Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Nghị luận: Sưu tầm về thành phố Nha Trang

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Giới thiệu Nha Trang

Khánh Hoà là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Khánh Hoà có nguồn lao động dồi dào, dân số 1,1 triệu người ( năm 2003 ), là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%.

Khánh Hoà có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm:

Phía nam là vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay, sắp tới sẽ được đầu tư xây dựng nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Đồng thời có cảng Ba Ngòi sau khi được nâng cấp mở rộng sẽ là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hoà với các vùng trong nước và quốc tế.

Phía bắc là vịnh Vân phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch…Cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong, liên kết thuận lợi với đường bộ, đường sắt, hàng không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển Container đang hoạt động ở khu vực như: Singapo, Hồng Công, Kaohsiung…Tiềm năng phát triển cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Bên cạnh đó, Vân phong có khí hậu tương đối ôn hoà, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản…

Ở giữa là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang –Khánh Hoà có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.

Khánh Hoà cách Hà Nội 1.280km, cách TP. Hồ Chí Minh 448 km, được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đường hầm qua Đèo cả, tuyến đường sắt nối từ Tây nguyên qua Phú Yên xuống Vân phong, nâng cấp sân bay Đông Tác Phú Yên và sân bay Cam Ranh để khai thác lợi thế của vịnh Vân Phong và phục vụ cảng trung chuyển Container quốc tế Vân phong.

Định hướng phát triển giao thông vận tải Khánh Hoà là tận dụng lợi thế của 3 vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh nằm trên trục đường hàng hải Quốc tế Nam- Bắc á, với xu thế vận tải biển bằng phương thức Container để đầu tư xây dựng cảng biển, khai thác hoạt động dịch vụ hàng hải, phát triển công nghiệp tàu thuỷ… Ðồng thời đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn để giải quyết tốt nhiệm vụ luân chuyển hàng hoá của vùng ven biển. Đến nay đã có 44/45 xã, phường đã có đường đến trung tâm xã, đã căn bản khắc phục được tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão, phục vụ tốt cho dân sinh và an ninh quốc phòng.

Những năm qua, Khánh Hoà đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến năm 2004 là 18.832 tỷ đồng; riêng năm 2004 huy động được 3.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 18%. Kết quả đầu tư trong những năm qua đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế-xã hội đô thị, nông thôn và miền núi của tỉnh, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của nhân dân. Hàng trăm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, điện, nước, nông nghiệp, thủy lợi, dịch vụ, du lịch, văn hoá, thông tin, giáo dục , y tế, thể thao, chỉnh trang đô thị…được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính, y tế, dịch vụ công cộng phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, có tầm cỡ và quy mô đầu tư lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Hiện nay tỉnh đang xúc tiến triển khai xây dựng tuyến đường từ tỉnh Khánh Hoà lên tỉnh Lâm Đồng với chiều dài 70 km; đây sẽ là con đường huyết mạch quan trọng để phát triển kinh tế giữa Khánh Hoà với các tỉnh Miền trung và Tây nguyên.

Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hoà đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp…Khánh Hoà sẽ là nơi đầu tư an toàn và phát triển.

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

Giới thiệu Nha Trang

Khánh Hoà là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên trên đất liền là 5.197 km2, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ. Khánh Hoà có nguồn lao động dồi dào, dân số 1,1 triệu người ( năm 2003 ), là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%.

Khánh Hoà có ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm:

Phía nam là vịnh Cam Ranh có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay, sắp tới sẽ được đầu tư xây dựng nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Đồng thời có cảng Ba Ngòi sau khi được nâng cấp mở rộng sẽ là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung Bộ, tạo điều kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hoà với các vùng trong nước và quốc tế.

Phía bắc là vịnh Vân phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Vân phong là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng tại khu vực này Cảng trung chuyển Container Quốc tế và khu kinh tế tổng hợp đa ngành gồm: thương mại, công nghiệp, du lịch…Cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong, liên kết thuận lợi với đường bộ, đường sắt, hàng không, kín gió, an toàn, có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các cảng trung chuyển Container đang hoạt động ở khu vực như: Singapo, Hồng Công, Kaohsiung…Tiềm năng phát triển cảng trung chuyển Container Quốc tế Vân Phong có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Bên cạnh đó, Vân phong có khí hậu tương đối ôn hoà, cảnh quan môi trường đẹp là nơi có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, là nơi có điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế thủy sản…

Ở giữa là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang –Khánh Hoà có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.

Khánh Hoà cách Hà Nội 1.280km, cách TP. Hồ Chí Minh 448 km, được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đường hầm qua Đèo cả, tuyến đường sắt nối từ Tây nguyên qua Phú Yên xuống Vân phong, nâng cấp sân bay Đông Tác Phú Yên và sân bay Cam Ranh để khai thác lợi thế của vịnh Vân Phong và phục vụ cảng trung chuyển Container quốc tế Vân phong.

Định hướng phát triển giao thông vận tải Khánh Hoà là tận dụng lợi thế của 3 vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh nằm trên trục đường hàng hải Quốc tế Nam- Bắc á, với xu thế vận tải biển bằng phương thức Container để đầu tư xây dựng cảng biển, khai thác hoạt động dịch vụ hàng hải, phát triển công nghiệp tàu thuỷ… Ðồng thời đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn để giải quyết tốt nhiệm vụ luân chuyển hàng hoá của vùng ven biển. Đến nay đã có 44/45 xã, phường đã có đường đến trung tâm xã, đã căn bản khắc phục được tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão, phục vụ tốt cho dân sinh và an ninh quốc phòng.

Những năm qua, Khánh Hoà đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước với chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh từ năm 1995 đến năm 2004 là 18.832 tỷ đồng; riêng năm 2004 huy động được 3.300 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh, bình quân hàng năm tăng 18%. Kết quả đầu tư trong những năm qua đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế-xã hội đô thị, nông thôn và miền núi của tỉnh, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của nhân dân. Hàng trăm công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, điện, nước, nông nghiệp, thủy lợi, dịch vụ, du lịch, văn hoá, thông tin, giáo dục , y tế, thể thao, chỉnh trang đô thị…được đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mạng lưới cấp điện, cấp nước, giao thông, liên lạc, ngân hàng, tài chính, y tế, dịch vụ công cộng phát triển mạnh đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, có tầm cỡ và quy mô đầu tư lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Hiện nay tỉnh đang xúc tiến triển khai xây dựng tuyến đường từ tỉnh Khánh Hoà lên tỉnh Lâm Đồng với chiều dài 70 km; đây sẽ là con đường huyết mạch quan trọng để phát triển kinh tế giữa Khánh Hoà với các tỉnh Miền trung và Tây nguyên.

Với vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, dịch vụ phát triển, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; Khánh Hoà đã và đang có các chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, hướng sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản; tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ cao cấp…Khánh Hoà sẽ là nơi đầu tư an toàn và phát triển.

Chọn tập
Bình luận