Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chiến Tranh Và Hòa Bình

Quyển 15 – Chương 17

Tác giả: Lev Tolstoy
Chọn tập

Người nhà đưa Piotr vào gian phòng ăn rộng rãi thắp nến sáng trưng, mấy phút sau nghe có tiếng chân bước, rồi công tước tiểu thư Maria và Natasa vào phòng. Natasa khá điềm tĩnh, tuy cái phong thái nghiêm nghị, không có bóng dáng nụ cười, bây giờ đã trở lại trên gương mặt nàng. Công tước tiểu thư, Natasa và Piotr cùng một cảm giác ngượng nghịu thường thấy sau một câu chuyện tâm sự nghiêm trang. Nói tiếp câu chuyện ban nãy thì không được, nói những chuyện vu vơ thì không tiện, mà im lặng thì khó chịu, vì thật ra người ta muốn nói, và nếu im lặng thì có vẻ như vờ vĩnh. Họ lặng lẽ đến cạnh bàn. Những người hầu dịch ghế cho họ ngồi. Piotr mở tấm khăn mát lạnh ra và định tâm là sẽ lên tiếng để chấm dứt quãng im lặng, chàng đưa mắt nhìn Natasa và tiểu thư Maria. Cùng một lúc cả hai người cùng có định ấy: mắt họ đều sáng long lanh niềm yêu đời và ý thừa nhận rằng ngoài nỗi buồn ra còn cả niềm vui nữa.

– Bá tước uống vodka nhé? – công tước tiểu thư Maria nói, và câu nói bỗng xua tan bóng tối của dĩ vãng.

– Anh kể chuyện anh đi, – tiểu thư nói – Người ta kể về anh những chuyện thật là thần kỳ.

– Vâng, – Piotr đáp, nụ cười quen thuộc được vẻ chế giễu dịu dàng bây giờ đã trở lại trên gương mặt chàng. – Chính tôi cũng đã nghe họ kể về mình những chuyện thần kỳ mà trong chiêm bao tôi cũng chưa từng thấy. Marva Abramovna mời tôi lại nhà rồi kể cho tôi nghe những sự việc mà tôi đã sống qua hoặc chắc hẳn phải sống qua. Stepan Stepanovich cũng dạy cho tôi biết cần phải kể như thế nào. Nói chung tôi nhận thấy là làm một con người thú vị cũng hay (bây giờ tôi là một con người thú vị đấy), họ gọi tôi đến và kể chuyện cho tôi ntơhe., Natasa mỉm cười và toan nói điều gì.

– Chúng tôi nghe họ kể lại – tiểu thư Maria ngắt lời nàng – rằng anh đã thiệt hại mất hai triệu rúp ở Moskva có đúng không?

– Nhưng tôi đã giàu lên gấp ba, – Piotr nói.

Tuy những công nợ của vợ chàng và việc xây lại nhà cửa đã làm cho tình cảnh của chàng thay đổi hẳn, Piotr vẫn tiếp tục kể rằng chàng đã giàu lên gấp ba.

– Món lãi mà tôi thu được một cách chắc chắn là tôi đã được tự do.

Chàng mở đầu, giọng nghiêm trang, nhưng rồi chàng không nói tiếp nữa, vì nhận thấy đó là một đề tài nói chuyện quá vị kỷ.

– Thế anh cho xây nhà lại à?

– Vâng, Xavelits muốn thế.

– Anh ạ, thế khi còn ở Moskva anh chưa biết bá tước phu nhân mất à? – Tiểu thư Maria nói đoạn lập tức đỏ mặt lên, vì nhận thấy mình hỏi như vậy ngay sau khi Piotr đã được tự do tức là đã gán cho câu nói của chàng một nghĩa mà có lẽ nó không hề có.

