Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

365 Lời khuyên về sức khỏe

355. Khi Nào Cần Xét Nghiệm? Các Loại Xét Nghiệm Và Thời Gian Cho Mỗi Loại

Tác giả: Viện thông tin thư viện y học TW
Chọn tập

Đã đến kỳ hạn bạn phải đi kiểm tra huyết áp hoặc đi khám vú chưa? Nhiều người chỉ nhớ lơ mơ rằng cần phải đi xét nghiệm định kỳ về một vấn đề gì đó, nhưng lại nghĩ, đã có bác sĩ săn sóc sức khoẻ của mình nhớ hộ. Vậy trong trường hợp không có bác sĩ riêng hoặc có nhưng hàng năm mới gặp ông ta một lần thì sao?

Bản sơ đồ dưới đây sẽ giúp các bạn nhớ cần phải làm các loại xét nghiệm gì và thời gian bao lâu lại cần làm xét nghiệm. Mục đích các xét nghiệm này là:

1) XÉT NGHIỆM VỀ HUYẾT ÁP

– Để biết số đo lúc huyết áp cao nhất, lúc thấp nhất (tâm thu/tâm trương), từ đó suy ra có bị bệnh cao huyết áp, dẫn tới những cơn đau tim không? (coi lại bài 65, ch.2).

2) XÉT NGHIỆM VỀ MẮT VÀ TAI – Để biết khả năng nghe – nhìn có bị thoái hoá không.

3) XÉT  NGHIỆM  TẾ  BÀO  ÂM ĐẠO  (nữ) – Để biết có bị ung thư cổ tử cung không? Nên bắt đầu làm xét nghiệm này từ tuổi 18.

4) CHỤP X-QUANG – Để phát hiện sớm bệnh ung thư vú (nếu có).

5) KHÁM VÚ (nếu có) – Để bác sĩ có thể phát hiện sớm nhất những dấu hiệu khác thường của vú, có liên quan tới ung thư.

6) KHÁM VÙNG XƯƠNG CHẬU (nữ) – Để biết dạ con có dấu hiệu gì bất thường liên quan tới ung thư không?

7) KHÁM TRỰC TRÀNG – Để phát hiện sớm những dấu hiệu về ung thư (nếu có).

8) XÉT NGHIỆM MÁU TRONG PHÂN – Để suy ra những dấu hiệu ung thư của ruột (nếu có).

9) XéT NGHIệM Về ĐOáN RUộT CHữ S – Mục đích như trên.

10) ĐIỆN TÂM ĐỒ – Để biết hoạt động của tim và xem có bị thương tổn ở cơ tim không?

11) XÉT NGHIỆM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU – Sau một bữa ăn thí nghiệm nếu lượng đường trong máu vào quãng từ 60 – 115mg/100 ml máu sẽ được coi là bình thường.

12) ĐO NHÃN ÁP – Để biết áp xuất trong mắt có cao hơn mức quy định không. Nếu cao hơn thì bệnh nhân bị bệnh thiên đấu thống (glocôm), có thể dẫn tới sự mù (coi bài 63, ch 2).

13) XÉT NGHIỆM LƯỢNG CHOLESTEROL TRONG MÁU – Nếu lượng cholesterol cao quá 200mg/dl, thì người bệnh có liên quan với bệnh tim.

* BẠN CẦN BIẾT NỒNG ĐỘ CHOLESTEROL TRONG MÁU MÌNH

Cholesterol là một chất có trong máu, liên quan tới chất béo, là nguyên nhân của hiện tượng máu bị đóng cục, làm tắc mạch dẫn tới những cơn đau tim nguy hiểm cho tính mạng.

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Tim – Phổi – Máu, thì trong một lít máu chỉ được phép có từ 200 mg cholesterol trở xuống. Vậy mà ở Mỹ, lượng cholesterol trung bình ở đàn ông là 211, ở đàn bà là 215. Cho nên, nếu bác sĩ bảo mức cholesterol của bạn so với mọi người thuộc loại “trung bình”, thì hãy hỏi kỹ: trung bình là bao nhiêu? Nếu là trên 200 thì phải tìm cách hạ xuống, vì từ 200 – 240 là có thể có những cơn đau tim rồi ; từ 24C trở lên là mức báo động có thể xảy ra những biến cố nguy hiểm. Tốt nhất là yêu cầu làm xét nghiệm tổng lượng cholesterol và cả lượng trilyceride nữa (một loại chất béo trong máu). Nồng độ triglyxerìde tốt nhất là phải vào quãng 160mg/dl trở xuống.

Người ta còn phân biệt loại cholesterol có mật độ cao lipoprotein ký hiệu HDL (high density lipoprotein) và cholesterol có mật độ thấp lipoprotein LDL (low density hpoprotein). Trong tổng số cholesterol, số HDL càng cao càng tốt, số LDL càng thấp càng tốt. Số HDL nhỏ hơn 35 cũng như LDL cao hơn 130 đều không tốt.

Tỷ lệ giữa tổng số cholesterol/HDL từ 4-5 là ở bơ vực nguy hiểm.

Để có những con số báo tốt về cholesterol, nên ăn ít chất béo, không hút thuốc lá, tránh béo phì, chăm tập thể dục, hạn chế uống rượu và ăn ngọt, tăng cường ăn các chất có xơ (coi lại chương 4).

THỜI HẠN XÉT NGHIỆM ĐỊNH KỲ

– Thời hạn trên áp dụng cho người khoẻ, bình thường, làm test để kiểm tra, đề phòng và phát hiện trường hợp có bệnh mà không biết. Với người đã có bệnh rồi thì thí số test có thể nhiều hơn tuỳ theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.

– Test đốt xương cổ thực hiện ở nữ, từ 18 tuổi.

Chọn tập
Bình luận
× sticky