixki, rất tươi tắn trong chiếc áo xatanh màu hoa cà, khuôn mặt nhỏ hồng hồng và mớ tóc hung uốn thành búp, đang líu lo như chim, giọng uốn éo điệu Paris. Cô ta đang ngồi pha cà phê trước bàn tròn.

Pet’rixki mặc áo bành tô và đại úy Camerovxki mặc quân phục đại lễ, ngồi cạnh cô ta.

– Hoan hô! Vronxki đây rồi! – Pet’rixki kêu lên và đứng phắt dậy, kéo ghế rầm rầm. – Đích thân ông chủ nhà đây rồi! Nữ nam tước mời anh ấy một tách cà phê trong cái ấm mới đi. Tụi mình không ngờ cậu ra về sớm thế! Mình hy vọng cậu sẽ hài lòng về nét trang trí này trong căn phòng cậu, – anh ta chỉ nữ nam tước và nói: – Các vị biết nhau cả rồi chứ, phải không?

– Tất nhiên rồi! – Vronxki mỉm cười vui vẻ nói và nắm bàn tay bé nhỏ của nữ nam tước. – Còn phải nói, chúng tôi vốn là bạn cũ mà.

– Anh vừa đi xa về, em phải cuốn gói đây, – nữ nam tước nói. Xin đi ngay nếu em làm phiền anh.

– Chị đến đâu là nhà chị ở đấy, nữ nam tước ạ, – Vronxki nói. Chào anh Camerovxki, – chàng nói thêm và lạnh lùng bắt tay.

– Xem đấy, anh chẳng bao giờ biết nói những lời đáng yêu như thế, – nữ nam tước nói với Pet’rixki.

– Có chứ, sao lại không? Sau bữa ăn, tôi cũng biết nói những điều đáng yêu chẳng kém ai cả.

– Sau bữa ăn thì không có giá trị gì cả! Để em đi pha cà phê cho anh, anh đi rửa mặt và thay quần áo đi, – nữ nam tước nói rồi lại ngồi xuống, thận trọng vặn cái vòi chiếc ấm cà phê mới. Pie, đưa cà phê đây cho em, – cô ta bảo Pet’rixki, gọi anh là Pie, vì đó là tên trong gia đình của anh ta, không cần che giấu mối quan hệ giữa hai người. – Em cho thêm cà phê vào đây.

– Cô đến làm hỏng hết thôi!

– Không đâu! Thế nào, còn vợ anh đâu? – nữ nam tước đột nhiên nói, cắt ngang câu chuyện của Vronxki với bạn. – Chúng tôi đó cưới cho anh ở đây mà. Anh có đưa vợ về không đấy?

– Thưa nữ nam tước, không. Tôi sinh ra là người Digan, và sẽ chết như người Digan 1.

– Càng tốt, càng tốt! Đưa tay đây em xem nào.

Và nữ nam tước không buông Vronxki ra nữa, cô ta bắt đầu kể cho chàng nghe những dự định mới về cuộc sống của mình, vừa nói vừa pha trò luôn miệng, và hỏi ý kiến chàng.

– Hắn vẫn từ chối không chịu ly dị với em! Rồi em sẽ ra sao đây?

(Hắn đây là chỉ chồng cô). Em sẽ đệ đơn kiện hắn. Anh khuyên em nên thế nào? Camerovxki, anh xem cà phê đi chứ, nó trào ra kia kìa; anh cũng thấy là em đang bận tíu tít đấy! Em sẽ đi kiện hắn vì em cần tài sản của em. Anh có hiểu cái việc ngu ngốc đó không? Lấy cớ là em phụ bạc, – cô ta nói giọng khinh bỉ, hắn định cuỗm của cải của em!

Vronxki thích thú ngồi nghe những câu chuyện vui vui của người đàn bà xinh đẹp; chàng cũng phụ họa theo, nói những lời nửa khuyên răn nửa châm biếm và lập tức lại có cái giọng chàng thường dùng với loại đàn bà này. Trong xó hội thượng lưu ở Peterburg của Vronxki, mọi người thường chia ra làm hai loại đối lập nhau rõ ràng. Loại thứ nhất gồm những người nhạt nhẽo, ngớ ngẩn và nhất là lố bịch, thường tưởng rằng anh chồng chỉ được sống với người đàn bà mình đó cưới làm vợ, rằng thiếu nữ phải ngây thơ, đàn bà phải bẽn lẽn, đàn ông phải can đảm, sống giản dị và cương quyết, rằng người ta phải dạy dỗ con cái, kiếm ăn, trả nợ và các thứ chuyện vô vị kiểu ấy. Đó là loại người lỗi thời và lố bịch. Nhưng còn có loại người khác bao gồm tất cả bọn chàng, họ cần nhất là phải thanh lịch, phóng khoáng, táo bạo, tươi vui, phải biết ham mê mọi thú vui mà không hề hổ thẹn và coi thường tất cả các thứ khác.

Sau những ấn tượng về một xó hội khác hẳn đem từ Moxcva về, Vronxki chỉ bỡ ngỡ một lúc và lại trở về ngay vị trí trong cái giới vô tư và vui tươi này, như xỏ chân vào đôi giầy vải cũ.

Cuộc uống cà phê không thành, cà phê bắn tung tóe vào mọi người, trào ra và chính vì thế đó đạt mục đích: nói cách khác, vì nó đổ xuống tấm thảm quý và dây vào áo nữ nam tước nên gây ra náo động và cười đùa.

– Bây giờ tạm biệt thôi, không thì không bao giờ anh đi tắm rửa được và lương tâm em sẽ hối hận vì gây ra cái tội hết sức nặng mà một người đàn ông đứng đắn có thể mắc phải, là không được thật sạch sẽ. Thế anh khuyên em cầm dao kề vào cổ hắn à?

