Một trong những sự phạm vi rõ rệt, có lợi nhất đối với những cái gọi là quy tắc chiến tranh là hoạt động của những nhóm người lẻ tẻ chống lại một đám người tập trung thành khối. Lối hoạt động của những nhóm người này bao giờ cũng thấy có trong một cuộc chiến tranh mang tính chất nhân dân. Đáng lẽ tập hợp lại thành một đám đông để chống lại cái đám đông kia, người ta phân tán ra thành từng tốp nhỏ, tập kích lẻ tẻ và lập tức bỏ chạy khi bị những lực lượng lớn tấn công, rồi hễ có dịp lại quay lại đánh. Những người Guerineros Tây Ban Nha, thổ dân vùng núi Kazkaz và dân Nga năm 1812 đều đã làm như vậy.
Người ta gọi loại chiến tranh này là chiến tranh du kích và cho rằng đặt tên như vậy tức là đã làm sáng tỏ ý nghĩa của nó. Thật ra, kiểu chiến tranh này không những không phù hợp với bất cứ quy tắc nào mà lại còn mâu thuẫn trực tiếp với một quy tắc chiến thuật vấn được xem là tuyệt đối đúng. Quy tắc đó nói rằng kẻ tấn công phải tập trung quân lực làm sao cho khi lâm trận mạnh hơn hẳn địch quân.
Chiến tranh du kích (mà lịch sử đã chứng minh là bao giờ cũng thắng lợi) mâu thuẫn trực tiếp với quy tắc này.
Sở dĩ có sự mâu thuẫn này là vì khoa học quân sự quan niệm rằng sức mạnh của một đạo quân là đồng nhất với số lượng của nó.
Khoa học quân sự nói rằng quân càng đông thì lực lượng càng lớn.
Những đội ứng chiến lớn bao giờ cũng thắng!
Trong khi nói như vậy, khoa học quân sự giống như cái khoá cơ học chỉ xét các vật thể đó đang chuyển động căn cứ trên khối lượng của các vật thể và nói rằng lực của các vật thể đó bằng nhau hay không bằng nhau vì khối lượng của nó bằng nhat hay không bằng nhau.
Lực (số lượng của sự chuyển động) là tích số của khối lượng với tốc độ.
Trong lĩnh vực quân sự, sức mạnh của quân đội cũng là tích số của khối lượng với một cái gì khác mà ta chưa biết, một ẩn số x nào đấy.
Khoa học quân sự thấy trong lịch sử có vô số những trường hợp khối lượng của một đạo quân không trùng lắm một với sức mạnh của nó, những đội quân nhỏ vẫn thường đánh thắng những cái ẩn số này và cố gắng tìm ra nó khi thì trong cách bố trí hình học của các đội quân, khi thì trong vũ khí, khi thì – điều này thường thấy hơn cả trong thiên tài của các tướng lĩnh. Nhưng những trường hợp cách xác định ẩn số ấy đều không đạt đến những kết quả phù hợp với các sự kiện của lịch sử.
Thế nhưng chỉ cần trút bỏ cái quan điểm sai lạc đối với hiệu lực thực tế của các mênh lệnh do các cấp chỉ huy tối cao ban ra trong thời điểm – một quan điểm xác lập ra để làm vừa lòng các vị anh hùng – là có thể tìm được cái ẩn số x kia.
Ẩn số x đó chính là tinh thần quân đội, nghĩa là cái ý chí chiến đấu và xông xáo nơi nguy hiểm của tất cả những con người làm thành lãnh đạo quân, hoàn toàn vô luận họ chiến đấu dưới sự chỉ huy ba hàng hay hai hàng, cầm vồ hay cầm những khẩu súng trường bắn ba mươi phát trong một phút.
Những người có một ý chí chiến đấu mạnh hơn bao giờ cũng tìm được cách đặt mình vào những điều kiện chiến đấu thuận lợi nhất.
Tinh thần quân đội là cái thừa số mà khi đem nhân với khối lượng sẽ cho tích số lực lượng. Xác định và biểu hiện tầm quan trọng của tinh thần quân đội – tức là cái ẩn số kia – chính là nhiệm vụ của khoa học.
Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi nào ta không còn thay thế một cách võ đoán giá trị của toàn bộ ẩn số x này bằng những sự kiện trong đó có sức mạnh được thể hiện, như các mệnh lệnh của vị tướng lĩnh, như cách vũ trang v.v, cho rằng chính đó là ý nghĩa của thừa số kia, và thừa nhận rằng đó chính là chí chiến đấu và xông pha nguy hiểm. Chỉ có khi ấy, bằng cách dùng những phương trình biểu hiện một số sự kiện lịch sử ta mới có thể hy vọng dùng lối so sánh giá trị tương đối của ẩn số này mà xác định ẩn số kia.
Mười người, mười tiểu đoàn hay mười sư đoàn, đã đánh thắng mười lăm người, mười lăm tiểu đoàn hay mười lăm sư đoàn, nghĩa là giết chết và bắt làm tù binh tất cả không sót một người nào, còn về phía mình thì chỉ mất có bốn; như vậy có nghĩa là một bên mất bốn một bên mất mười lăm. Do đó, bốn bằng mười lăm, và 4x=15y. Vậy x:y=15:4. Phương trình này không cho thấy giá trị của ẩn số, nhưng nó nói lên mối tương quan giữa hai ẩn số. Và nếu áp dụng hệ thống phương trình này cho các đơn vị khác nhau (các trận đánh, các chiến dịch, các thời kỳ của một cuộc chiến tranh) ta sẽ có một loạt con số trong đó tất phải có những quy luật – có thể phát hiện ra được.
Cái quy tắc chiến thuật nói rằng cần phải tập trung thành khối lớn mà tấn công và phải phân tán thành từng, tốp nhỏ rồi rút lui vô hình trung cũng chỉ xác nhận một sự thật là sức mạnh của quân đội lệ thuộc vào tinh thần của nó. Muốn đẩy những con người vào nơi đạn lửa cần phải có một kỷ luật chặt chẽ hơn là khi muốn lẩn tránh những cuộc tiến công, và chỉ có tập hợp thành từng khối lớn mới có được một kỷ luật như vậy. Nhưng quy tắc này không đếm xỉa đến tinh thần quân đội và luôn luôn tỏ ra là không đúng và mâu, thuẫn một cách đặc biệt gay gắt với thực tế ở nơi nào mà tinh thần quân đội lên mạnh hay suy sụp rõ rệt, nghĩa là trong tất cả những cuộc chiến tranh nhân dân.
Năm 1812, khi rút lui, lẽ ra theo chiến thuật quân Pháp phải phân tán từng tốp nhỏ mà tự vệ, thì họ lại tập hợp lại thành một khối lớn vì tinh thần quân đội sa sút đến mức chỉ có làm như vậy mới có thể giữ quân lính lại thành một đội được. Ngược lại, lẽ ra theo chiến thuật quân Nga phải tập hợp lại thành một khối để tấn công, thì họ lại phân tán ra, vì tinh thần họ lên cao đến mức không cần phải cưỡng ép họ cũng xông pha vào nơi khó khăn nguy hiểm.