Gợi ý:
* Tinh thần chiến đấu dũng cảm
– Mình nghĩ nên phân tích thêm hoàn cảnh sống và chiến đấu: Cô sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi đây, tưởng như sự sống đã bị hủy diệt, khi mà đường đất thì bị bom đánh lở loét trắng đỏ lẫn lộn, cây cối bị tước cháy khô, thì lại là nơi tràn trề sinh khí từ những cô gái trẻ. Công việc của các cô chính là đo khối lượng đất đá để lấp vào những hố bom, nếu cần thiết, các cô sẽ phá bom. Rõ ràng đó là những công việc nguy hiểm, luôn luôn cận kề cái chết. Phương Định kể rằng có những ngày các cô phá tới 5 quả bom, trong đó thì “thần chết là một tay không thích đùa”, có lúc thì “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu”. Nhưng cô vẫn thấy được sự thú vị.
=>> sự dũng cảm, phân tích thêm
– Có một vết thương chưa lành miệng nhưng không muốn về quân y chữa trị bởi vì về quân y là phải bỏ lại nhiệm vụ, bỏ lại công việc và đồng đội => tinh thần trách nhiệm cao
– tư thế không đi khom => tư thế tuổi trẻ dũng cảm => tư thế dân tộc
– Phân tích lần phá bom:
+ Cô có những thao tác chuẩn xác => sự thuần thục do được tôi luyện, rèn luyện theo thời gian đã đi vào trong tiềm thức
+ Có cảm nhận rõ rệt về trái bom khi quả bom nóng lên, suy nghĩ cảm thấy mình làm còn chậm = > sự thúc giục bản thân hoàn thành công việc => tinh thần tự giác cùng đó là tinh thần trách nhiệm
+ Có nghĩ đến cái chết =>một cảm giác bình thường. Đặc biệt phân tích cái chết mờ nhạt=>một cái chết không rõ ràng, mờ mờ. Nhưng quan trọng là bom có nổ không? Nếu không nổ thì làm sao để châm lại => những suy nghĩ về công việc lấn át đi suy nghĩ về cái chết => tinh thần trách nhiệm cao hơn cái chết, cao hơn bản thân
+ Câu nói: “quen rồi”, “một ngày chúng tôi phá bom tới 5 lần”=>>sự bản lĩnh được tôi luyện. Đối mặt với tử thần một lần đã thật là khó khăn những các cô đã làm điều đó tróng một thời gian dài để ” quen rồi”.
+ Cô nghĩ phải đứng cẩn thận, không để cho mảnh bom ghim vào tay vì nếu như thế, cô sẽ không thể phá bom và phải về quân y nghỉ dưỡng. =>xa rời đồng đội và nhiệm vụ