– Đúng thế, và tay em phải làm sao ở gần sát môi hắn. Hắn sẽ hôn tay em và mọi việc sẽ kết thúc tốt đẹp, – Vronxki đáp.

– Được, thế hẹn tối nay ở Nhà hát Pháp nhé! – và cô ta đi khuất trong tiếng áo sột soạt.

Đến lượt Camerovxki đứng dậy và Vronxki không đợi anh ta đi đó giơ tay ra bắt và sang phòng tắm… Trong khi chàng rửa mặt, Pet’rixki kể lại vắn tắt tình cảnh của mình, nhất là nó đó thay đổi ra sao kể từ khi Vronxki đi. Anh hết sạch cả tiền. Ông bố nói là sẽ không cho tiền và không trả nợ cho anh. Một trong số thợ may quần áo cho anh đó định cho anh vào tù, một người khác cũng dọa sẽ trình bắt anh. Ông đại tá cảnh cáo nếu những chuyện tai tiếng xấu xa ấy không chấm dứt thì anh sẽ phải rời bỏ trung đoàn. Nữ nam tước làm anh chán đến cực độ, đặc biệt là bất cứ lúc nào cũng muốn biếu anh tiền; nhưng còn một người đàn bà khác mà anh muốn giới thiệu cho Vronxki biết: cậu biết không, một thiếu phụ kỳ diệu, kiều diễm, theo kiểu phương Đông nghiêm nghị, “loại” 2 nô lệ Rêbecca 3. Anh còn cói nhau với Beckôsep và muốn cử người làm chứng đến gặp hắn 4.

Nhưng tất nhiên không xảy ra việc gì cả. Tóm lại, mọi việc đều tốt đẹp vô cùng và rất vui vẻ. Rồi không để bạn kịp có thời giờ ngẫm nghĩ sâu về tình hình đó, Pet’rixki bắt đầu kể luôn các thứ tin tức thú vị. Nghe những chuyện thường lệ của Pet’rixki, trong khung cảnh rất quen thuộc của căn nhà chàng ở đó ba năm nay, Vronxki thấy khoan khoái được sống lại cuộc đời vô tư lự ở Peterburg.

– Vô lý! – chàng thốt lên, chân rời khỏi bàn đạp bồn rửa mặt đang phun nước vào cái cổ lực lưỡng và hồng hào. – Vô lý! – chàng nhắc lại khi được biết Lôra đó bỏ Fertingnov để đi với Mileiev. Hắn vẫn ngu ngốc và tự món thế ư? Còn Buzuncov, hắn ra sao rồi?

– à, hắn mới gặp một chuyện, một việc hay tuyệt! – Pet’rixki reo lên. – Cậu đó biết cái thú say mê của hắn là khiêu vũ. Không bao giờ hắn chịu bỏ qua một đêm khiêu vũ nào ở hoàng cung. Hắn đội mũ mới đến dự buổi khiêu vũ lớn. Cậu đó trông thấy những mũ mới rồi chứ? Đẹp lắm, nhẹ lắm… Thế là hắn đến đó… Này, nghe nhé!

– Mình nghe đây, mình vẫn nghe đây mà, – Vronxki đáp và lau mình bằng khăn tay mềm.

– Một bà đại công tước và viên đại sứ chợt đi qua, và khốn khổ cho hắn, câu chuyện họ đang nói lại đúng vào chuyện mốt mũ mới. Bà đại công tước muốn tìm một chiếc để dẫn chứng… Bà ta trông thấy ông bạn của chúng ta (Pet’rixki bắt chước người bạn, đứng thẳng, mũ đội trên đầu). Bà ta bảo hắn đưa mũ… Hắn không nhúc nhích. Thế là nghĩa thế nào? Mọi người nháy mắt, gật đầu, ra hiệu với hắn. Hắn không động đậy như người chết rồi. Cậu có biết thế nào không? Thế là có một anh chàng… Mình không nhớ tên anh ta là gì nữa… định đến lấy mũ của hắn… hắn không cho! Hắn tự tay bỏ mũ ra và đưa cho bà đại công tước. “Chiếc mũ mới đây”, bà đại công tước nói. Và lật ngược mũ… Trong mũ liền rơi ra một quả lê với bao nhiêu là kẹo, đến hai lạng kẹo! Thì ra anh bạn thân mến đó đó để dành tích trữ đấy!

Vronxki phá lên cười. Hồi lâu sau, hai người đó nói sang chuyện khác, chàng vẫn còn cười khi nghĩ đến chiếc mũ, tiếng cười lành mạnh để lộ cả hàm răng khỏe mạnh và đều đặn.

Sau khi nghe hết các tin tức, Vronxki bảo người hầu phòng giúp một tay mặc quân phục và đi trình diện cấp trên. Chàng định sau đó sẽ tạt qua nhà ông anh, đến nhà Betxi, và đi thăm một vài nơi để thâm nhập cái giới mà Carenin năng lúi tới. Như mọi lần ở Peterburg, chàng ra khỏi nhà để rất khuya mới trở về.

— —— —— —— ——-

1 Digan là một dân tộc lưu động có ở hầu khắp các nước châu Âu. ở đây ý Vronxki muốn nói là chàng ưa tự do phóng khoáng.

2 “Genre” (tiếng Pháp trong nguyên bản).

3 Nô lệ Rêbecca: một nhân vật phụ nữ trong chuyện “Aivanho” của Wontơ Scott, tượng trưng cho sắc đẹp kiểu á-Đông.

4 ý nói người làm chứng đến để thách thức đấu gươm hay đấu súng.

Chọn tập
Bình luận