Các bộ máy trong cơ thể chúng ta có nhiệm vụ biến đổi chất đường ăn thành glucô đối với cơ thể cũng giống như “ét săng” đối với các xe máy vậy.
Khi lượng insulin – một loại hoóc môn do tuyến tuy tiết ra thiếu lượng glucô trong máu tăng cao không thích hợp với tỷ lệ bình thường của các chất trong máu. Thận sẽ lọc bớt glucô của máu để thải ra ngoài trong nước tiểu: đó là bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của bệnh là do lượng insulin thiếu, nên bác sĩ thương chích hoặc cho bệnh nhân uống các thuốc có insulin. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
– Buồn ngủ, uể oải.
– Ngứa.
– Mắt mờ.
– Cử động nặng nhọc.
– Ù tai, tay, chân lạnh, đau nhức.
– Dễ mệt.
– Da dễ nhiễm trùng, những vết đứt tay, chân, vết xước – đặc biệt ở chân – lâu lành.
– Gia đình có người bi bệnh tiểu dường.
Người bị bệnh tiểu đường thường đi tiểu lắt nhắt (đi luôn) luôn khát nước và đói, sút cân nhanh chóng, người mệt mỏi hay cáu gắt, hay lợm giọng và buồn nôn, ói.
Không cần phải có đủ tất cả các triệu chứng trên mới có bệnh. Nếu trong gia đình dã có một người bệnh, thì bạn phải đi thử máu hàng năm, ít nhất một lần trong năm vì bệnh này có tính di truyền.
Bệnh tiểu đường có 2 loại:
1. Loại nặng, kể cả người dưới 40 tuổi cũng mắc. Khi chữa trị cần chích insulin.
2. Loại nhẹ hơn thường gặp ở các người già và béo mập. Đối với các bệnh nhân này, nhiều khi chỉ cần ăn uống theo chế độ đặc biệt cũng khỏi, như: kiêng chất béo, ăn ít hoặc kiêng ăn đường, ăn nhiều các chất có xơ v. v…
Luyện tập thể dục rất tốt đối với người bệnh vì hình như, sự vận động của cơ thể có ảnh hưởng tới việc điều tiết insulin. Bởi vậyy, giữ cho cơ thể không mập ú, có chế độ ăn uống cẩn thận, năng luyện tập thể dục là 3 bài thuốc công hiệu để đề phòng bệnh tiểu đường.