Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chiến Tranh Và Hòa Bình

Quyển 17 – Chương 11

Tác giả: Lev Tolstoy
Chọn tập

Sử học nghiên cứu những biểu hiện của tự do của con người trong mội liên hệ với thế giới bên ngoài, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả, tức là xác định sự tự do này bằng những quy luật của lý trí, chính vì thế, sử học chỉ là một khoa học trong chừng mực tự do này bị những quy luật này quy định.

Đối với sử học, vấn đề thừa nhận quyền tự do của con người với tính cách một sức mạnh có thể ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử (tức là không lệ thuộc vào quy luật), cũng giống như vấn đề thừa nhận hiện tượng tự do vận động của những thiên thể đối với thiên văn học.

Thừa nhận vấn đề tức là loại trừ khả năng tồn tại của quy luật, tức là loại trừ mọi hiểu biết. Nếu quả có một vật có thể vận động tự do, dù chỉ là một mà thôi, thì những quy luật của Keple và của Newton sẽ không tồn tại nữa và sẽ không còn một khái niệm gì về sự vận động của các thiên thể. Nếu có một hành động tự do duy nhất của con người thì sẽ không còn một quy luật lịch sử nào và sẽ không có một khái niệm gì về những biến cố lịch sử. Đối với lịch sử ý chí của con người vận động theo những con đường mà một đầu mối mất hút vào một nơi nào huyền bí, còn đầu kia, tức là ý chí về tự do của con người trong hiện tại, thì di động trong không gian, trong thời gian và lệ thuộc vào luật nhân quả.

Phạm vi sự vận động này càng mở rộng trước mắt ta, thì những quy luật của nó càng hiển nhiên. Phát hiện và giải thích những quy luật này là nhiệm vụ của sở học.

Nếu xuất phát từ quan điểm nhìn nhận đối tượng của khoa học hiện nay, nếu đi theo con đường của nó mà tìm hiểu những nguyên nhân của hiện tượng ở trong ý chí tự do của con người, thì không thể nào phát hiện được những quy luật này. Dù ta có hạn chế tự do của con người đến đâu, hễ ta thừa nhận nó là một sức mạnh không phục tùng các quy luật, thì không thể nào có sự tồn tại của quy luật nữa.

Chỉ trong chừng mực hạn chế tự do này đến cùng cực, nghĩa là chỉ xem nó như là một lượng lực cực bé, ta mới có thể tin rằng ta tuyệt đối không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không thể nào hiểu được nguyên nhân, và lúc bấy giờ sử học sẽ không tìm nguyên nhân mà tự đặt cho mình nhiệm vụ đi tìm những quy luật.

Việc đi tìm những quy luật đã bắt đầu từ lậu và những phương pháp tư tưởng mà sử học phải tiếp thu hình thành cùng một lúc với quá trình tự thủ tiêu của sở học cũ trong khi cứ phân tích ngày càng chí lý thêm mãi nguyên nhân của các hiện tượng.

Tất cả các khoa học của loài người đều đã đi theo con đường này. Một khi đi đến cái vô cùng bé, toán học, khoa học chính xác nhất vứt bỏ phương pháp phân tích để dùng phương pháp mới là phương pháp tổng hợp những yếu tố vô cùng nhỏ chưa biết. Trong khi từ bỏ khái niệm nguyên nhân, toán học tìm một quy luật, tức là tìm những thuộc tính chung cho tất cả những yếu tố vô cùng bé chưa biết.

Các khoa học khác cũng theo con đường này, tuy dưới một hình thức khác. Khi Newton nêu lên công thức về lực hấp dẫn ông ta không nói rằng một mặt trời hay quả đất có thuộc tính hấp dẫn một vật khác ông ta nói mọi vật thể từ những vật lớn đến những vật nhỏ nhất đều có thuộc tính hấp dẫn nhau, tức là trong khi gạt bỏ vấn đề nguyên nhân vận động của các vật thể, ông ta đã đưa ra một thuộc tính chung cho tất cả các vật thể, từ những vật vô cùng lớn, đến những vật vô cùng bé. Các khoa học tự nhiên cũng làm như vậy: gạt bỏ nguyên nhân để đi tìm quy luật. Sử học cũng đi theo con đường ấy Nếu đối tượng của nó là nghiên cứu sự vận động của các dân tộc và của nhân loại chứ không phải lniêu tả những giai đoạn trong đời sống của một vài cá nhân, thì lló cán phải gạt bỏ khái niệm nguyên nhân để đi tìm những quy luật chung cho tất cả những yếu tố vô cùng bé, bằng nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau.

Chọn tập
Bình luận