Chưa Piotr đáp, hẳn là không thấy ngượng nghịu gì về cách tiểu thư Maria lý giải câu nói của mình về tự do. Mãi đến dạo ở Orel tôi mới biết, và chắc hai tiểu thư không thể tưởng tượng tin ấy làm cho tôi kinh hãi đến nhường nào. Chúng tôi trước kia chẳng là một đôi vợ chồng gương mẫu – chàng nói nhanh, mắt liếc nhìn Natasa và nhận thấy gương mặt nàng lộ vẻ tò mò muốn biết chàng đối với vợ ra sao – nhưng cái chết ấy đã gây cho tôi một ấn tượng thật khủng khiếp. Khi hai người xích mích với nhau, bao giờ cả hai người đều có lỗi. Và đối với một người không còn nữa, thì lỗi của mình bỗng nặng lên lạ thường. Vả lại chết như vậđược, chẳng có bạn bè, chẳng có ai an ủi – Tôi rất thương, rất thương nhà tôi, – chàng kết thúc, và thích thú nhận thấy vẻ tán đồng vui vẻ trên gương mặt Natasa.

– Phải, thế bây giờ anh đã lại thành một người độc thân, một người chưa vợ, – tiểu thư Maria nói.

Piotr bỗng đỏ tía mặt lên và hổi lâu chàng cố gắng không nhìn Natasa.

Khi chàng đã dám nhìn nàng, vẻ mặt nàng lạnh lùng, nghiêm nghị và thậm chí còn có vẻ khinh bỉ nữa – chàng có cảm tưởng như vậy.

– Nhưng có đúng là anh đã gặp và nói chuyện với Napoléon như họ vẫn kể không? – tiểu thư Maria nói.

Piotr cười.

– Không, không hề có như thế. Bao giờ họ cũng cứ tưởng đâu hễ bị Pháp bắt tức là trở thành một tân khách của Napoléon. Tôi không những không hề trông thấy ông ta, mà thậm chí cũng không hề nghe nói đến ông ta nữa. Tôi tiếp xúc với những người thấp hơn ông ta nhiều.

Bữa ăn khuya đã xong và Piotr, tuy lúc đầu không muốn kể lại thời gian mình bị cầm tù, dần dần bị lôi cuốn theo đà kể chuyện.

– Nhưng đúng là anh ở lại để giết Napoléon chứ? – Natasa hỏi chàng, miệng hơi chúm chím cười – Tôi đã đoán được việc ấy từ khi gặp anh ở tháp Xukharev, anh có nhớ không?

Piotr thú nhận rằng quả đúng như thế, và từ đấy những câu chuyện hỏi của tiểu thư Maria và nhất là của Natasa dần dần lái chàng đi vào tỉ mỉ về những chuyện phiêu lưu của chàng.

Thoạt tiên chàng kể với cái sắc thái giễu cợt dịu dàng nay đã trở thành một cách nhìn của chàng đối với mọi người và nhất là đối với bản thân, nhưng về sau, khi chàng kể đến những nỗi khổ, những cảnh khủng khiếp mà chàng đã chứng kiến, chàng sôi nổi hẳn lên và bắt đầu nói với nỗi xúc động đã cố nén bớt của một con người đang nhớ lại những ấn tượng mãnh liệt.

Công tước tiểu thư Maria mỉm cười dịu dàng, khi thì nhìn Piotr, khi thì nhìn Natasa. Trong suốt câu chuyện nàng chỉ nhìn thấy Piotr và tấm lòng nhân hậu của chàng. Natasa, đầu tựa lên khuỷu tay, vẻ mặt luôn luôn thay đổi theo câu chuyện, chăm chú theo dõi Piotr không rời một phút, rõ ràng là đang cùng chàng sống lại những sự việc chàng đang kể – không phải chỉ có đôi mắt nàng, mà những tiếng kêu và những câu hỏi vắt tắt của nàng cũng cho Piotr thấy rõ rằng những điều mà chàng kể Natasa đã hiểu đúng được những gì chàng muốn truyền đạt. Có thể thấy rõ nàng không hững hiểu được những điều chàng kể, mà còn hiểu được những điều chàng muốn nói ra nhưng không sao diễn đạt được bằng lời. Đến đoạn chàng đi tìm đứa bé và bênh vực người đàn bà rồi bị bắt, Piotr kể như sau:

– Thật là một cảnh tượng khủng khiếp, trẻ con bị bỏ rơi, có đứa bị bỏ rơi ở giữa đám cháy… Tôi đã trông thấy người ta cứu một đứa ra… có những người đàn bà, bị chúng cướp đồ đạc, giật mất hoa tai.

Piotr đỏ mặt, lúng túng.

