Nếu bạn là vận động viên môn thuyền buồm, xe máy lướt trên nước, thuyền bơi tay, v.v… nên nhớ:
– Đi thuyền loại nào cũng phải học cách điều khiển và giũ thăng bằng. Nếu bạn đi cùng cả gia đình, nên chọn loại thuyền an toàn dành cho nhiều người.
– Phải coi lại cho chắc chắn thuyền có đủ thiết bị an toàn và đồ cấp cứu không. Theo luật, đi thuyền nhiều người, mỗi người phải có một phao hay áo cứu hộ. Người biết bơi hay không biết bơi đều phải mặc. Khi có tai nạn, có nhiều trường hợp người biết bơi bị chết vì bị va chạm và ngất, do không có phao hay áo cứu hộ, nên bị chìm luôn.
– Phải biết rõ thuyền chở được bao nhiêu người là tối đa. Không bao giờ chở quá số người đó.
– Phải liệu sức mình. ánh nắng, sức nóng, thuyền chòng chành, tiếng nổ của máy v.v… đều làm cho người mệt và thần kinh căng thẳng hơn bình thường. Các phản ứng của cơ thể sẽ chậm đi, sau 4 giờ trên nước. Bởi vậy bạn phải chú ý cẩn chân, điều khiển thuyền mình xa với thuyền khác để tránh va chạm và trở về bến trước khi mình quá mệt.
– Phải chú ý tới thời tiết. Nếu trời mưa hoặc sắp mưa, không nên đi xa mà phải quay thuyền về bến.
– Không uống rượu trên thuyền. Rượu làm người điều khiển thuyền kém linh hoạt, nhìn không tinh và khả năng phán đoán kém. Nguyên nhân những tai nạn về tàu thuyền cũng giống như những tai nạn về ô tô, là do rượu. Nếu bạn cần uống rượu, đợi khi thuyền cập bến sẽ lên uống trên bờ.
– Trước khi cho thuyền rời bến nên nói cho người trên bờ biết bạn định đi đâu và trở lại bến lúc mấy giờ. Nếu trời trở gió hay mưa, hoặc quá giờ hẹn, không thấy bạn về người ta sẽ biết hướng đi tìm bạn.
– Nếu bạn chơi lướt ván trên nước, phải có người ngồi trên thuyền luôn theo dõi bạn.
– Nếu thuyền bị lật, nên ở tại chỗ cũng thuyền, không nên vội bơi vào bờ. Bạn có thể không đủ sức vì ước lượng không đúng tầm xa từ thuyền vào bờ.