Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Chiến Tranh Và Hòa Bình

Quyển 17 – Chương 2

Tác giả: Lev Tolstoy
Chọn tập

Động lực thúc đẩy dân tộc vận động?

Các tác giả viết lịch sử cá nhân và các sử gia viết về từng dân tộc quan niệm sức mạnh này là quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và vua chúa. Theo miêu tả của họ, các biến cố diễn ra hoàn toàn do ý muốn của Napoléon, của những Alekxandr, hay nói chung, của những nhân vật mà các tác giả viết lịch sử cá nhân đã miêu tả cuộc sống. Những trả lời mà các sử gia thuộc loại này đưa ra vấn đề sức mạnh thúc đẩy các biến cố đều thoả đáng, nếu mỗi biến cố chỉ có một sử gia miêu tả. Nhưng hễ có nhiều sở gia thuộc những dân tộc khác nhau và có những quan điểm khác nhau bắt đầu cùng miêu tả một sự kiện như nhau thì những câu trả lời mà họ đưa ra liền mất hết ý nghĩa, bởi vì mỗi người trong bọn họ quan niệm sức mạnh này một cách, và quan niệm của họ không những khác nhau mà thường còn hoàn toàn đối lập nhau nữa. Sử gia này khẳng định rằng biến cố đã xảy ra là do là do quyền lực của Napoléon, sử gia kia lại khẳng định rằng nó xảy ra do quyền lực của Alekxandr, sở gia nọ lại khẳng định rằng đó là quyền lực của một sự vật thứ ba nào đó. Ngoài ra các sử gia thuộc loại này mâu thuẫn với nhau ngay cả trong cách giải thích cái sức mạnh làm cơ sở cho quyền lực của một nhân vật. Chie thuộc phái Bonaparte nói rằng quyền lực của Napoléon xây dựng trên đạo đức và thiên tài của ông ta. Lanfrey(1) là người thuộc phái cộng hoà nói rằng nó xây dựng trên sự gian trá và mị dân của ông ta. Thành thử các sử gia thuộc loại này thủ tiêu lập luận của nhau, và do đó, họ thủ tiêu ngay cả cái khái niệm về sức mạnh sinh ra các biến cố, và không đưa ra được một lời giải đáp nào cho vấn đề chủ yếu của sử học.

Các sử gia viết lịch sử thế giới, là những người phải nghiên cứu tất cả các dân tộc, dường như cho rằng quan điểm của các sử gia nghiên cứu chuyên sử về sức mạnh sinh ra các biến cố là không đúng. Họ không thừa nhận sức mạnh này là một quyền lực cố hữu của các vị anh hùng và các vua chúa, mà cho đó là hợp lực của nhiều phân lực hướng về nhiều phía khác nhau. Trong khi miêu tả một cuộc chiến tranh hay quá trình chinh phục một dân tộc, các sở gia này tìm nguyên nhân của biến cố không phải trong quyền lực của một nhân vật duy nhất, mà lại là trong ảnh hưởng qua lại của nhiều nhân vật có liên hệ với biến cố.

Lẽ ra theo quan điểm này, quyền lực của các nhân vật lịch sử, được xem như là sản phẩm của nhiều sức mạnh, không còn có thể coi là một sức mạnh tự nó sinh ra các biến cố nữa. Tuy nhiên, các tác giả viết sử thế giới thường thường vẫn phải dùng đến khái niệm quyền lực với tính cách là mồt sức mạnh tự bản thân nó sinh ra các biến cố và là nguyên nhân của các biến cố. Theo cách trình bày của các sử gia này thì khi thì nhân vật lịch sử là sản phẩm của những sức mạnh khác nhau, khi thì quyền lực của họ lại chính là sức mạnh sinh ra các biến cố. Gervinus, Schlosso(3) chẳng hạn, và một số khác, khi thì chứng minh rằng Napoléon là sản phẩm của cách mạng, của những tư tưởng năm 1789 v.v… khi thì tuyên bố rằng chiến dịch năm 1812 cũng như những biến cố khác không làm cho họ vừa lòng chỉ là kết quả của ý muốn sai lầm của Napoléon và ngay cả những tư tưởng của năm 1789 cũng bị ngăn chặn, không phát triển được do thái độ độc đoán của Napoléon. Còn quyền lực của Napoléon thì đã trấn áp những tư tưởng cách mạng và ý hướng chung của thời đại.

Không những nó xuất hiện nhan nhản trong các sách lịch sử thế giới, mà thậm chí toàn bộ nội dung miêu tả của các sách này chẳng qua là một chuỗi liên tục những chuyện mâu thuẫn như vậy kế tiếp nhau. Sở dĩ có tình trạng mâu thuẫn này là vì các tác giả viết lịch sử thế giới, sau khi bước vào con đường phân tích, đã dừng lại ở giữa đường.

