Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Văn Mẫu Lớp 9

Anh/ chị hãy tưởng tượng mình được gặp gỡ và trò chuyện với người chiến sĩ lái xe trong bài thơ ”bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Anh/ chị hãy kể lại buổi gặp gỡ đầy xúc động ấy

Tác giả: Sachvui.Com
Thể loại: Sách Giáo Khoa
Chọn tập

Hôm nay, nhân dịp kỉ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, em và các bạn trong lớp tổ chức đi thăm viện bảo tang quân đội để cùng ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Đến đây em và các bạn đã được xem những hiện vật và những thước phim tư liệu về thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt của dân tộc ta. Trong ngày hôm đấy cũng có đoàn khách đến thăm viện bảo tàng, đó là các bác cựu chiến binh.

Chúng em trò chuyện rất vui vẻ với các bác và tình cờ biết được các bác chính là những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Các bác trạc ngoài 60, mái đầu bạc trắng, làn da đồi mồi, hơi dám nắng, ánh mắt vẫn nhanh nhẹn. Khi thấy chúng em hứng thú với những kỉ vật ở bảo tàng, có một bác đến gần và nói:

– Các cháu có biết “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật không?

Chúng em đồng thanh trả lời:

– Chúng cháu có biết ạ!

Rồi bác giới thiệu bản thân mình:

– Bác tên là Chiến, là đội trưởng của tiểu đội xe!

Em nghĩ thầm:

– Sao hôm nay mình may thế, hôm qua vừa học “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” xong, mà hôm nay mình đã gặp cả tiểu đội xe!

Rồi chúng em đòi bác kể lại câu chuyện, bác vui vẻ kể lại:

– Cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các bác không còn kính nữa. Nhưng không phải vì thế mà các bác lùi bước, các bác vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.

Các cháu cứ tưởng tượng thế này nhé:

– Các cháu đang ngồi trong một chiếc xe, rồi xe cứ chạy với một tốc độ lớn, các cháu sẽ thấy con dường phía trước như chạy thẳng vào tim, rồi thì ôi thôi, nào là đất, là đá, là gió, là bụi, rồi chim chóc bay, có khi còn cảm thấy như cả sao trên trời cứ ùa vào buồng lái, vào cả mặt, cả người.

Bác còn kể với tôi rằng:

– Không có kính cũng thật bất tiện nhưng các bác vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen trở nên trắng xóa như người già, các bác cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.

Ôi! tiếng cười của của các bác sao thật nhẹ nhõm làm sao.

– Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo, mưa cứ tuôn cứ xối nhưng các bác vẫn chưa cần thay áo và cứ cố lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hang. Các bác nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào áo sẽ khô mau thôi. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên các bác nhưng các bác vẫn lạc quan, yêu đời. Trên những cung đường vận chuyển đó bác luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội cùng chung nhiệm vụ với mình. Có những bác còn, có những bác đã hy sinh vì tổ quốc. Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó, cái bắt tay qua những ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của các bác thắm thiết hơn. Rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua và còn có cả sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Bom đạn Mỹ có thể hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm.

Bác còn nói cho chúng em biết:

– Những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe có xước, những thiếu thốn này cũng không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về miền Nam ruột thịt.

Nghe bác kể, chúng em mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù cũng đâu có làm các bác nản chí, nản lòng.

Từ bây giờ khi nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước, em lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì tổ quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Em rất khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và em hiểu rằng thế hệ chúng em phải luôn ghi nhớ công ơn của họ.

Ông Chiến vừa kể xong câu chuyện của mình thì cũng là lúc lớp em tập hợp đễ chuẩn bị ra về. Chúng em đành phải chia tay với ông nhưng trong lòng ai cũng đều muốn ở lại để nghe thêm những câu chuyện của ông – những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Thông qua những câu chuyện ấy chúng em càng hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như sự hi sinh của những người chiến sĩ xưa. Sau ngày hôm nay em sẽ phấn đấu học tập hơn nữa để xây dựng đất nước và để xứng đáng với sự hi sinh cao cả của các bác, các anh.

