Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Giả sử em là hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu với đoàn du khách về cây tre Việt Nam

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa thấp thoáng những ngôi chùa cổ. Dưới bóng tre xanh, Việt Nam gìn giữ một nền văn hoá lâu đời, tre xanh giúp người dân làm nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Họ nhà tre gồm: nứa, vầu, mai trúc, luồng, giang… đâu đâu cũng có luỹ tre xanh rì rào ẩn hiện. Rặng tre xanh là chiến luỹ bảo vệ làng mạc, xóm thôn, đồng thời ôm vào lòng mình tình thân thương của bà con chòm xóm từ đời này qua đời khác, che mưa che bão cho con người.

Ta có thể thấy, tre gắn bó thân thiết với con người trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ những vật dụng trong gia đình, tre đã đi vào thơ ca như một hình tượng bất hủ, tre còn dùng làm thuốc chữa bệnh cho người. Không những thế, tre lại cùng ta đánh giặc gìn giữ độc lập chủ quyền, làm rạng danh cho non sông, đất nước.

Trong lịch sử dân tộc, Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu, đại diện cho khí phách Việt Nam. Mới 3 tuổi đã biết đánh giặc, khi gậy sắt gẫy, Gióng đã tự lấy tre làm vũ khí để tiêu diệt quân thù. Và không biết tự bao giờ, cây tre và con người Việt Nam đã trở thành đôi bạn chiến đấu thân tín, keo sơn. Tre vốn cùng ta làm ăn lại cùng ta đánh giặc. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là vũ khí, từ chiếc gậy tầm vông cho đến mũi chông nhọn sắc đã làm nên thành đồng tổ quốc và đi vào trong câu hát lời ca:

” Hỡi chị em ơi, thù kia sâu sắc bao nhiêu thì vót cho sắc thật nhiều chông tre. Hố chông đào sẵn bốn bề, tao đố thằng giặc dám về làng tao.”

” Này chị em ơi, gió đưa cành trúc la đà, rủ nhau đến gốc tre già vót chông. Trăng lên sáng cả cánh đồng, nửa đêm làng xóm vót chông rửa thù.”

Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật… Tre bao bọc, che chở cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụy trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiển hách.

Những hiện vật thể hiện mối quan hệ giữa tre và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc còn được lưu giữ rất nhiều trong Bảo tàng Việt Nam. Nào tầm vông, giáo mác, chông tre, những chiếc gùi tre đan xinh xắn, những ống tre tích nước, đựng nước… Tre đã cùng ta vượt bao gian khổ để đạt tới một tương lai sáng lạng với cuộc sống ấm no, giàu mạnh.

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.

Tre gắn bó với con người là như thế. Ngược lên những phiên chợ vùng cao, ta sẽ bắt gặp các mẹ, các chị, những chàng trai, cô gái gùi trên lưng mình những sản phẩm của gia đình. Họ mang đến chợ để trao đổi buôn bán, rồi lại gùi những thứ cần thiết về nhà. ở đây, tre có tác dụng như dụng cụ chuyên chở làm giảm bớt sức lao động cho con người. Tre nứa không chỉ gắn bó với đồng bào qua những sản phẩm như gùi, rổ, rá, thúng mủng… mà tre còn được sử dụng để đan những kỷ vật trong đám cưới hay làm những nhạc cụ góp vui trong ngày lễ hội, cho trai, gái gây dựng một nền tảng mới, đó chính là nền tảng của sự giàu mạnh, hạnh phúc.

Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà… tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

Xưa kia, tuỳ theo từng giai cấp mà tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà của mỗi gia đình lại có phần khác nhau. Nhưng ngày nay, kiến trúc ngôi nhà phụ thuộc vào chính quan điểm thẩm mỹ của người sử dụng. Sống dưới ngôi nhà tre, họ cảm nhận được sự mát mẻ của thiên nhiên cùng sự bình yên hạnh phúc. Bên cạnh đó, tre còn tham gia vào việc chế tác những nông cụ truyền thống như cày, cuốc, nơm… Tuy cấu tạo của các nông cụ truyền thống rất đơn giản nhưng người nông dân cảm thấy rất thuận tiện và họ đã gửi gắm vào trong mỗi vật dụng của mình ước nguyện về mùa màng bội thu, no đủ.

Nếu như phiên chợ vùng cao giúp ta nhận biết được phần nào sự gắn kết chặt chẽ giữa cây tre với đời sống của đồng bào qua các vật dụng bằng tre nứa thì phiên chợ miền xuôi cũng vậy, rổ, rá, thúng, mủng, sàng… được bày bán khắp nơi và được sử dụng rộng rãi để chứa đựng hàng hóa, vật dụng. Cây tre hữu dụng và thân thiết với con người Việt Nam đến mức từ những vật dụng nhỏ nhất như cái tăm, đôi đũa cũng làm bằng tre. Trong mỗi bữa ăn ấm cúng của gia dình không thể thiếu bóng dáng của tre bởi tre đã trở thành người bạn gần gũi và thân thiết với mỗi người dân Việt Nam.

