Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

365 Lời khuyên về sức khỏe

 68. Bệnh Xơ Cứng Màng Bọc Dây Thần Kinh (Ms)

Tác giả: Viện thông tin thư viện y học TW
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Nếu ví bộ não của chúng ta như cái máy điện thoại thì những dây thần kinh trên toàn cơ thể là mạng lưới tiếp nhận và chuyển vận thông tin với mọi nơi. Chỉ cấn phần vỏ bọc của các dây bị hư hỏng là việc thu nhận các thông tin sẽ không còn chính xác, bị yếu hoặc bị đứt hẳn. Các sợi dây thần kinh của con người rất mỏng manh, cũng được bọc ngoài bởi một màng tế bào bảo vệ. Khi bị bệnh xơ cứng, màng bảo vệ này có thể sưng phồng và phân hủy để lại những vết sẹo ngang dọc chèn ép vào những sợi thần kinh. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả tuỷ sống và não. Thông thường khi hoạt động, các dây thần kinh truyền các xung động đi với tốc độ quãng 365km/giờ. ở vùng có hiện tượng xơ cứng màng bọc, khả năng truyền xung động này bị suy yếu mạnh, hoặc mất hẳn. Người bị bệnh này, thấy:

– Bị mất sức rõ rệt, người yếu đi.

– Chân, tay, người, bị tê liệt;

– Khó phối hợp các động tác;

– Bàng quang (bọng đái) hoạt động kém;

– Có thề bị mờ hay mù một bên mắt.

Người ta chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh, chỉ nhận xét thấy:

– Bệnh nhân thường quãng tuổi từ 20 – 40.

– Có thể có người trong gia đình đã bị bệnh này (di truyền).

– Nữ bị nhiều hơn nam (3 nữ so với 2 nam).

– Ở miền bắc Hoa Kỳ, Canada và Bắc âu có nhiều người mắc bệnh này. Vì chưa có biện pháp chữa hiệu quả, nên khuyên người bệnh:

– Nghỉ ngơi dưỡng sức;

– Cố gắng tránh làm cho thần kinh mình mệt, tránh stress;

– Tránh tắm nước nóng. Tắm nước lạnh tốt hơn;

– Cố hoàn toàn các công việc tự phục vụ hàng ngày;

– Chăm tập thể dục đều;

– Thực hành xoa bóp để duy trì hoạt động của các cơ;

– Nên có người chăm sóc, tham vấn;

– Có thể uống thuốc thư giãn cơ hay cortisone.

Chọn tập
Bình luận