Loét dạ dày và loét tá tràng (một bộ phận của ruột non) là 2 bệnh của hệ tiêu hoá, thường gặp ở các bệnh nhân vào quãng trung niên, ở cả hai giới nam và nữ. Sau khi ăn chừng một giờ rưỡi tới 3 giờ, họ thường thấy đau ngay ở bên trên rốn. Cơn đau có thể làm người đang ngủ say tỉnh dậy. Ăn một miếng bánh hoặc uống nước làm giảm độ axít, có thể đỡ đau dăm phút.
Người ta chưa rõ hẳn nguyên nhân gây bệnh, chỉ đoán được do dạ dày dư axít và lớp mô bảo vệ phần bên trong dạ dày hay tá tràng bị xây xát. Ai đã bị đau thì thường đau đi đau lại. Lần sau cách lần trước quãng 2 năm. Người bị loét dạ dày hay loét tá tràng thường có các triệu chứng:
– Đau từng đợt. Mỗi đợt đau kéo dài từ vài ngày tới vài tháng.
– Lúc đau thấy như bị đầy bụng, đau ở tim, và cảm thấy đói.
– Buồn nôn ói.
– Chán ăn và sút cân.
Muốn xác định một bệnh nhân bị đau dạ dày hay đau tá tràng bác sĩ thường căn cứ vào các xét nghiệm X- quang hay nội soi (nội soi là phương pháp luồn một dụng cụ quang học qua miệng bệnh nhân xuống dạ dày để nhìn thấy trạng thái bên trong qua màn hình).
Sau đây là những điều chỉ dẫn, người bệnh. Nên theo:
– Ăn nhẹ, ăn làm nhiều bữa, tránh ăn no.
– Tránh những chất kích thích, gồm cả: cà phê, trà, rượu nhẹ, nước giải khát có cà – phê.
– Tránh uống các loại thuốc ảnh hưởng tới chỗ loét như aspirin…
– Không nên hút thuốc. Số người hút thuốc và bị loét dạ dày luôn nhiều hơn số người không hút.
– Cố gắng tự chủ, tránh để mình bị căng thẳng thần kinh và tress. Những hiện tượng đó có tác dụng làm bệnh tăng thêm.