Trong chiến tranh, tre không chỉ đơn thuần là vũ khí đánh giặc mà tre luôn sát cánh cùng người con Việt Nam, tre cung cấp lương thực trong những ngày đói rét. Cái hương vị đăng đắng, ngọt ngào của những bát măng rừng mãi là âm hưởng không thể nào quên trong trái tim của những người lính đã từng đi qua chiến tranh. Trong thời đại ngày nay, măng cũng luôn xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Ta có thể gặp măng nấu canh, măng xào, măng luộc, măng nước, đặc biệt hơn cả măng đã được chế biến và xử lý để trở thành món ăn ưa thích của người nước ngoài, là nỗi nhớ, là món quà của người Việt Nam xa quê. Tre gắn bó với con người Việt Nam như thế.

Lá tre, nước tre, tinh tre, mỗi loại đều có tính năng riêng nhưng thông thường, lá tre được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong một bài thuốc chữa cảm dân gian, cái hương vị ngọt ngọt, man mát của lá tre là một hương vị không thể thiểu trong các nồi xông. Nó đã góp phần giúp cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái hơn.

ở đâu tre cũng xanh tươi cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu. Tre đã trở thành biểu tượng để nói về con người Việt Nam với khí phách hiên ngang và cho dù ở bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua.

Trong những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, người dân Việt Nam hay lấy hình tượng tre để nói về sự kế tục giữa các thế hệ: tre già thì măng mọc. Các em như những lớp măng non luôn vươn lên trong sự bao bọc, dẫn dắt của thế hệ đi trước. Rồi đây, các em sẽ lớn lên, vươn cao hơn, sẽ trở thành những người công dân có ích để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn .

Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa thấp thoáng những ngôi chùa cổ. Dưới bóng tre xanh, Việt Nam gìn giữ một nền văn hoá lâu đời, tre xanh giúp người dân làm nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Họ nhà tre gồm: nứa, vầu, mai trúc, luồng, giang… đâu đâu cũng có luỹ tre xanh rì rào ẩn hiện. Rặng tre xanh là chiến luỹ bảo vệ làng mạc, xóm thôn, đồng thời ôm vào lòng mình tình thân thương của bà con chòm xóm từ đời này qua đời khác, che mưa che bão cho con người.

Ta có thể thấy, tre gắn bó thân thiết với con người trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ những vật dụng trong gia đình, tre đã đi vào thơ ca như một hình tượng bất hủ, tre còn dùng làm thuốc chữa bệnh cho người. Không những thế, tre lại cùng ta đánh giặc gìn giữ độc lập chủ quyền, làm rạng danh cho non sông, đất nước.

Trong lịch sử dân tộc, Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu, đại diện cho khí phách Việt Nam. Mới 3 tuổi đã biết đánh giặc, khi gậy sắt gẫy, Gióng đã tự lấy tre làm vũ khí để tiêu diệt quân thù. Và không biết tự bao giờ, cây tre và con người Việt Nam đã trở thành đôi bạn chiến đấu thân tín, keo sơn. Tre vốn cùng ta làm ăn lại cùng ta đánh giặc. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là vũ khí, từ chiếc gậy tầm vông cho đến mũi chông nhọn sắc đã làm nên thành đồng tổ quốc và đi vào trong câu hát lời ca:

” Hỡi chị em ơi, thù kia sâu sắc bao nhiêu thì vót cho sắc thật nhiều chông tre. Hố chông đào sẵn bốn bề, tao đố thằng giặc dám về làng tao.”

” Này chị em ơi, gió đưa cành trúc la đà, rủ nhau đến gốc tre già vót chông. Trăng lên sáng cả cánh đồng, nửa đêm làng xóm vót chông rửa thù.”

Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật… Tre bao bọc, che chở cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụy trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiển hách.

Những hiện vật thể hiện mối quan hệ giữa tre và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc còn được lưu giữ rất nhiều trong Bảo tàng Việt Nam. Nào tầm vông, giáo mác, chông tre, những chiếc gùi tre đan xinh xắn, những ống tre tích nước, đựng nước… Tre đã cùng ta vượt bao gian khổ để đạt tới một tương lai sáng lạng với cuộc sống ấm no, giàu mạnh.

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.