Hôm nay, nhân dịp kỉ niệm 36 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, em và các bạn trong lớp tổ chức đi thăm viện bảo tang quân đội để cùng ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Đến đây em và các bạn đã được xem những hiện vật và những thước phim tư liệu về thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt của dân tộc ta. Trong ngày hôm đấy cũng có đoàn khách đến thăm viện bảo tàng, đó là các bác cựu chiến binh.

Chúng em trò chuyện rất vui vẻ với các bác và tình cờ biết được các bác chính là những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa. Các bác trạc ngoài 60, mái đầu bạc trắng, làn da đồi mồi, hơi dám nắng, ánh mắt vẫn nhanh nhẹn. Khi thấy chúng em hứng thú với những kỉ vật ở bảo tàng, có một bác đến gần và nói:

– Các cháu có biết “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật không?

Chúng em đồng thanh trả lời:

– Chúng cháu có biết ạ!

Rồi bác giới thiệu bản thân mình:

– Bác tên là Chiến, là đội trưởng của tiểu đội xe!

Em nghĩ thầm:

– Sao hôm nay mình may thế, hôm qua vừa học “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” xong, mà hôm nay mình đã gặp cả tiểu đội xe!

Rồi chúng em đòi bác kể lại câu chuyện, bác vui vẻ kể lại:

– Cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các bác không còn kính nữa. Nhưng không phải vì thế mà các bác lùi bước, các bác vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặn đường.

Các cháu cứ tưởng tượng thế này nhé:

– Các cháu đang ngồi trong một chiếc xe, rồi xe cứ chạy với một tốc độ lớn, các cháu sẽ thấy con dường phía trước như chạy thẳng vào tim, rồi thì ôi thôi, nào là đất, là đá, là gió, là bụi, rồi chim chóc bay, có khi còn cảm thấy như cả sao trên trời cứ ùa vào buồng lái, vào cả mặt, cả người.

Bác còn kể với tôi rằng:

– Không có kính cũng thật bất tiện nhưng các bác vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen trở nên trắng xóa như người già, các bác cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha.

Ôi! tiếng cười của của các bác sao thật nhẹ nhõm làm sao.

– Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo, mưa cứ tuôn cứ xối nhưng các bác vẫn chưa cần thay áo và cứ cố lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hang. Các bác nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào áo sẽ khô mau thôi. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên các bác nhưng các bác vẫn lạc quan, yêu đời. Trên những cung đường vận chuyển đó bác luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội cùng chung nhiệm vụ với mình. Có những bác còn, có những bác đã hy sinh vì tổ quốc. Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó, cái bắt tay qua những ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của các bác thắm thiết hơn. Rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe.Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua và còn có cả sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Bom đạn Mỹ có thể hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm.

Bác còn nói cho chúng em biết:

– Những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe có xước, những thiếu thốn này cũng không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về miền Nam ruột thịt.

Nghe bác kể, chúng em mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù cũng đâu có làm các bác nản chí, nản lòng.

Từ bây giờ khi nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước, em lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì tổ quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Em rất khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và em hiểu rằng thế hệ chúng em phải luôn ghi nhớ công ơn của họ.

Ông Chiến vừa kể xong câu chuyện của mình thì cũng là lúc lớp em tập hợp đễ chuẩn bị ra về. Chúng em đành phải chia tay với ông nhưng trong lòng ai cũng đều muốn ở lại để nghe thêm những câu chuyện của ông – những câu chuyện về cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Thông qua những câu chuyện ấy chúng em càng hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như sự hi sinh của những người chiến sĩ xưa. Sau ngày hôm nay em sẽ phấn đấu học tập hơn nữa để xây dựng đất nước và để xứng đáng với sự hi sinh cao cả của các bác, các anh.

Chọn tập
Bình luận