Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu nhày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.

Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng , trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.

Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đái nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn.

Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên.

Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.
Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa.

Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…

Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu.

Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ – dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.  

Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu nhày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.

Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng , trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.

Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đái nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn.

Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên.

Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.
Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa.

Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…

Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu.

Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ – dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.  

Chọn tập
Bình luận
2880
× sticky