Muốn cho các phân lực tạo ra một hợp lực hay lực hợp thành, thì nhất định tổng thể số các phân lực phải bằng hợp lực đó. Đó chính là điều kiện mà các tác giả viết lịch sử thế giới không bao giờ tuân theo, và do đó, để cắt nghĩa hợp lực, ngoài những phân lực không đầy đủ của nó, họ nhất thiết phải thừa nhận một lực khác chưa được xác định đã tác động đến hợp lực.

Một sử gia khi miêu tả chiến dịch năm 1813 hay thời kỳ hồi dòng Bourbon nói thẳng ra rằng những biến cố này đều xảy ra do ý muốn của Alekxandr. Nhưng Gervinus, một tác giả viết sử thế giới, trong khi bác bỏ luận đề này, đã tìm cách chứng minh rằng chiến dịch năm 1813 hay việc phục hồi dòng Bourbon, ngoài ý muốn của Alekxandr ra, còn có nhiều nguyên nhân khác, đó là hoạt động của Stande, của Meterric, của bà De Stael, của Telayrăng, của Fict, của Satobrien và của nhiều người khác. Rõ ràng là các sử gia này đã chia quyền lực của Alekxandr ra thành những thảnh phần cấu tạo nên nó: Telayrăng, Satobrien, của bà De Stael và của những người khác, dĩ nhiên là không ngang bằng với tất cả hợp lực nghĩa là hiện tượng hàng triệu người Pháp phục tùng họ Bourbon.

Như vậy, để giải đáp vấn đề làm sao những phân lực này lại có thể đưa đến sự phục tùng của hàng triệu người, tức làm sao những phân lực bằng một A lại có thể tạo nên một hợp lực bằng một nghìn A, nhà sử học đành phải thừa nhận cái sức mạnh của quyền lực mà ông ta đã phủ nhận, bằng cách cho nó là hợp lực của nhiều lực khác, nghĩa là ông ta phải thừa nhận một sức mạnh chưa được lý giải đã tác động đến hợp lực. Và chính các tác giả viết sử thế giới đã làm như vậy. Chính vì thế cho nên không những họ mâu thuẫn với các tác giả chuyên sử mà còn mâu thuân với chính họ nữa.

Những người dân ở nông thôn vốn không có một khái niệm rõ ràng về nguyên nhân của mưa, tuy khi họ muốn có mưa hay muốn trời nắng, sẽ nói: gió đã đuổi mây đi, hay gió dã mang mây đến.

Các tác giả viết sử thế giới cũng làm hệt như vậy: khi nào biến cố phù hợp với lý thuyết của họ thì họ nói rằng quyền lực là kết quả của các biến cố, trái lại khi nào cần phải chứng minh một cái gì khác thì họ nói rằng quyền lực tạo ra các biến cố.

Hạng sử gia thứ ba mà người ta gọi là những nhà văn hoá sử, bước theo con đường của các sử gia viết sử thế giới, đôi khi xem các nhà vãn và các nhân vật phụ nữ là những lực lượng đã gây nên các biến cố, nhưng lại quan niệm lực lượng này một cách khác hẳn.

Họ nhìn thấy nó trong cái mà người ta gọi là văn hoá, trong hoạt động trí tuệ.

Các nhà văn hoá sử hoàn toàn nhất trí với những người đã mở đường cho họ là các tác giả viết sử thế giới bởi vì nếu đã có thể cắt nghĩa các biến cố lịch sử bằng cách nói rằng những nhân vật nhất định đã có những quan hệ nhất định với nhau, thì tại sao lại không thể cắt nghĩa các biến cố bằng cách nói rằng những người nào đó đã viết những quyển sách nào đó? Trong vô số những biểu hiện kèm theo một hiện tượng trọng yếu, các sử gia này chọn lấy biểu hiện của hoạt động trí tuệ và nói rằng đó chính là nguyên nhân. Nhưng mặc dầu họ ra sức chứng minh rằng nguyên nhân của biến cố là nằm trong hoạt động trí tuệ, cũng phải dễ tính lắm mới có thể thừa nhận rằng có một cái gì chung ở giữa hoạt động trí tuệ và sự vận động của các dân tộc. Nhưng dù sao chăng nữa, người ta cũng không thể nào thừa nhận hoạt động trí tuệ lãnh đạo hành động của con người, bởi vì những hiện tượng như những vụ tàn sát khốc liệt của Cách mạng Pháp mà lại là hậu quả của việc tuyên truyền quyền bình đẳng của con người, những cuộc chiến tranh và những cuộc hành trình tàn khốc mà lại là hậu quả của việc tuyên truyền bá tình thương, những hiện tượng thếđều mâu thuẫn với thuyết này.