Tre gắn bó với con người là như thế. Ngược lên những phiên chợ vùng cao, ta sẽ bắt gặp các mẹ, các chị, những chàng trai, cô gái gùi trên lưng mình những sản phẩm của gia đình. Họ mang đến chợ để trao đổi buôn bán, rồi lại gùi những thứ cần thiết về nhà. ở đây, tre có tác dụng như dụng cụ chuyên chở làm giảm bớt sức lao động cho con người. Tre nứa không chỉ gắn bó với đồng bào qua những sản phẩm như gùi, rổ, rá, thúng mủng… mà tre còn được sử dụng để đan những kỷ vật trong đám cưới hay làm những nhạc cụ góp vui trong ngày lễ hội, cho trai, gái gây dựng một nền tảng mới, đó chính là nền tảng của sự giàu mạnh, hạnh phúc.

Tre gắn bó với con người từ trên cạn cho đến dưới nước. Những chiếc thuyền nan cùng người lái đò cần mẫn trở khách qua sông, người dân vạn chài giăng lưới để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Không những thế, tre còn là nguyên liệu để làm nhà, dựng cửa. Xưa kia, tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà ở có phần đa dạng, phong phú hơn. Nhưng ngày nay, khi về các vùng quê Việt Nam đâu đó ta vẫn gặp những chiếc cổng tre sớm chiều khép mở hay những phên liếp trước cửa nhà để che chắn nắng mưa cho ngôi nhà của người Việt. ở đồng bào các dân tộc ít người, họ nhà tre được sử dụng trong các phần kiến trúc, từ hàng rào phân định ranh giới cho đến mái nhà, cầu thang, bậc cửa, sàn nhà… tất thảy đều có sự hiện diện của tre.

Xưa kia, tuỳ theo từng giai cấp mà tre được sử dụng trong không gian kiến trúc nhà của mỗi gia đình lại có phần khác nhau. Nhưng ngày nay, kiến trúc ngôi nhà phụ thuộc vào chính quan điểm thẩm mỹ của người sử dụng. Sống dưới ngôi nhà tre, họ cảm nhận được sự mát mẻ của thiên nhiên cùng sự bình yên hạnh phúc. Bên cạnh đó, tre còn tham gia vào việc chế tác những nông cụ truyền thống như cày, cuốc, nơm… Tuy cấu tạo của các nông cụ truyền thống rất đơn giản nhưng người nông dân cảm thấy rất thuận tiện và họ đã gửi gắm vào trong mỗi vật dụng của mình ước nguyện về mùa màng bội thu, no đủ.

Nếu như phiên chợ vùng cao giúp ta nhận biết được phần nào sự gắn kết chặt chẽ giữa cây tre với đời sống của đồng bào qua các vật dụng bằng tre nứa thì phiên chợ miền xuôi cũng vậy, rổ, rá, thúng, mủng, sàng… được bày bán khắp nơi và được sử dụng rộng rãi để chứa đựng hàng hóa, vật dụng. Cây tre hữu dụng và thân thiết với con người Việt Nam đến mức từ những vật dụng nhỏ nhất như cái tăm, đôi đũa cũng làm bằng tre. Trong mỗi bữa ăn ấm cúng của gia dình không thể thiếu bóng dáng của tre bởi tre đã trở thành người bạn gần gũi và thân thiết với mỗi người dân Việt Nam.

Trong chiến tranh, tre không chỉ đơn thuần là vũ khí đánh giặc mà tre luôn sát cánh cùng người con Việt Nam, tre cung cấp lương thực trong những ngày đói rét. Cái hương vị đăng đắng, ngọt ngào của những bát măng rừng mãi là âm hưởng không thể nào quên trong trái tim của những người lính đã từng đi qua chiến tranh. Trong thời đại ngày nay, măng cũng luôn xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình Việt Nam. Ta có thể gặp măng nấu canh, măng xào, măng luộc, măng nước, đặc biệt hơn cả măng đã được chế biến và xử lý để trở thành món ăn ưa thích của người nước ngoài, là nỗi nhớ, là món quà của người Việt Nam xa quê. Tre gắn bó với con người Việt Nam như thế.

Lá tre, nước tre, tinh tre, mỗi loại đều có tính năng riêng nhưng thông thường, lá tre được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong một bài thuốc chữa cảm dân gian, cái hương vị ngọt ngọt, man mát của lá tre là một hương vị không thể thiểu trong các nồi xông. Nó đã góp phần giúp cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái hơn.

ở đâu tre cũng xanh tươi cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu. Tre đã trở thành biểu tượng để nói về con người Việt Nam với khí phách hiên ngang và cho dù ở bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua.

Trong những câu ca dao, dân ca, tục ngữ, người dân Việt Nam hay lấy hình tượng tre để nói về sự kế tục giữa các thế hệ: tre già thì măng mọc. Các em như những lớp măng non luôn vươn lên trong sự bao bọc, dẫn dắt của thế hệ đi trước. Rồi đây, các em sẽ lớn lên, vươn cao hơn, sẽ trở thành những người công dân có ích để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn .

Chọn tập
Bình luận
× sticky