– Lúc bấy giờ có một đội tuần tiễu đến, họ bắt tất cả những người nào không cướp bóc, bao nhiêu đàn ông đều bị bắt hết. Cả tôi cũng vậy.

– Chắc là anh không kể hết, chắc anh có làm việc gì… Natasa ngừng một lát, – một việc gì rất tốt.

Piotr lại kể tiếp. Trong khi kể lại cuộc hành trình chàng định bỏ qua những chi tiết khủng khiếp, nhưng Natasa cứ khẩn khoản xin chàng đừng bỏ sót một chút gì.

Piotr bắt đầu kể về Karataiev (chàng đã rời bàn ăn đứng dậy đi đi lại lại trong phòng, Natasa đưa mắt nhìn theo), nhưng rồi nghĩ thế nào lại thôi.

– Không, hai tiểu thư không thể hiểu tôi đã học được những điều quý giá như thế nào ở con người vô học, tưởng chừng như ngu ngốc ấy.

– Không, không, anh kể đi, – Natasa nói, – Thế người ấy bây giờ ra sao?

– Chúng nó giết chết bác ấy gần như ngay trước mặt tôi – và Piotr bắt đầu kể lại thời kỳ cuối của cuộc hành trình, bệnh trạng của Karataiev (giọng chàng cứ phút phút lại run lên) và cái chết của bác ta.

Piotr kể lại những chuyện chàng đã trải qua, và chưa bao giờ chàng nhớ lại người chuyện ấy dưới một ánh sáng giống như lúc này. Chàng dường như thấy một ý nghĩa mới trong những sự việc chàng đã sống qua. Bây giờ, khi kể tất cả những sự việc đó cho Natasa nghe, chàng được hưởng cái thú hiếm có mà phụ nữ thường đem lại cho những người đàn ông khi nghe họ kể chuyện – không phải những người phụ nữ thông minh trong khi nghe thường cố nhớ lại những điều mà người ta nói để làm cho trí tuệ mình phong phú thêm và hễ có dịp là đem ra kể, hoặc cố gắng xếp đặt lại những điều đã nghe kể theo kiểu của mình và nóng lòng nói ra cho nhanh những câu nhận xét thông minh rút ra từ cái cơ ngợi trí tuệ nhỏ bé của mình, mà là những người phụ nữ chân chính có cái năng khiếu lựa chọn và hấp thụ tất cả những cái gì tốt đẹp trong những biểu hiện của nam giới. Natasa, tuy chính nàng cũng không toàn tâm toàn ý nghe Piotr kể: nàng không hề bỏ qua một mảy may nào, dù là một câu một chữ, một chỗ dao động trong giọng nói, một cái nhìn, một cử chỉ, một thớ thịt rung động trên gương mặt của Piotr. Một từ vừa phát ra đã được nàng đón lấy và đưa thẳng vào cõi lòng cởi mở của nàng, và nàng đoán được cái ý nghĩa bí ẩn của tất cả hoạt động nội tâm Piotr.

Công tước tiểu thư Maria hiểu câu chuyện kể, đồng cảm với chàng, nhưng bây giờ có một điều khác thu hút hết sức chú ý của nàng, nàng thấy rằng giữa Natasa và Piotr có thể có tình yêu và hạnh phúc được. Và ý nghĩ ấy, lần đầu tiên đến với nàng, đã khiến lòng nàng vui mừng khấp khởi.

Lúc ấy trời đã sáng. Những người hầu bàn vẻ mặt rầu rĩ và nghiêm nghị chốc chốc lại thay nến, nhưng không ai để ý đến họ.

Piotr đã kể hết. Natasa với đôi mắt sáng long lanh vẫn nhìn chàng chăm, chú như muốn hiểu biết những điều còn lại mà có lẽ chàng không nói ra. Piotr, vẻ bối rối và sung sướng, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nàng và ngẫm xem bây giờ nên nói gì để chuyển câu chuyện sang một đề tài khác. Tiểu thư Maria ừn lặng. Không ai thoáng có ý nghĩ rằng bây giờ đã là ba giờ sáng và đã đến lúc nên đi nghỉ.

