Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

365 Lời khuyên về sức khỏe

51. Phân Biệt Chứng Đau Ngực Với Đau Tim

Tác giả: Viện thông tin thư viện y học TW
Chọn tập

Đau ngực thường có triệu chứng như:

– Tức ngực, có cảm tưởng như có vật nặng đè lên ngực

– Cảm tưởng như ngực bị va chạm mạnh

– Cảm giác đau lan truyền từ ngực tới tay và gáy

– Tay cảm thấy nặng, run và tê cóng khó cử động (thường là tay phải)

– Người khó chịu, mệt như bị đầy bụng.

Có người lên cơn đau tim sau khi bị đau ngực, nhưng sự thật hai chứng bệnh này khác nhau. Chỉ với những người đã bị bệnh tim thì hiện tượng đau ngực mới là điều báo hiệu của cơn đau tim sắp tới.

Tuy vậy, người ta dễ lẫn lộn hai bệnh này với nhau vì chúng có một số nguyên nhân giống nhau như:

– Cơn đau xuất hiện khi trong mạch tim có vẩn chất béo làm tắc mạch hoặc làm máu lưu thông chậm tới tim

– Trong cả hai trường hợp, người bệnh đều thấy cơn đau lan từ ngực tới tay, vai và cổ (cảm giác đau của người đau tim thường lâu tới 30 phút, trong khi cơn đau của người đau ngực chỉ lâu từ vài giây tới vài phút).

 – Cả hai trường hợp đều xảy ra khi bệnh nhân đang làm một việc gì nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực.

– Thường xảy ra với đàn ông trên 50 tuổi và phụ nữ sau khi mãn kinh.

Bác sĩ thường hỏi bệnh nhân để phân biệt hai chứng bệnh và thường căn cứ vào những nhận xét sau:

– Sau cơn đau tim, bệnh nhân vẫn còn cảm giác đau vì các cơ tim bị tổn thương. Người đau ngực thường không thấy thế.

– Các cơn đau đều do tim bị thiếu máu nhưng đau ngực thường chỉ cần nghỉ một lát là thấy sức khỏe hồi phục ngay. Người đau tim dù được nằm nghỉ nhưng vẫn thấy mệt, lâu hồi sức..

– Dùng nitroglyxerin, người đau ngực thấy công hiệu ngay. Nhưng đối với người đau tim, thuốc này không có tác dụng.

Tuy vậy bác sĩ vẫn phải tiến hành thêm một số xét nghiệm nữa mới kết luận được cơn đau thuộc loại về bệnh nào (thí dụ: điện tâm đồ).

Ngoài ra, những yếu tố sau đây đều có thể dẫn đến hiện tượng đau ngực.

– Vừa qua một bữa ăn no quá, có nhiều chất khó tiêu.

– Vừa bị một cú “sốc” vì một tin buồn hay vui, bất ngờ.

– Bị áp huyết cao.

– Tỷ lệ cholesterol trong máu cao quá mức bình thường cho phép.

– Hút thuốc.

– Gia đình có người đau tim (đau ngực di truyền). Nếu bạn thường bị đau ngực, nên:

– Khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng nitroglyxerin hay các loại thuốc có tác dụng làm giãn nở các động mạch vành để máu dễ lưu thông tới tim. Thuốc nitroglyxerin có tác dụng như vậy khi dùng thuốc từ 1 tới 2 phút.

– Phải bỏ hút thuốc vì chất nicotine trong thuốc lá làm các mạch máu co hẹp lại.

– Tránh ăn những thực phẩm khó tiêu.

– Sau khi ăn, nên nghỉ ngơi hoặc làm những công việc nhẹ.

– Hạn chế ra ngoài khi trời gió, lạnh.

 – Hạn chế ăn chất béo để hạ thấp tỷ lệ cholesterol.

– Tránh mọi hoàn cảnh khiến mình phải giận dữ lo nghĩ, cảm động.

Chọn tập
Bình luận
× sticky