Nhưng dù sao tất cả những lý luận oái oăm đầy rẫy trong những quyển sử kia có đúng chăng nữa, dù ta có thừa nhận rằng các dân tộc chịu sự chi phối của một sức mạnh khó xác định mà người ta gọi là tư tưởng, thì vấn đề chủ yếu của lịch sử cũng vẫn chưa được giải đáp. Ngoài quyền lực của những vị vua mà trước kia người ta đã thừa nhận, ngoài ảnh hưởng của những cố vấn và những nhân vật khác mà sử gia thông sử đưa vào, bây giờ lại còn có một sức mạnh mới, sức mạnh của tư tưởng mà mối liên hệ của nó với quần chúng còn đòi hỏi được giải thích. Người ta có thể hiểu rằng vì Napoléon nắm quyền nên một biến cố nào đó đã xảy ra. Người ta còn có thể tạm thừa nhận rằng Napoléon, cùng với những ảnh hưởng khác, đã là nguyên nhân của biến cố, nhưng nói rằng quyền lực “Khế ước xã hội”(3) đã làm cho người Pháp giết nhau thì thật không tài nào hiểu được nếu không giải thích quan hệ nhân quả giữa cái lực lượng mới này với biến cố đã xảy ra.

Hiển nhiên là có một mối liên hệ ở giữa tất cả những, người cùng chung sống trong một thời đại, và do đó có thể tìm thấy một mối liên hệ nào đấy giữa hoạt động tinh thần của con người và cuộc vận động lịch sử của họ, cũng như người ta có thể tìm thấy mối liên hệ giữa những vận động của nhân loại với thương nghiệp, thủ công nghiệp, nghề làm vườn và bất cứ cái gì khác. Nhưng tại sao các nhà văn hoá sử lại cho rằng hoạt động trí tuệ của con người ta là nguyên nhân hay là biểu hiện của toàn bộ cuộc vận động lịch sử” Thật khó lòng hiểu nổi? Cách suy luận ấy của các sử gia may ra chỉ có thể cắt nghĩa như sau:

1. Lịch sử là do các nhà học giả viết, cho nên lẽ tự nhiên họ thích cho rằng hoạt động của tầng lớp họ là nền tảng của cuộc vận động lịch sử cũng như thương nhân và binh sĩ thích cho rằng hoạt động của họ mới là nền tảng của cuộc vận động (điều này không lộ ra chẳng qua là vì thương nhân và binh sĩ không viết lịch sử) và

2. Hoạt động trí tuệ, giáo dục, văn minh, văn hoá, tư tưởng tất cả những cái đó đều là những khái niệm mơ hồ không được xác định; ở dưới lá cờ của nó người ta tha hồ dùng những từ ngữ còn ít rõ nghĩa hơn và do đó dễ dàng thích hợp với bất kỳ lý thuyết nào.

Nhưng dù chưa nói đến giá trị nội tạng của loại sở học này (có lẽ đối với một người nào đó hay đối với một việc nào đó nó cũng cần thiết và hiện nay nội dung của tất cả các tác phẩm thông sử xét về thực chất đang bắt đầu có tính chất văn hoá sử ngày càng rõ rệt), các tác phẩm văn hoá sử, cũng có một điểm này đáng chú ý. Đó là mặc dầu nó nghiên cứu nghiêm túc và tỉ mỉ các học thuyết tôn giáo, triết học, chính trị, cho đó là nguyên nhân của các biến cố, nhưng hễ nó phải miêu tả một biến cố lịch sử có thực như chiến dịch 1812 chẳng hạn thì vô hình chung nó lại miêu tả biến cố này như sản phẩm của quyền lực và nói không úp mở rằng chiến dịch này là do ý muốn của Napoléon mà ra. Trong khi nói như vậy, các nhà văn hoá sử vô hình chung đã tự mâu thuẫn với mình vì họ cho thấy rằng cái sức mạnh mới mà họ đặt ra không biểu hiện được những biến cố lịch sử và biện pháp duy nhất để hiểu lịch sử lại chính là cái quyền lực mà đường như họ không thừa nhận.

Chú thích:

(1) Pierre Lanfrey (1828-1877) tác giả “Lịch sử Napoléon”

(2) Gervinus (1805-1871), sử gia Đức. Schlossor (1776- 1861) tác giả “Lịch sử thế giới” gồm 19 quyển

(3) “Contrat social” tác phẩm của nhà văn và tư tưởng Pháp thế kỷ 18 J.J. Russeau

Chọn tập
Bình luận