– Người ta thường nói: tai hoạ, đau khổ, – Piotr nói – Nhưng nếu bây giờ, ngay giây phút này có ai nói với tôi: anh có muốn tiếp tục sống như hồi bị bắt, hay sống lại từ đầu tất cả những sự việc ấy không? Thì tôi sẽ trả lời rằng xin trời cứ cho tôi bị tù và ăn thịt ngựa lần nữa. Ta cứ tưởng hễ bị vứt ra khỏi con đường quen thuộc là đã mất hết: nhưng thật ra lúc đó mới bắt đầu có một cái gì mới mẻ, tốt đẹp. Một khi hãy còn cuộc sống thì tất là hãy còn hạnh phúc. Trước mắt chúng ta còn nhiều, nhiều lắm. Điều này tôi nói với cô đấy, – chàng nói thêm với Natasa.

– Phải, phải, – nàng nói, đáp lại một điều gì khác hẳn, – và tôi không ao ước gì hơn là sống lại tất cả từ đầu.

Piotr chăm chú nhìn nàng.

– Vâng, không còn ao ước gì hơn nữa, – Natasa nhắc lại.

– Không đúng, không đúng, – Piotr nói to lên – Tôi còn sống và muốn sống, thì đó chẳng phải là lỗi của tôi, cô cũng thế.

Bỗng Natasa gục đầu vào tay và khóc.

– Natasa làm sao thế? – công tước tiểu thư Maria nói.

– Không, không sao cả – Nàng nhìn Piotr, mỉm cười qua làn nước mắt – Chào anh nhé, đã đến lúc đi ngủ.

Piotr đứng dậy cáo từ.

Công tước tiểu thư Maria và Natasa vẫn thường như vậy, lại gặp nhau trong phòng ngủ. Họ nói chuyện về những điều Piotr đã kể. Tiểu thư Maria không nói ý kiến của nàng về Piotr. Natasa cũng không nhắc đến chàng.

– Thôi, Maria ngủ ngon nhé, – Natasa nói – Maria biết không, nhiều khi em sợ rằng chúng mình không nói đến anh ấy (công tước Andrey) như thể sợ làm cho tình cảm chúng mình thấp kém đi thế rồi dần dần đâm ra quên anh ấy.

Công tước tiểu thư buông một tiếng thở dài nặng trĩu và tiếng thở dài ấy thừa nhận rằng Natasa nói đúng, nhưng ngoài miệng nàng không đồng ý với bạn. Làm sao có thế quên được? – nàng nói.

– Hôm nay em kể được hết mọi việc, thấy nhẹ nhõm quá, em vừa thấy khổ tâm, vừa đau xót, vừa thấy nguôi lòng. Rất nguôi lòng, – Natasa nói, – Em tin chắc rằng Piotr quý anh ấy lắm. Chính vì vậy em kể cho Piotr nghe… kể như vậy có làm sao không – nàng bỗng đỏ mặt hỏi.

– Kể cho Piotr ấy à? – Ồ, không! Anh ấy quá tốt, – tiểu thư Maria nói.

– Maria ạ, – Natasa bỗng nói với một nụ cười tinh nghịch mà từ lâu tiểu thư Maria không trông thấy trên gương mặt nàng – Anh ấy trông sạch sẽ, trơn tru, tươi tắn như là vừa mới tắm ấy, Maria có hiểu không? – Về tinh thần ấy mà, có đúng không?

– Phải, – tiểu thư Maria nói, – Anh ấy hơn trước nhiều Lại mặc áo đuôi én ngăn ngắn, tóc cũng cắt ngắn, đúng thật, đúng như vừa mới tắm xong… như ba cũng có khi…

– Mình hiểu rằng anh ấy (công tước Andrey) chưa mến ai bằng Piotr – tiểu thư Maria nói.

– Đúng, và anh ấy khác Piotr lắm. Người ta thường nói là đàn ông họ thân nhau khi nào họ thật khác nhau. Chắc chắn là đúng như vậy Có đúng là Piotr chẳng giống anh ấy tí nào không?

– Đúng, và Piotr thật là một người tốt tuyệt trần.

– Thôi Maria ngủ ngon nhé, – Natasa đáp. Và nụ cười tinh nghịch lúc nãy như bị bỏ quên vẫn vương lại trên gương mặt nàng.

Chọn tập
Bình luận